Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển có bao nhiêu thành viên? Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển có bao nhiêu thành viên?
- Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
- Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển được tổ chức định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển có bao nhiêu thành viên?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Điều lệ Quỹ Hợp tác và phát triển ban hành kèm theo Quyết định 784/QĐ-BNV năm 2011, có quy định về Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ có 03 (ba) thành viên gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên là các sáng lập viên thành lập Quỹ. Việc thay đổi tư cách thành viên Hội đồng do các sáng lập viên quyết định tùy theo tình hình thực tế. Khi một thành viên sáng lập do lý do sức khỏe hoặc do các lý do cá nhân khác không thể tham gia các hoạt động của Hội đồng, có thể ủy quyền cho một cá nhân khác thay mặt mình tham gia Hội đồng quản lý quỹ, việc ủy quyền này phải được 02 sáng lập viên còn lại nhất trí tán thành.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển có 03 thành viên gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên.
Quỹ Hợp tác và phát triển (Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ Quỹ Hợp tác và phát triển ban hành kèm theo Quyết định 784/QĐ-BNV năm 2011, có quy định về Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
…
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Bầu Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
b) Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng của Quỹ;
c) Quyết định tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động của Quỹ;
d) Quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động của Quỹ;
đ) Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ;
e) Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ;
g) Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ;
h) Đề xuất sửa đổi, bổ sung về giấy phép hoạt động và Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
i) Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Bầu Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ;
- Quyết định bổ nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng của Quỹ;
- Quyết định tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động của Quỹ;
- Quyết định phương hướng, kế hoạch hoạt động của Quỹ;
- Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu của Quỹ;
- Giám sát, kiểm tra các hoạt động của Quỹ;
- Phê duyệt định mức chi tiêu cho công tác quản lý Quỹ, kế hoạch tài chính, báo cáo quyết toán tài chính của Quỹ;
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung về giấy phép hoạt động và Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quyết định những vấn đề khác theo Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật.
Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Điều lệ Quỹ Hợp tác và phát triển ban hành kèm theo Quyết định 784/QĐ-BNV năm 2011, có quy định về Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Hội đồng quản lý Quỹ
…
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Quỹ và quyết định tất cả vấn đề liên quan đến Quỹ;
b) Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ 06 tháng một lần;
c) Nếu có vấn đề phát sinh, bất cứ thành viên nào trong Hội đồng quản lý Quỹ cũng có thể triệu tập họp Hội đồng bằng cách gửi thư thông báo trước ít nhất một tuần cho các thành viên còn lại:
d) Hội đồng quản lý Quỹ hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng phù hợp với các quy định về nguyên tắc điều hành quản lý Quỹ quy định tại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Hội đồng phù hợp với các quy định về nguyên tắc điều hành quản lý Quỹ quy định tại Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật.
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển được tổ chức định kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ Quỹ Hợp tác và phát triển ban hành kèm theo Quyết định 784/QĐ-BNV năm 2011, có quy định về các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ như sau:
Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ
1. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được tổ chức định kỳ 6 tháng một lần và có thể họp bất thường khi cần. Cuộc họp chỉ được tiến hành khi có đủ 03 thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham gia. Mỗi thành viên trong Hội đồng quản lý Quỹ có thể ủy quyền bằng văn bản để cử người đại diện tham gia vào cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ và biểu quyết thay mình trong phạm vi nội dung được ủy quyền. Các cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng chủ tọa hoặc trường hợp Chủ tịch vắng mặt thì phải ủy quyền cho Phó Chủ tịch làm chủ tọa. Các cuộc họp bất thường của Hội đồng quản lý Quỹ sẽ được triệu tập theo yêu cầu của Chủ tịch hoặc theo yêu cầu của tối thiểu 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.
2. Thông báo về cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ phải được gửi cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ ít nhất mười lăm ngày trước khi họp.
3. Hội đồng quản lý Quỹ thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản với điều kiện phải có từ hai phần ba số thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ trở lên tham gia biểu quyết tán thành. Mỗi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có một phiếu biểu quyết.
Như vậy, theo quy định trên thì các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ Hợp tác và phát triển được tổ chức định kỳ 6 tháng một lần và có thể họp bất thường khi cần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?