Xả rác xuống sông sau khi cúng ông Công, ông Táo có thể bị phạt đến 2 triệu đồng đúng không?
Xả rác xuống sông lúc cúng ông Công, ông Táo có thể bị phạt lên đến 2 triệu đồng có đúng không?
Hàng năm, theo quan niệm của người Việt thì đúng vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời. Vào ngày này khi thực hiện nghi thức cúng ông Công ông Táo về trời, rất nhiều người dân xả rác bừa bãi, mà phổ biến là tình trạng tiện tay vứt túi nilong xuống ao, hồ sau khi thả cá chép.
Hành vi xả rác xuống sông lúc cúng ông Công, ông Táo là hành vi thiếu văn minh và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.
Như vậy, đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Theo đó, khi cúng ông Công ông Táo mà vứt túi ni lông, xả rác xuống sông có thể được xem là thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông,.. và có thể bị phạt lên đến 2.000.000 đồng.
Tuy nhiên, nếu hành vi nêu trên là việc vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Xả rác xuống sông sau khi cúng ông Công, ông Táo có thể bị phạt đến 2 triệu đồng đúng không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp nào thì có quyền xử phạt người dân có hành vi xả rác xuống sông?
Căn cứ Điều 56 Nghị định 45/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh đều là chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vứt, bỏ rác thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại dịch vụ hoặc nơi công cộng, trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị
Đốt vàng mã cúng ông Công, ông Táo cần lưu ý những quy định nào của pháp luật?
(1) Lưu ý đốt vàng mã đúng nơi quy định:
- Trước đây, tại khoản 5 Điều 2 Phụ lục 01 ban hành Thông tư 02/2016/TT-BXD thì đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Tuy nhiên quy định này hiện hành đã bị bãi bỏ mà thay vào đó quy định mới cho phép Hội nghị nhà chung cư có thể xem xét và quyết định có cấm hay không cấm hành vi đốt vàng mã.
- Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
Theo đó, nếu đốt vàng mã không đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
(2) Lưu ý quy định về phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện tử
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào những nơi có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt hoặc các thiết bị điện, điện tử ở những nơi có quy định cấm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi đốt vàng mã cúng ông Công, ông Táo người dân cần ý các quy định về phòng cháy và chữa cháy. Trường hợp vi phạm về nguồn lửa, nguồn nhiệt, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt thì người dân có thể bị xử phạt với các mức phạt tiền nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?