Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện bởi cơ quan nào, dựa trên nguyên tắc gì? Nếu những cơ quan đó vi phạm thì xử lý ra sao?
Hệ thống cơ quan thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định như thế nào?
Điều 49 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Điều 6, 7 Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng như sau:
Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
Trong đó:
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP)
2. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao (trừ các cuộc thanh tra do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này), thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP)
Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, hệ thống cơ quan thực hiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật sao cho đảm bảo được tính hiệu quả và thuận tiện trong quá trình tiến hành.
Thanh tra, giám sát ngân hàng
Việc thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện việc thanh tra, giám sát ngân hàng phải đảm bảo những nội dung sau:
- Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương.
- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.
- Thanh tra ngân hàng được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.
- Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
- Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.
- Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng.
- Nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Việc thanh tra, giám sát ngân hàng cần được đảm bảo tuân thu theo các nguyên tắc trên.
Trường hợp phát hiện sai phạm của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng thì xử lý ra sao?
Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy định các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng tùy theo mức độ an toàn, lành mạnh và vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng như sau:
- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu đối tượng giám sát ngân hàng thực hiện chế độ báo cáo theo yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền quyết định thành lập tổ giám sát đề theo dõi, giám sát đối tượng giám sát ngân hàng.
- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền đình chỉ, chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật và hoạt động gây mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
- Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc người được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát các giao dịch tiềm ẩn rủi ro và hạn chế tăng trưởng, mở rộng quy mô, các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ của người quản lý, người điều hành và xử lý cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây nguy cơ mất an toàn hoạt động cho đối tượng giám sát ngân hàng; kiến nghị cấp có thẩm quyền không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý bằng biện pháp khác đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật gây nguy cơ mất an toàn hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.
- Các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm mà đối tượng vi phạm là cơ quan thanh tra, giám sát sẽ được áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp.
Như vậy, việc thanh tra, giám sát đối với hoạt động ngân hàng là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, từ đó có thể kịp thời phát hiện ra các sai phạm và đề ra các biện pháp ngăn chặn, xử lý rủi ro thích hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?