Hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không? Kết quả hòa giải thành có bắt buộc lập thành văn bản?

Hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không? Kết quả hòa giải thành có bắt buộc lập thành văn bản? Việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành được quy định ra sao? câu hỏi của chị C (Nha Trang).

Việc hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không?

Hòa giải ở cơ sở được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
3. Các bên là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
4. Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật này để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
5. Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật này.

Dẫn chiếu đến Điều 23 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định như sau:

Kết thúc hòa giải
1. Các bên đạt được thỏa thuận.
2. Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.
3. Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

Theo đó, việc hòa giải ở cơ sở có thể kết thúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Các bên đạt được thỏa thuận.

- Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.

- Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả.

Như vậy việc hòa giải ở cơ sở vẫn có thể kết thúc ngay cả khi các bên chưa đạt được thỏa thuận nếu thuộc một trong hai trường hợp còn lại.

Hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không? Kết quả hòa giải thành có bắt buộc lập thành văn bản?

Hòa giải ở cơ sở chỉ kết thúc khi các bên đạt được thỏa thuận đúng không? Kết quả hòa giải thành có bắt buộc lập thành văn bản? (hình từ internet)

Kết quả hòa giải thành có bắt buộc lập thành văn bản hay không?

Việc hòa giải thành được quy định tại Điều 24 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:

Hòa giải thành
1. Hòa giải thành là trường hợp các bên đạt được thỏa thuận.
2. Các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ tiến hành hòa giải;
b) Thông tin cơ bản về các bên;
c) Nội dung chủ yếu của vụ, việc;
d) Diễn biến của quá trình hòa giải;
đ) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
g) Phương thức, thời hạn thực hiện thỏa thuận;
h) Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của hòa giải viên.

Theo đó, kết quả hòa giải thành không bắt buộc lập thành văn bản nếu các bên không có nhu cầu.

Việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành trong hòa giải ở cơ sở được quy định ra sao?

Việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành và theo dõi đôn đốc thực hiện kết quả hòa giải thành được quy định tại Điều 25 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và Điều 26 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:

Điều 25. Thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
1. Các bên có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành.
2. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên.
Điều 26. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành
Hòa giải viên có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết; kịp thời thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác Mặt trận những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện.

Như vậy, việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành trong hòa giải ở cơ sở được thực hiện như tại quy định trên.

Lưu ý: Với trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận thì xử lý theo quy định tại Điều 27 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 15/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Điều 27. Hòa giải không thành
Hòa giải không thành là trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận.
Trong trường hợp này, các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Giải quyết trường hợp hòa giải không thành
1. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và cả hai bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, thì hòa giải viên tiếp tục tiến hành hòa giải.
2. Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải, nhưng có căn cứ cho rằng việc tiếp tục hòa giải không thể đạt kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 của Luật hòa giải ở cơ sở và hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải không thành, thì hòa giải viên lập văn bản, ghi rõ thông tin cơ bản về các bên; nội dung chủ yếu của vụ, việc; yêu cầu của các bên; lý do hòa giải không thành; chữ ký của hòa giải viên.
Hòa giải ở cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải thì kết quả hoạt động hòa giải của năm được tính từ thời điểm nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho hòa giải viên gặp tai nạn khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở bao gồm những gì? Nộp hồ sơ tại đâu?
Pháp luật
Mức chi thù lao và các khoản hỗ trợ khác đối với hòa giải viên thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở là bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ hòa giải ở cơ sở phải trả thù lao cho hòa giải viên theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian nào?
Pháp luật
Hòa giải viên khi xác định phạm vi hòa giải ở cơ sở có được quyền đề nghị công chức Tư pháp Hộ tịch hướng dẫn hay không?
Pháp luật
Hòa giải ở cơ sở có hòa giải vụ việc về ly hôn hay không? Khi ly hôn thì có bắt buộc hòa giải ở cơ sở là Ủy ban nhân dân xã, phường không?
Pháp luật
Hàng xóm xả nước sinh hoạt gây mất vệ sinh chung thì có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không?
Pháp luật
Hòa giải ở cơ sở có áp dụng trong trường hợp hàng xóm mâu thuẫn với nhau về giờ giấc sinh hoạt không?
Pháp luật
Hòa giải ở cơ sở có áp dụng đối với trường hợp hàng xóm thường xuyên mâu thuẫn do tình tính không hợp hay không?
Pháp luật
Có được mời hòa giải viên hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp về chia tài sản chung giữa vợ và chồng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải ở cơ sở
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,276 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải ở cơ sở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào