Việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được thực hiện dựa trên căn cứ như thế nào?
Việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được thực hiện dựa trên căn cứ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 25/2020/TT-BQP quy định như sau:
Đối tượng, căn cứ xây dựng TCVN/QS
...
2. Căn cứ để xây dựng TCVN/QS, gồm:
a) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
b) Tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc tính năng chiến kỹ thuật của vũ khí trang bị mua sắm nhập khẩu, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt;
c) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật sản phẩm quốc phòng được phê duyệt Dấu B theo quy định của Bộ Quốc phòng;
d) Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
đ) Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, giám định.
Như vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được thực hiện dựa trên căn cứ như sau:
- Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
- Tiêu chuẩn, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất hoặc tính năng chiến kỹ thuật của vũ khí trang bị mua sắm nhập khẩu, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng phê duyệt;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật sản phẩm quốc phòng được phê duyệt Dấu B theo quy định của Bộ Quốc phòng;
- Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
- Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, kiểm tra, thử nghiệm, giám định.
Thời gian thẩm định hồ sơ tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 25/2020/TT-BQP quy định nội dung này như sau:
Trình tự xây dựng, thẩm định, ban hành TCVN/QS
...
2. Thẩm định hồ sơ TCVN/QS
a) Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng xem xét hồ sơ TCVN/QS đề nghị thẩm định; trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư này, phải có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS hoàn thiện.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ TCVN/QS. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng; Thư ký Hội đồng là cán bộ Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng; Thành viên tham dự Hội đồng gồm đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan và các chuyên gia (nếu có).
Nội dung thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Điều 4 Thông tư này.
Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng có mặt.
Biên bản thẩm định của Hội đồng được gửi đến cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS và các cơ quan, đơn vị liên quan;
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được Biên bản thẩm định, Ban Biên soạn nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện TCVN/QS, lập hồ sơ, trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS gửi Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng;
c) Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng lập hồ sơ dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn gửi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thẩm định; phối hợp với Ban Biên soạn, cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ TCVN/QS, báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo quy định.
Như vậy, Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng xem xét hồ sơ TCVN/QS đề nghị thẩm định; trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 25/2020/TT-BQP, phải có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS hoàn thiện.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ TCVN/QS. Thành phần Hội đồng thẩm định, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng; Thư ký Hội đồng là cán bộ Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng; Thành viên tham dự Hội đồng gồm đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan và các chuyên gia (nếu có).
Nội dung thẩm định thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Điều 4 Thông tư 25/2020/TT-BQP.
Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và phải có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng có mặt.
Biên bản thẩm định của Hội đồng được gửi đến cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS và các cơ quan, đơn vị liên quan;
+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được Biên bản thẩm định, Ban Biên soạn nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện TCVN/QS, lập hồ sơ, trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS gửi Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng;
- Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng lập hồ sơ dự thảo Thông tư ban hành Tiêu chuẩn gửi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thẩm định; phối hợp với Ban Biên soạn, cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng TCVN/QS nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ TCVN/QS, báo cáo Tổng Tham mưu trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo quy định.
Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng gồm những loại nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2020/TT-BQP quy định về nội dung này như sau:
- Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng bao gồm một hoặc kết hợp các loại sau:
+ Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định, quy phạm chung cho một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động quân sự, quốc phòng;
+ Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa, ký hiệu sử dụng trong các ngành, chuyên ngành trong Quân đội;
+ Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về chỉ tiêu, mức chỉ tiêu, yêu cầu đối với vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng;
+ Tiêu chuẩn phương pháp quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp thử, phương pháp kiểm tra, phương pháp phân tích, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng, công trình quốc phòng;
+ Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng;
+ Tiêu chuẩn toàn diện quy định yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, phương pháp kiểm tra và các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng quốc phòng;
+ Tiêu chuẩn phân cấp chất lượng quy định các yêu cầu về hồ sơ, lý lịch, thời gian sử dụng, tính đồng bộ và chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng với từng cấp chất lượng đối với vũ khí trang bị, sản phẩm quốc phòng, công trình quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?