Vụ kiện chống bán phá giá được hiểu là gì? Kiện chống bán phá giá có được tiến hành theo thủ tục tố tụng tại Việt Nam hay không?
Vụ kiện chống bán phá giá được hiểu là gì? Kiện chống bán phá giá có được tiến hành theo thủ tục tố tụng hay thủ tục hành chính?
Vụ kiện chống bán phá giá là thuật ngữ trong thương mại quốc tế. Bản chất đây là quá trình yêu cầu điều tra, kết luận, áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Vụ kiện chống bán phá giá được tiến hành để giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa các bên là ngành sản xuất nội địa và doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nước ngoài.
Tại Việt Nam, quá trình giải quyết vụ kiện chống bán phá giá được thực hiện theo thủ tục hành chính mà không phải là thủ tục tố tụng.
Cụ thể, căn cứ Điều 78 đến Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương 2017, quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá được tiến hành bao gồm các bước:
(i) Đơn kiện,
(ii) Quyết định khởi xướng điều tra ;
(iii) Điều tra sơ bộ ;
(iv) Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo Biện pháp tạm thời) ;
(v) Điều tra cuối cùng ;
(vi) Kết luận cuối cùng (có hoặc không áp dụng Thuế chống bán phá giá);
(vii) Các hình thức rà soát lại (quyết định gia hạn hoặc không gia hạn thực hiện các biện pháp chống bán phá giá).
Vụ kiện chống bán phá giá được hiểu là gì? Kiện chống bán phá giá có được tiến hành theo thủ tục tố tụng tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
Trong đó, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất;
- Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc;
- Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng chính; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
- Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
- Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
- Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
- Thông tin về nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của hàng hóa bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm danh sách cụ thể của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu;
- Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
Thẩm quyền quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thuộc về ai?
Căn cứ khoản 3 Điều 79 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra vụ việc chống bán phá giá
Đồng thời, về thẩm quyền áp thuế chống bán phá giá, căn cứ khoản 3 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định Bộ Công thương có quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?