Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp gồm có những thành viên nào? Ai có thẩm quyền quy định Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp?
- Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp gồm có những thành viên nào? Danh sách Hội đồng thi tuyển do ai có thẩm quyền quyết định?
- Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp có những quyền hạn gì?
- Ai có thẩm quyền quy định Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp?
- Kiểm sát viên cao cấp không được làm những việc nào?
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp gồm có những thành viên nào? Danh sách Hội đồng thi tuyển do ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ khoản 1 Điều 87 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp như sau:
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
...
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp (Hình từ Internet)
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp có những quyền hạn gì?
Theo khoản 2 Điều 87 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp như sau:
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
...
2. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
...
Theo đó, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp có những quyền hạn sau đây:
- Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
- Công bố danh sách những người trúng tuyển;
- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
Ai có thẩm quyền quy định Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
...
3. Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp.
Kiểm sát viên cao cấp không được làm những việc nào?
Căn cứ Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Những việc Kiểm sát viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Như vậy, Kiểm sát viên cao cấp không được làm những việc sau đây:
- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
- Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục xét tặng danh hiệu 'Xã, phường, thị trấn tiêu biểu'? Đề nghị xét tặng danh hiệu cần những giấy tờ gì?
- Ùn tắc giao thông đường bộ là gì? Giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ như thế nào theo quy định mới?
- Thủ tục xét tặng danh hiệu Thôn, tổ dân phố văn hóa thế nào? Đề nghị xét tặng danh hiệu cần giấy tờ gì?
- Phân vùng môi trường như thế nào? Yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng môi trường được quy định như thế nào?
- Nhà thờ có được xem là cơ sở tôn giáo không? Ai có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo tại nhà thờ của tổ chức tôn giáo?