Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình? Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình là gì?
- Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình là gì?
- Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình? Nhà thầu thiết kế xây dựng lập và bàn giao quy trình bảo trì công trình xây dựng trước hay sau khi nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng?
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành?
Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình là gì?
Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình được hiểu là sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu đạt yêu cầu.
Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình là biên bản được lập ra khi thực hiện hoạt động nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình được sử dụng để ghi nhận lại hoạt động nghiệm thu thiết kê xây dựng công trình. Trong biên bản thể hiện các nội dung về thiết kế công trình nghiệm thu, đánh giá hồ sơ thiết kế,…
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình? Biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình? Nhà thầu thiết kế xây dựng lập và bàn giao quy trình bảo trì công trình xây dựng trước hay sau khi nghiệm thu công trình xây dựng đưa vào sử dụng?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các quy định pháp luật liên quan không quy định cụ thể Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
Có thể tham khảo Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Quy trình bảo trì công trình xây dựng
...
2. Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
...
Theo đó, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng.
Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành?
Theo khoản 6 Điều 29 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng như sau:
Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng
...
5. Xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng:
a) Khi kết thúc thời gian bảo hành, nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị lập báo cáo hoàn thành công tác bảo hành gửi chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận hoàn thành việc bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu bằng văn bản và hoàn trả tiền bảo hành (hoặc giải tỏa thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng có giá trị tương đương) cho các nhà thầu trong trường hợp kết quả kiểm tra, nghiệm thu việc thực hiện bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị tại khoản 4 Điều này đạt yêu cầu;
b) Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tham gia xác nhận hoàn thành bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu cung ứng thiết bị khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
6. Nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình và các nhà thầu khác có liên quan chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
7. Đối với công trình nhà ở, nội dung, yêu cầu, trách nhiệm, hình thức, giá trị và thời hạn bảo hành thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Theo đó, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần công việc do mình thực hiện kể cả sau thời gian bảo hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công thức điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng theo phương pháp bù trừ trực tiếp mới nhất hiện nay?
- Có Bắn pháo hoa Tết dương lịch không? Thẩm quyền quyết định việc Bắn pháo hoa Tết dương lịch thế nào?
- Mẫu giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình mới nhất? Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng được quy định thế nào?
- Chi sinh hoạt phí đào tạo ngắn hạn cho lưu học sinh Lào và Campuchia học tập tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác Lênin? Đối tượng của Kinh tế chính trị Mác Lê nin là gì?