Từ 10/6/2022, tiêu chuẩn kỹ thuật viên kiểm dịch động vật có bắt buộc phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc 1 hay không?
- Chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật (mã số: 09.317) theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Tiêu chuẩn ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật được quy định như thế nào tại Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT?
- Từ 10/6/2022, kỹ thuật viên kiểm dịch động vật có bắt buộc phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc 1 hay không?
Chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật (mã số: 09.317) theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định về ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật (mã số: 09.317) như sau:
Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật (mã số: 09.317)
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp thực hiện nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật theo quy định đã ban hành.
2. Nhiệm vụ
a) Hỗ trợ Kiểm dịch viên động vật kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật;
b) Kiểm tra, theo dõi tình trạng lâm sàng đối với động vật, thực trạng hàng hóa, cảm quan đối với sản phẩm động vật;
c) Thực hiện phòng, điều trị bệnh động vật trong thời gian cách ly kiểm dịch hoặc cách ly động vật mắc bệnh tại các cơ sở giết mổ động vật;
d) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
đ) Giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong thời gian cách ly kiểm dịch; trong quá trình giết mổ động vật hoặc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
e) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc pha chế các dung dịch thuốc khử trùng, tiêu độc và phun thuốc khử trùng, tiêu độc theo chỉ định.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được nội dung cơ bản của Pháp luật về thú y hiện hành trong lĩnh vực đảm nhiệm;
b) Nắm được các quy trình kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ được giao;
c) Nhận biết được các bệnh thông thường, các biểu hiện khác thường đối với sản phẩm động vật;
d) Hiểu rõ tính chất, tác dụng của từng loại thuốc phòng, điều trị bệnh, thuốc khử trùng, tiêu độc;
đ) Biết giám sát cách ly kiểm dịch, ghi chép kết quả, nhật ký thí nghiệm;
e) Có khả năng điều trị được các bệnh thông thường của động vật.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành thú y hoặc bệnh học thủy sản, chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành đào tạo khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Theo đó, kỹ thuật viên kiểm dịch động vật là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp thực hiện nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật theo quy định đã ban hành.
Tiêu chuẩn ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật được quy định như thế nào tại Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT quy định về ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật như sau:
Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật
1. Chức trách Là công chức thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
2. Nhiệm vụ
a) Hỗ trợ kiểm dịch viên động vật kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật.
b) Kiểm tra, theo dõi lâm sàng đối với động vật, thực trạng hàng hóa, cảm quan đối với sản phẩm động vật.
c) Thực hiện phòng, điều trị bệnh động vật trong thời gian cách ly kiểm dịch hoặc cách ly động vật mắc bệnh tại các cơ sở giết mổ động vật.
d) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
đ) Giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong thời gian cách ly kiểm dịch, trong quá trình giết mổ động vật hoặc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật.
e) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc pha chế các dung dịch thuốc khử trùng, tiêu độc và phun thuốc khử trùng, tiêu độc theo chỉ định, quy định.
g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nắm được nội dung cơ bản của pháp luật về thú y để thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Nắm được các quy trình kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụđược giao.
c) Nhận biết được các bệnh thông thường, các biểu hiện khác thường đối với sản phẩm động vật.
d) Hiểu rõ tính chất, tác dụng của từng loại thuốc phòng, điều trị bệnh, thuốc khử trùng, tiêu độc.
đ) Biết giám sát cách ly kiểm dịch, ghi chép kết quả, nhật ký thí nghiệm.
e) Có khả năng điều trị được các bệnh thông thường của động vật.
g) Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
Theo đó, Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT đã bãi bỏ yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật phải đảm bảo có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT – BGDĐT và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư 03/2014/TT – BTTTT.
Từ 10/6/2022, tiêu chuẩn kỹ thuật viên kiểm dịch động vật có bắt buộc phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc 1 hay không? (Hình từ internet)
Từ 10/6/2022, kỹ thuật viên kiểm dịch động vật có bắt buộc phải đạt trình độ ngoại ngữ bậc 1 hay không?
Dựa theo hai quy định trên, chúng ta có thể thấy, Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT đã bãi bỏ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ bậc 1 và trình độ tin học đạt chuẩn đối với ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật mà chỉ yêu cầu về bằng tốt nghiệp trung cấp và chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, kể từ ngày 6 tháng 10 năm 2022, không cần bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT–BGDĐT và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư 03/2014/TT–BTTTT để trở thành kỹ thuật viên kiểm dịch động vật.
Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT có hiệu lực kể từ ngày 06/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định mức dự toán áp dụng, tham khảo để lập dự toán xây dựng có phải là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình?
- Tải mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Có được khởi tố vụ án khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tổ chức kinh tế có được tích tụ đất nông nghiệp thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không?
- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Cách tính lương tháng 13 mới nhất năm 2025 chi tiết? Làm hết tháng 12 có được thưởng tháng 13 không?