Vụ án hành chính bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01/7/2016 thì áp dụng quy định nào để giải quyết?
- Vụ án hành chính bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01/7/2016 thì áp dụng quy định nào để giải quyết?
- Thủ tục xét xử phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính từ ngày 01/7/2016 được thực hiện thế nào?
- Xử lý trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện vụ án hành chính tại phiên toàn phúc thẩm như thế nào?
Vụ án hành chính bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01/7/2016 thì áp dụng quy định nào để giải quyết?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 104/2015/QH13 quy định như sau:
Điều 1
Kể từ ngày Luật tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
...
2. Đối với những vụ án hành chính đã được Tòa án xét xử theo thủ tục sơ thẩm trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà có kháng cáo, kháng nghị, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì áp dụng quy định của Luật này để giải quyết;
Theo như quy định trên thì những vụ án hành chính đã được Tòa án xét xử theo thủ tục sơ thẩm nhưng bị kháng cáo, kháng nghị và từ ngày 01/7/2016 mới bắt đầy xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì sẽ áp dụng quy định của Luật Tố tụng Hành chính 2015.
Theo đó, những vụ án hành chính xét xử theo thủ tục sơ thẩm mà bị kháng cáo, kháng nghị nhưng đã bắt đầu xét xử theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01/7/2016 thì sẽ áp dụng quy định của Luật Tố tụng Hành chính 2010.
Vụ án hành chính bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trước ngày 01/7/2016 thì áp dụng quy định nào để giải quyết?
Thủ tục xét xử phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính từ ngày 01/7/2016 được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Điều 233 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Thủ tục xét xử phúc thẩm
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa, thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, thủ tục công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm, nghị án và tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện tương tự thủ tục xét xử sơ thẩm theo quy định của Luật này.
2. Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
3. Chủ tọa phiên tòa hỏi về vấn đề sau đây:
a) Hỏi người khởi kiện có rút đơn khởi kiện hay không;
b) Hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không;
c) Hỏi đương sự có thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
4. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Kiểm sát viên rút một phần kháng nghị thì Tòa án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên bổ sung nội dung mới không thuộc phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu thì Tòa án không xem xét nội dung đó.
5. Việc hỏi đương sự, Kiểm sát viên về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được Chủ tọa phiên tòa thực hiện như sau:
a) Hỏi người khởi kiện có rút đơn khởi kiện hay không;
b) Hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không.
6. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên phát biểu quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định của bản án sơ thẩm bị kháng nghị.
Theo như quy định trên thì thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hành chính sẽ thực hiện theo các trình tự như sau:
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa
- Công bố nội dung vụ án hành chính, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị
- Hỏi các vần đề về việc rút đơn khởi kiện; thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
- Hỏi đương sự có thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án hành chính hay không
Xử lý trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện vụ án hành chính tại phiên toàn phúc thẩm như thế nào?
Căn cứ vào Điều 234 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện;
b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
Như vậy, trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện vụ án hành chính trước khi mở phiên tòa phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm thì sẽ xử lý như sau:
- Trước tiên, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý về việc rút đơn khởi kiện vụ án hành chính hay không.
- Sau đó, Hội đồng xét xử căn cứ vào từng trường hợp mà giải quyết như sau:
+ Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện;
+ Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ung thư cổ tử cung là gì? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm đến tính mạng không? Nguyên nhân tiên phát của ung thư cổ tử cung?
- Tháng Giêng là tháng mấy 2025? Tháng Giêng âm lịch 2025 có bao nhiêu ngày? Tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?
- Mẫu Báo cáo về tổ chức hoạt động của quỹ từ thiện mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo?
- Quy định về Kích thước Gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn 2025? Lỗi có gương chiếu hậu xe máy nhưng không có tác dụng theo Nghị định 168 là gì?
- Công nhận sáng kiến trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam với đối tượng và điều kiện thế nào?