Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định dựa trên căn cứ nào?
- Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định dựa trên căn cứ nào?
- Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định thế nào?
- Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn cách xếp lương công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ra sao?
Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT, quy định căn cứ xác định vị trí việc làm như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm
Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Liên hệ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì việc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định dựa trên các căn cứ sau:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được xác định dựa trên căn cứ nào? (Hình từ internet)
Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT quy định mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch động vật
a) Kiểm dịch viên chính động vật
Mã số: 09.315
b) Kiểm dịch viên động vật
Mã số: 09.316
c) Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật
Mã số: 09.317
2. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật
a) Kiểm dịch viên chính thực vật
Mã số: 09.318
b) Kiểm dịch viên thực vật
Mã số: 09.319
c) Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật
Mã số: 09.320
3. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát đê điều
a) Kiểm soát viên chính đê điều
Mã số: 11.081
b) Kiểm soát viên đê điều
Mã số: 11.082
c) Kiểm soát viên trung cấp đê điều
Mã số: 11.083
4. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm
a) Kiểm lâm viên chính
Mã số: 10.225
b) Kiểm lâm viên
Mã số: 10.226
c) Kiểm lâm viên trung cấp
Mã số: 10.228
5. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm ngư
a) Kiểm ngư viên chính
Mã số: 25.309
b) Kiểm ngư viên
Mã số: 25.310
c) Kiểm ngư viên trung cấp
Mã số: 25.311
6. Các ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư
a) Thuyền viên kiểm ngư chính
Mã số: 25.312
b) Thuyền viên kiểm ngư
Mã số: 25.313
c) Thuyền viên kiểm ngư trung cấp
Mã số: 25.314
Như vậy, mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như đã nêu trên. Theo đó, sẽ có 6 nhóm ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm:
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch động vật
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch thực vật
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát đê điều
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm
- Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm ngư
- Các ngạch công chức chuyên ngành thuyền viên kiểm ngư
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT, tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lỗi sống của công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm có như sau:
- Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trung thành với Tổ quốc và tuân thủ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên, gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân.
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đạo đức công vụ và trình độ, năng lực.
Hướng dẫn cách xếp lương công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ra sao?
Tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT, các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định sẽ áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 17/2013/NĐ-CP) như sau:
- Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
- Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
- Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
- Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Thông tư 06/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?