Cam kết khắc phục việc bán phá giá thì có bị đánh thuế chống bán phá giá hay không? Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam là gì?

Có phải đã cam kết khắc phục việc bán phá giá thì không bị đánh thuế chống bán phá giá hay không? - Câu hỏi của chị Hồng tại Long An.

Bán phá giá trong thương mại quốc tế được hiểu như thế nào? Biện pháp nào được sử dụng để triệt tiêu việc bán phá giá?

Căn cứ khoản 1 Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994 có quy định về việc bán phá giá như sau:

Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng
1. Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản phẩm được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hoá đó nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác
(a) thấp hơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc
(b) trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức
(i) giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường, hoặc
(ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận.
Trong mỗi trường hợp trên, sẽ có xem xét điều chỉnh một cách thoả đáng đối với các khác biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng, khác biệt về chế độ thuế hay những sự chênh lệch khác có tác động tới việc so sánh giá.

Như vậy với cách xác định nêu trên, bán phá giá là trường hợp bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thông thường và có thể gây thiệt hại đến thị trường của nước nhập khẩu.

Nhằm mục đích triệt tiêu hay ngăn ngừa việc bán phá giá, Hiệp định 261/WTO/VB về Chống bán phá giá -Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994 và được cụ thể tại khoản 3 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

+ Áp dụng thuế chống bán phá giá;

+ Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

Có phải đã cam kết khắc phục việc bán phá giá thì không bị đánh thuế chống bán phá giá hay không?

Cam kết khắc phục việc bán phá giá thì có bị đánh thuế chống bán phá giá hay không? Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam là gì?

Căn cứ Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017, điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

- Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017;

+ Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

+ Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

- Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

- Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Có phải đã cam kết khắc phục việc bán phá giá thì không bị đánh thuế chống bán phá giá tại Việt Nam hay không?

Về nguyên tắc biện pháp cam kết khắc phục việc bán phá giá là biện pháp thay thế biện pháp áp thuế chống bán phá giá.

Tuy nhiên, khi các bên đã cam kết không thực hiện theo đúng những gì đã thỏa thuận thì được xác định là vi phạm cam kết và bị hủy bỏ thực hiện cam kết.

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định:

Áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp sau khi hủy bỏ thực hiện cam kết
...
2.Trong trường hợp việc hủy bỏ thực hiện cam kết thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 42 của Nghị định này, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời căn cứ trên kết luận sơ bộ.
b) Trong trường hợp việc hủy bỏ cam kết diễn ra trong giai đoạn biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đang được áp dụng, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hủy bỏ thực hiện cam kết và thông báo cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức căn cứ trên kết luận cuối cùng.

Như vậy, thuế chống bán phá giá vẫn được áp dụng dù trước đó các bên đã có cam kết khắc phục, do cam kết này đã bị hủy bỏ.

Chống bán phá giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chống bán phá giá là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại đúng không? Thời điểm được áp dụng chống bán phá giá?
Pháp luật
Thuế chống bán phá giá là gì? Mức thuế chống bán phá giá và thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá?
Pháp luật
Ai là người có quyền quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với bàn ghế Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam?
Pháp luật
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tại Việt Nam là gì?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền đề nghị khởi xướng điều tra vụ việc chống bán phá giá tại Việt Nam theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Vụ kiện chống bán phá giá được hiểu là gì? Kiện chống bán phá giá có được tiến hành theo thủ tục tố tụng tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Cam kết khắc phục việc bán phá giá thì có bị đánh thuế chống bán phá giá hay không? Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam là gì?
Pháp luật
Hàng hóa có thể bị đánh thuế chống bán phá giá trong bao lâu? Quyết định gia hạn thuế chống bán phá giá có phải căn cứ vào kết quả rà soát cuối kỳ hay không?
Pháp luật
Chống bán phá giá là gì? Ai có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá? Trường hợp bán phá giá có bị phạt không?
Pháp luật
Tổ chức rà soát lần 02 việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống bán phá giá
1,104 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống bán phá giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào