Trong vụ án hành chính, mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) là mẫu nào?
- Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) trong vụ án hành chính?
- Cách viết mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) trong vụ án hành chính như thế nào?
- Tòa án hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính trong trường hợp nào?
Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) trong vụ án hành chính?
Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) trong vụ án hành chính được quy định là Mẫu số 56-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán)
Trong vụ án hành chính, mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cách viết mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) trong vụ án hành chính như thế nào?
Căn cứ Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP, mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (dành cho Thẩm phán) trong vụ án hành chính được hướng dẫn viết như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐ-BPKCTT).
(3) Nếu trong quá trình giải quyết vụ án (thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính) thì ghi khoản 1; nếu trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính) thì ghi khoản 2.
(4) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu (ví dụ: “Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính” hoặc “Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định”).
(5) và (6) Ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(7) và (8) Ghi địa vị tố tụng của người làm đơn trong vụ án cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
(9) và (10) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(11) Ghi địa vị tố tụng của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
(12) Ghi biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể đã được ghi trong đơn yêu cầu.
(13) Ghi lý do tương ứng quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính. Ví dụ: “để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự” hoặc “để bảo vệ chứng cứ” hoặc “để bảo đảm việc thi hành án” (khoản 1 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính); “do tình thế khẩn cấp” hoặc “cần phải bảo vệ ngay bằng chứng” hoặc “ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra” (khoản 2 Điều 66 của Luật tố tụng hành chính).
(14) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể quy định tại Điều nào của Luật tố tụng hành chính thì ghi Điều đó (ví dụ: áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính thì ghi Điều 70).
(15) Ghi quyết định cụ thể của Tòa án (ví dụ: nếu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc quy định tại Điều 69 của Luật tố tụng hành chính thì ghi: “Buộc ông Nguyễn Văn A phải tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với chị Nguyễn Thị B).
Tòa án hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính trong trường hợp nào?
Việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án hành chính được quy định tại Điều 74 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Theo yêu cầu của đương sự, Tòa án xem xét, quyết định thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng khi xét thấy không còn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác.
2. Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;
b) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
c) Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
d) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật này;
đ) Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 của Luật này.
3. Thủ tục thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
Như vậy, Tòa án ra quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng;
- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
- Vụ án đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện;
- Vụ án được đình chỉ theo quy định tại Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?
- Kịch bản chương trình tổng kết chi bộ cuối năm? Tổ chức cơ sở đảng có bao nhiêu đảng viên thì lập chi bộ cơ sở?
- Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu thông dụng nhất hiện nay? Tải về ở đâu? Biên bản nghiệm thu là gì?
- Mẫu Báo cáo tổng hợp thu ngân sách nhà nước về thuế chuyên thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mới nhất?
- Lớp cảm tình Đảng là gì? Điều kiện để học lớp cảm tình Đảng? Những nội dung cần nắm khi học lớp cảm tình Đảng?