Việc điều tra, xác minh, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài được quy định như thế nào?
- Việc điều tra, xác minh, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài được quy định như thế nào?
- Hồ sơ người sử dụng lao động bắt buộc phải lưu giữ liên quan đến vụ tai nạn lao động bao gồm những gì?
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động bào gồm những điều kiện gì?
Việc điều tra, xác minh, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc khai báo, điều tra, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài:
- Ngoài việc phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại, người sử dụng lao động, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn phải thực hiện việc khai báo, Điều tra, báo cáo theo quy định tại Điều này khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động trong các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đi làm việc theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Người lao động Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài do người sử dụng lao động giao phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam đối với các công việc sau đây: tham dự hội nghị, hội thảo, học tập ngắn hạn, nghiên cứu thực tế ở nước ngoài.
- Việc khai báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP được quy định như sau:
+ Khi xảy ra tai nạn lao động thì người bị nạn hoặc người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cùng với nạn nhân biết sự việc phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết.
+ Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được tin báo tai nạn, phải khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động; nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
- Việc điều tra, xác minh đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP được quy định như sau:
+ Người lao động Việt Nam bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao tại địa Điểm và thời gian hợp lý thì được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
+ Đối với các vụ tai nạn lao động chết người hoặc làm từ hai người bị thương nặng trở lên xảy ra cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trong thời hạn 05 ngày kể từ khi kết thúc Điều tra, người sử dụng lao động phải cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cho Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở Việt Nam tại nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động để xem xét và lập biên bản xác minh tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Việc điều tra, xác minh, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ người sử dụng lao động bắt buộc phải lưu giữ liên quan đến vụ tai nạn lao động bao gồm những gì?
Tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ liên quan đến vụ tai nạn lao động mà người sử dụng lao động cần phải lưu trữ bao gồm:
- Quyết định của cơ sở cử người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Bản dịch và bản sao sơ đồ hiện trường của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; ảnh hiện trường; ảnh nạn nhân.
- Bản dịch có chứng thực và bản sao biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích.
- Bản dịch có chứng thực biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
- Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng nhận tai nạn của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy chứng thương của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy chứng thương của cơ sở y tế Việt Nam.
- Bản dịch có chứng thực và bản sao giấy ra viện của cơ sở y tế nước ngoài hoặc giấy ra viện của cơ sở y tế Việt Nam, nếu điều trị ở Việt Nam.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động bào gồm những điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015;
- Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 3 2 2025? Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì được trao huy hiệu?
- Quyết định 88/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng? Quy tắc ứng xử cho trẻ em thế nào?