Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu thông dụng nhất hiện nay? Tải về ở đâu? Biên bản nghiệm thu là gì?
Biên bản nghiệm thu là gì?
Biên bản nghiệm thu là văn bản được lập ra để ghi nhận việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận một công việc, sản phẩm, dịch vụ hoặc công trình đã được hoàn thành theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn hoặc hợp đồng đã thỏa thuận giữa các bên.
Đây là căn cứ quan trọng để chính thức chuyển giao kết quả công việc và tiếp tục các bước liên quan như thanh toán, bàn giao, hoặc đưa vào sử dụng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu thông dụng nhất hiện nay? Tải về ở đâu? Biên bản nghiệm thu là gì? (Hình từ Internet)
Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu thông dụng? Nghiệm thu công việc xây dựng có phải là yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình?
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu công trình
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu hàng hóa/dịch vụ
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
Nghiệm thu công việc xây dựng có phải là yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình?
Căn cứ Điều 111 Luật Xây dựng 2014, yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình bao gồm:
(1) Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
(3) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
(4) Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
(5) Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
(6) Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.
Như vậy, nghiệm thu công việc xây dựng là một trong các yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình theo quy định pháp luật.
Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm những gì? Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định nào?
Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 123 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, việc nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm:
- Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định nào?
Căn cứ Điều 124 Luật Xây dựng 2014 (được bổ sung bởi điểm a khoản 46 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định như sau:
Bàn giao công trình xây dựng
1. Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau:
a) Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
c) Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.
...
Như vậy, có thể thấy Việc bàn giao công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Đã thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;
- Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?