Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2015/TT-BNV chức danh mã số tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp

Số hiệu: 07/2015/TT-BNV Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Trần Anh Tuấn
Ngày ban hành: 11/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn được ban hành ngày 11/12/2015.

 

Thông tư 07 gồm 8 Chương, 33 Điều theo trình tự các Chương như sau:

- Quy định chung

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức kiểm dịch động vật

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức kiểm dịch thực vật

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức kiểm soát đê điều

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức kiểm lâm

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức kiểm ngư

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức thuyền viên kiểm ngư

- Điều khoản chuyển tiếp và thi hành

Thông tư số 07/2015 có những điểm nổi bật sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với ngạch kiểm lâm viên chính (mã số: 10.225)

+ Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với vị trí việc làm;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm lâm viên chính;

+ Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo Thông tư 01/2014/TT - BGDĐT;

+ Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

- Ngạch kiểm ngư viên (mã số: 25.310)

Theo Thông tư 07 năm 2015 của Bộ Nội vụ, Chức trách ngạch kiểm ngư viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản theo lĩnh vực nghiệp vụ được phân công.

- Quy định chuyển tiếp đối với các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch viên động - thực vật

Thông tư số 07/2015/TT-BNV quy định công chức chuyên ngành kiểm dịch viên động vật - thực vật hiện đang giữ các ngạch: kiểm dịch viên chính động - thực vật (mã số 09.067), kiểm dịch viên động - thực vật (mã số 09.068), kỹ thuật viên động - thực vật (mã số 09.069) trước đây được chuyển xếp sang các ngạch mới như sau:

- Ngạch kiểm dịch viên chính động - thực vật (mã số 09.067) được chuyển xếp sang ngạch kiểm dịch viên chính động vật (mã số 09.315) hoặc kiểm dịch viên chính thực vật (mã số 09.318);

- Ngạch kiểm dịch viên động - thực vật (mã số 09.068) được chuyển xếp sang ngạch kiểm dịch viên động (mã số 09.316) hoặc kiểm dịch viên thực vật (mã số 09.319);

- Ngạch kỹ thuật viên động - thực vật (mã số 09.069) được chuyển xếp sang ngạch kỹ thuật viên động vật (mã số 09.317) hoặc kỹ thuật viên thực vật (mã số 09.320).

 

Thông tư 07 có hiệu lực từ ngày 24/01/2016.

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2015/TT-BNV

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHỨC DANH, MÃ SỐ NGẠCH, TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 7193/BNN-TCCB ngày 03 tháng 9 năm 2015 về việc quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công chức - viên chức;

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với công chức thực hiện nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 3. Chức danh, mã số ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, gồm:

1. Kiểm dịch động vật:

a) Kiểm dịch viên chính động vật

Mã số ngạch: 09.315

b) Kiểm dịch viên động vật

Mã số ngạch: 09.316

c) Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật

Mã số ngạch: 09.317

2. Kiểm dịch thực vật:

a) Kiểm dịch viên chính thực vật

Mã số ngạch: 09.318

b) Kiểm dịch viên thực vật

Mã số ngạch: 09.319

c) Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật

Mã số ngạch: 09.320

3. Kiểm soát đê điều:

a) Kiểm soát viên chính đê điều

Mã số ngạch: 11.081

b) Kiểm soát viên đê điều

Mã số ngạch: 11.082

c) Kiểm soát viên trung cấp đê điều

Mã số ngạch: 11.083

4. Kiểm lâm:

b) Kiểm lâm viên chính

Mã số ngạch: 10.225

c) Kiểm lâm viên

Mã số ngạch: 10.226

d) Kiểm lâm viên trung cấp

Mã số ngạch: 10.228

5. Kiểm ngư:

a) Kiểm ngư viên chính

Mã số ngạch: 25.309

b) Kiểm ngư viên

Mã số ngạch: 25.310

c) Kiểm ngư viên trung cấp

Mã số ngạch: 25.311

6. Thuyền viên kiểm ngư:

a) Thuyền viên kiểm ngư chính

Mã số ngạch: 25.312

b) Thuyền viên kiểm ngư

Mã số ngạch: 25.313

c) Thuyền viên kiểm ngư trung cấp

Mã số ngạch: 25.314

Chương II

TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.

2. Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

3. Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

4. Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

7. Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.

Điều 5. Ngạch kiểm dịch viên chính động vật (mã số: 09.315)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo chủ trì tổ chức và thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh Việt Nam và tiêu thụ nội địa, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì tổ chức và thực hiện các quy trình về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

b) Tổ chức xây dựng các quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo độ chính xác nhanh cho từng đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

c) Chủ trì tổ chức sự phối hợp giữa các ngành có liên quan và các cơ quan thú y để tổng kết rút kinh nghiệm cho công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

d) Tổng kết, phân tích, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm công đoạn trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

đ) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, kiểm soát giết mổ;

e) Tham gia hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho công chức ngạch dưới;

g) Tổ chức chỉ đạo, xây dựng nề nếp quản lý kỹ thuật thống nhất trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

h) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững pháp luật về thú y và chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

b) Tinh thông các kỹ thuật trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

c) Nắm vững các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;

d) Am hiểu về kỹ thuật trong công tác thú y, pháp luật thú y của các nước có hợp tác quốc tế với Việt Nam;

đ) Nắm bắt được những thông tin mới trong lĩnh vực kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật trong nước và trên thế giới;

e) Có trình độ tổng hợp nhanh. Thông thạo việc tổ chức và triển khai công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật; có khả năng thu hút cộng tác viên;

g) Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án được Hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp Tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả;

h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm dịch động vật hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm dịch viên chính động vật phải có thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật tối thiểu 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y hoặc bệnh học thủy sản hoặc chăn nuôi hoặc thú y hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên chính động vật;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 6. Ngạch kiểm dịch viên động vật (mã số: 09.316)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh Việt Nam và tiêu thụ nội địa, quản lý vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.

2. Nhiệm vụ

a) Phân tích, đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm nhằm phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;

b) Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định;

c) Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các khâu kỹ thuật của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật và chịu trách nhiệm về những kết quả kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;

d) Thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật theo quy trình và giám sát vệ sinh thú y ở các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản động vật, sản phẩm động vật;

đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị có liên quan để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật theo luật định;

e) Tuyên truyền và hướng dẫn thi hành pháp luật thú y của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho chủ hàng;

g) Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

h) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

i) Phân tích, đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm nhằm phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được kiến thức cơ bản về khoa học thú y;

b) Nắm được pháp luật về thú y hiện hành;

c) Nắm được luật về thú y của một số nước trong khu vực;

d) Hiểu biết về tâm lý xã hội, luật pháp của Nhà nước để giải quyết công việc chuyên môn được giao một cách chính xác nhanh gọn;

đ) Biết tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và có khả năng tập hợp tổ chức phối hợp các ngành liên quan để triển khai công việc đạt hiệu quả;

e) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm dịch viên động vật phải có thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y hoặc bệnh học thủy sản, chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên động vật;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 7. Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật (mã số: 09.317)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp thực hiện nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật theo quy định đã ban hành.

2. Nhiệm vụ

a) Hỗ trợ Kiểm dịch viên động vật kiểm tra, đánh giá hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật;

b) Kiểm tra, theo dõi tình trạng lâm sàng đối với động vật, thực trạng hàng hóa, cảm quan đối với sản phẩm động vật;

c) Thực hiện phòng, điều trị bệnh động vật trong thời gian cách ly kiểm dịch hoặc cách ly động vật mắc bệnh tại các cơ sở giết mổ động vật;

d) Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;

đ) Giám sát việc thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong thời gian cách ly kiểm dịch; trong quá trình giết mổ động vật hoặc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;

e) Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc pha chế các dung dịch thuốc khử trùng, tiêu độc và phun thuốc khử trùng, tiêu độc theo chỉ định.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được nội dung cơ bản của Pháp luật về thú y hiện hành trong lĩnh vực đảm nhiệm;

b) Nắm được các quy trình kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ được giao;

c) Nhận biết được các bệnh thông thường, các biểu hiện khác thường đối với sản phẩm động vật;

d) Hiểu rõ tính chất, tác dụng của từng loại thuốc phòng, điều trị bệnh, thuốc khử trùng, tiêu độc;

đ) Biết giám sát cách ly kiểm dịch, ghi chép kết quả, nhật ký thí nghiệm;

e) Có khả năng điều trị được các bệnh thông thường của động vật.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành thú y hoặc bệnh học thủy sản, chăn nuôi thú y hoặc chuyên ngành đào tạo khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Chương III

TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Điều 8. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.

2. Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

3. Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

4. Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

7. Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.

Điều 9. Ngạch kiểm dịch viên chính thực vật (mã số: 09.318)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo chủ trì tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa tại các tổ chức Nhà nước cấp tỉnh, vùng và Trung ương có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa của đơn vị, thuộc lĩnh vực được giao;

b) Phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật và đối tượng kiểm soát, xác minh các trường hợp nghi ngờ về các dịch hại thuộc diện điều chỉnh mới phát hiện;

c) Điều tra, thu thập số liệu, thông tin; tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin đó, đánh giá tình hình, đúc rút kinh nghiệm về kiểm dịch thực vật trong địa bàn hoặc lĩnh vực được giao, trên cơ sở đó đề xuất chủ trương biện pháp bổ sung, sửa đổi các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm nghiệp vụ kiểm dịch thực vật;

d) Cụ thể hóa các quy định chung về kỹ thuật, nghiệp vụ kiểm dịch thực vật cho phù hợp với điều kiện của địa bàn;

đ) Tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật. Chủ trì tổ chức thực hiện việc phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật, việc phát hiện ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên xử lý những hành vi vi phạm quy định đó;

e) Tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về kiểm dịch thực vật và ứng dụng tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế trong lĩnh vực được phân công;

g) Chủ trì hoặc tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động xông hơi khử trùng, chiếu xạ và các biện pháp xử lý khác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

h) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về kiểm dịch thực vật cấp ngành và tham gia thực hiện đề tài cấp Nhà nước trong lĩnh vực được giao;

i) Tham gia thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ kiểm dịch thực vật thuộc lĩnh vực được giao khi có yêu cầu;

k) Tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm dịch thực vật cho các ngạch công chức cấp dưới;

l) Tổng hợp tình hình, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác kiểm dịch thực vật.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ được giao, các chủ trương của ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

b) Nắm vững những quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật khác trong và ngoài nước có liên quan;

c) Nắm được đặc điểm sinh học của các dịch hại thuộc diện điều chỉnh;

d) Nắm được tình hình mối quan hệ giữa công tác kiểm dịch thực vật với công tác bảo vệ thực vật, công tác xuất, nhập khẩu, quá cảnh và giao thông, vận tải, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước có liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật;

đ) Nắm vững các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm kiểm dịch thực vật và các thông tin khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ trong và ngoài nước có liên quan;

e) Nắm vững các thủ tục, nguyên tắc hành chính Nhà nước có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao;

g) Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án được Hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp Tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả;

h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm dịch thực vật hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm dịch viên chính thực vật phải có thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên thực vật hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên thực vật tối thiểu 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: bảo vệ thực vật hoặc nông học hoặc trồng trọt hoặc cây trồng hoặc sinh học hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên chính thực vật;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 10. Ngạch kiểm dịch viên thực vật (mã số: 09.319)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa tại các tổ chức Nhà nước cấp tỉnh, vùng và Trung ương có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch, đề xuất phương án, thực hiện và tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu, quá cảnh, nội địa của đơn vị thuộc lĩnh vực được giao;

b) Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh và xác minh các trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật thường gặp;

c) Thực hiện nhiều khâu hoặc toàn bộ qui trình kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc xuất, nhập khẩu và quá cảnh;

d) Quyết định, giám sát, xác nhận việc thực hiện các biện pháp xử lý đối với vật thể nhiễm dịch (theo phân cấp) và chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình;

đ) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về pháp luật kiểm dịch thực vật; phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý những hành vi vi phạm quy định của pháp luật đó;

e) Chủ trì đề tài, khảo sát thực nghiệm của đơn vị và tham gia thực hiện đề tài cấp ngành về kiểm dịch thực vật. Đề xuất các nội dung bổ sung, sửa đổi những quy định trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật kiểm dịch thực vật được giao;

g) Tham gia kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động khử trùng xông hơi và các biện pháp xử lý khác trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

h) Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho ngạch công chức cấp dưới.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ được giao và chủ trương của ngành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

b) Nắm được những quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và những quy định pháp luật khác có liên quan. Nắm được thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế về kiểm dịch thực vật trong lĩnh vực được phân công;

c) Nắm được các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy phạm kiểm dịch thực vật và các thông tin khoa học kỹ thuật có liên quan;

d) Nắm được các thủ tục, nguyên tắc hành chính Nhà nước có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao;

đ) Nắm được tình hình kinh tế, xã hội, chính trị có liên quan đến hoạt động kiểm dịch thực vật được giao;

e) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm dịch viên thực vật phải có thời gian giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành: bảo vệ thực vật hoặc nông học hoặc trồng trọt hoặc cây trồng hoặc sinh học hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên thực vật;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 11. Ngạch Kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật (mã số: 09.320)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất, nhập khẩu, quá cảnh và nội địa được phân công, theo quy trình, quy phạm tại các tổ chức Nhà nước có nhiệm vụ kiểm dịch thực vật từ cấp Trạm trở lên.

2. Nhiệm vụ

a) Thực hiện một hoặc nhiều khâu của quy trình điều tra, kiểm tra để phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh;

b) Thực hiện việc lấy mẫu vật thể, lập các loại mẫu thu thập sinh vật gây hại, làm tiêu bản để lưu giữ, chuyển gửi và phân tích giám định các mẫu và tiêu bản đó;

c) Thực hiện một hoặc nhiều khâu của quy trình phân tích giám định hoặc thí nghiệm trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật;

d) Thực hiện việc chuẩn bị dụng cụ, hóa chất để điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thí nghiệm trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật;

đ) Ghi chép và xử lý ban đầu các số liệu điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thí nghiệm. Lập hồ sơ kiểm dịch thực vật;

e) Sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng các dụng cụ kỹ thuật kiểm dịch thực vật và chịu trách nhiệm cá nhân về các dụng cụ đó;

g) Hướng dẫn công nhân thực hiện những thao tác kỹ thuật đơn giản.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương của ngành về kiểm dịch thực vật và những quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có liên quan đến nhiệm vụ được giao;

b) Nắm được thủ tục nghiệp vụ và thao tác kỹ thuật điều tra, kiểm tra, phân tích giám định, thí nghiệm được giao;

c) Nắm được đặc điểm hình thái của sinh vật gây hại và dấu hiệu gây hại, lây nhiễm của chúng liên quan đến việc phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh thường gặp;

d) Nắm được tính năng, tác dụng và cách sử dụng bảo quản hóa chất, dụng cụ dùng cho điều tra, kiểm tra, phân tích, giám định, thí nghiệm được giao thực hiện.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành: bảo vệ thực vật hoặc nông học hoặc trồng trọt hoặc cây trồng hoặc sinh học hoặc chuyên ngành khác theo yêu cầu của vị trí việc làm;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Chương IV

TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC KIỂM SOÁT ĐÊ ĐIỀU

Điều 12. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.

2. Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

3. Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

4. Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

7. Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.

Điều 13. Ngạch kiểm soát viên chính đê điều (mã số: 11.081)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thủy lợi, giúp Giám đốc Sở kiểm soát, đôn đốc thực hiện các vấn đề kỹ thuật phức tạp trong việc quản lý đê và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Thẩm tra việc chỉnh biên tư liệu, các hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển do Hạt Quản lý đê thực hiện;

b) Thẩm tra kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng đê, kè, cống và những kiến nghị về biện pháp gia cố, tu bổ công trình. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và các phương án thích hợp cho việc gia cố, tu bổ đê điều trong phạm vi Hạt quản lý;

c) Thẩm tra phương án bảo vệ các trọng điểm chống lụt, bão do các huyện lập. Chủ trì việc lập phương án bảo vệ các trọng điểm thuộc trách nhiệm của đơn vị mình phụ trách;

d) Chủ trì xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp và tham gia chỉ đạo kỹ thuật xử lý khi đê, kè, cống xảy ra sự cố phức tạp theo sự phân công của Hạt trưởng;

đ) Kiểm tra xác định mức độ ảnh hưởng đến an toàn của đê, kè, cống trong trường hợp xảy ra hành vi vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều. Xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều;

e) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu và trực tiếp huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý và hộ đê cho lực lượng chuyên trách quản lý đê;

g) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản pháp quy khác liên quan đến lĩnh vực quản lý bảo vệ đê điều;

b) Nắm vững các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê;

c) Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý sử dụng vật tư dự trữ chống lụt bão. Biết cách sử dụng các loại vật liệu tại chỗ thay thế;

d) Hiểu rõ đặc điểm của lũ, bão ở Việt Nam và những chủ trương, biện pháp phòng, chống lụt, bão của Nhà nước cũng như của tỉnh;

đ) Nắm vững hiện trạng đê, kè, cống trong tỉnh. Hiểu rõ sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với hệ thống đê điều;

e) Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án được Hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp Tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả;

g) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm soát đê điều hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên chính đê điều phải có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm soát viên đê điều tối thiểu 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thủy lợi trở lên hoặc các chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm soát viên chính đê điều;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 14. Ngạch kiểm soát viên đê điều (mã số: 11.082)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thủy lợi, giúp Lãnh đạo Hạt Quản lý đê chủ trì tổ chức thực hiện, kiểm soát, đôn đốc việc chấp hành các nội dung quy định của Luật Đê điều, các chế độ, thể lệ khác có liên quan đến quản lý đê và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Lập, chỉnh biên và thường xuyên bổ sung nhằm hoàn thiện hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao;

b) Phát hiện kịp thời mọi diễn biến của đê, kè, cống, dòng chảy, bờ sông, bãi biển, xác định nguyên nhân, đề xuất phương án và trực tiếp tổ chức thực hiện việc xử lý các sự cố;

c) Kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đến an toàn của đê, kè, cống;

d) Phân tích, đánh giá hiện trạng của đê, kè, cống phát hiện mức độ kém ổn định của công trình. Đề xuất biện pháp gia cố, tu bổ công trình, tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục công trình thuộc địa bàn được giao;

đ) Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê, kè, cống thuộc địa bàn được giao theo sự phân công của cấp trên;

e) Tổ chức quản lý các loại vật tư dự trữ chống lụt, bão hiện có trên địa bàn được giao;

g) Trực tiếp huấn luyện kỹ thuật cho các lực lượng hộ đê và hướng dẫn xử lý các sự cố phức tạp theo sự phân công của Hạt;

h) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản pháp quy khác liên quan đến lĩnh vực quản lý bảo vệ đê điều;

b) Nắm vững các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và hộ đê;

c) Nắm vững tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý sử dụng vật tư dự trữ chống lụt bão;

d) Hiểu khái quát đặc điểm của lũ, bão ở Việt Nam và những biện pháp phòng, chống lụt, bão thích hợp với địa phương mình;

đ) Hiểu và nắm vững hiện trạng đê, kè, cống thuộc phạm vi quản lý của đơn vị và sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về đê điều;

e) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm soát viên đê điều phải có thời gian giữ ngạch kiểm soát viên trung cấp đê điều hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thủy lợi trở lên hoặc các chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm soát viên đê điều;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 15. Ngạch kiểm soát viên trung cấp đê điều (mã số: 11.083)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thủy lợi, giúp Lãnh đạo Hạt Quản lý đê kiểm soát, đôn đốc việc chấp hành các nội dung quy định của Luật Đê điều, các chế độ, thể lệ khác có liên quan đến quản lý đê và hộ đê trong phạm vi địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Thu thập các tư liệu để bổ sung hồ sơ lý lịch đê, kè, cống và quá trình diễn biến của lòng dẫn hoặc bãi biển thuộc phạm vi được giao;

b) Phát hiện và báo cáo kịp thời với cấp trên mọi diễn biến của đê, kè, cống, dòng chảy, bờ sông, bãi biển. Trực tiếp hướng dẫn lực lượng hộ đê xử lý các sự cố thông thường của đê, kè, cống thuộc địa bàn được giao và tham gia hướng dẫn xử lý sự cố phức tạp theo sự phân công của cấp trên;

c) Kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện, lập biên bản và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm đến an toàn của đê, kè, cống;

d) Tham gia giám sát thi công và nghiệm thu các hạng mục xây dựng, gia cố, tu bổ đê, kè, cống thuộc địa bàn được giao theo sự phân công của cấp trên;

đ) Quản lý các loại vật tư dự trữ chống lụt, bão hiện có trên địa bàn được giao;

e) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đê điều, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ đê điều.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Hiểu và nắm được nội dung chủ yếu của Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản pháp quy khác liên quan đến lĩnh vực quản lý bảo vệ đê điều;

b) Hiểu và nắm được một số tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành, quy trình, quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc xây dựng, tu bổ, quản lý và xử lý các sự cố của đê, kè, cống;

c) Hiểu tính năng, tác dụng và nguyên tắc quản lý sử dụng vật tư dự trữ chống lụt bão;

d) Hiểu được khái quát đặc điểm của lũ, bão ở Việt Nam và những biện pháp thường áp dụng ở địa phương mình;

đ) Hiểu và nắm được hiện trạng đê, kè, cống thuộc phạm vi quản lý của đơn vị và sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về đê điều.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp trung cấp thủy lợi hoặc các ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Chương V

TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC KIỂM LÂM

Điều 16. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

1. Đạt các yêu cầu về phẩm chất đối với người cán bộ, công chức được quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

2. Có tinh thần dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống lại hành vi phá hoại để quản lý và bảo vệ rừng.

3. Có trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

4. Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

5. Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân để tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để hoàn thành nhiệm vụ.

6. Có tinh thần chí công vô tư, trung thực; có thái độ niềm nở, lễ độ, khiêm tốn khi tiếp xúc với nhân dân.

Điều 17. Ngạch kiểm lâm viên chính (mã số: 10.225)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc ở địa phương tổ chức thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản trên phạm vi toàn quốc và cấp tỉnh.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai và thực hiện một hoặc nhiều lĩnh vực trong công tác nghiệp vụ chuyên môn về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản;

b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các phương án, chương trình, kế hoạch thuộc lĩnh vực công tác được phân công, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện;

c) Tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao;

d) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp;

đ) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức và hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ của ngành kiểm lâm và tham mưu đề xuất các biện pháp điều chỉnh, uốn nắn trong hệ thống ngành kiểm lâm nhằm đảm bảo tổ chức chặt chẽ, có hiệu lực và hiệu quả;

e) Thực hiện việc tham gia phối hợp nghiệp vụ với các cơ quan hữu quan (chấp hành pháp luật, nghiên cứu, quản lý...) khi triển khai thực hiện công tác và quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi tỉnh, vùng, cả nước;

g) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

h) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ của ngành kiểm lâm, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm;

i) Nghiên cứu và phân tích các hoạt động của ngành kiểm lâm trên toàn quốc và các tỉnh có diện tích rừng lớn, đề xuất các biện pháp tổ chức, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả công tác của ngành kiểm lâm.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Chủ trì hoặc phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản;

b) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản;

c) Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm lâm cho các thành viên khác trong cơ quan;

d) Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của ngành kiểm lâm để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng;

đ) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

e) Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án được hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả;

g) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm lâm hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm lâm viên chính phải có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên tối thiểu 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm lâm viên chính;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 18. Ngạch kiểm lâm viên (mã số: 10.226)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở Trung ương hoặc địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản tại địa bàn được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản;

b) Theo dõi, báo cáo kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản trong phạm vi được phân công;

c) Xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển rừng và kinh doanh lâm sản;

d) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư trong địa bàn được phân công;

đ) Hướng dẫn xây dựng và giám sát việc thực hiện quy ước, hương ước bảo vệ và phát triển rừng trong địa bàn được phân công;

e) Tham gia cùng địa phương và các lực lượng bảo vệ pháp luật khác phòng, chống các biểu hiện chặt, phá rừng trong địa bàn được phân công;

g) Kiểm tra, phát hiện và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản theo đúng nhiệm vụ được phân công, đúng thẩm quyền.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Có khả năng độc lập chủ động làm việc;

b) Thực hiện được công tác tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra trong công tác quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản;

c) Tập hợp và tổ chức phối hợp được với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

d) Có khả năng giao tiếp ứng xử tốt khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

đ) Tổ chức và phối hợp giải quyết được các vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật;

e) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm lâm viên phải có thời gian giữ ngạch kiểm lâm viên trung cấp hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).

4. Trình độ

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành lâm nghiệp hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm lâm viên;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 19. Ngạch kiểm lâm viên trung cấp (mã số: 10.228)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành kiểm lâm, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm lâm ở địa phương thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng rừng của chủ rừng theo dự án quy hoạch, quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Thực hiện tuần tra, kiểm tra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn được giao theo dõi;

c) Tiến hành điều tra, thu thập tình hình và báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp về các hành vi hoạt động phá hoại rừng và buôn lậu lâm sản trên địa bàn được giao theo dõi;

d) Tuyên truyền và tham gia vận động quần chúng nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

đ) Ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, lập biên bản, hồ sơ ban đầu về các vụ vi phạm, bảo vệ hiện trường, tang vật, phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Độc lập thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, điều tra nắm tình hình về công tác quản lý rừng, quản lý lâm sản, phá hoại rừng, buôn lậu lâm sản;

b) Có phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản;

c) Thành thạo nghiệp vụ chuyên môn của hoạt động kiểm lâm và phát triển rừng.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành lâm nghiệp hoặc chuyên ngành đào tạo khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm lâm viên trung cấp;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Chương VI

TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC KIỂM NGƯ

Điều 20. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.

2. Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

3. Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

4. Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

7. Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ, tôn trọng nhân dân.

Điều 21. Ngạch kiểm ngư viên chính (mã số: 25.309)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Nhiệm vụ

a) Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện một số lĩnh vực trong công tác chuyên môn về kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản;

b) Tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao;

c) Chủ trì và tổ chức thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp;

d) Chủ trì tổ chức và hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ về kiểm ngư; đề xuất các biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý và công tác của lực lượng kiểm ngư;

đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;

e) Tham gia hoặc chủ trì tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao;

g) Tham gia hoặc chủ trì biên soạn tài liệu giảng dạy và tài liệu hướng dẫn, đồng thời tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho kiểm ngư viên và thuyền viên tàu kiểm ngư.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm vững phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan;

b) Chủ trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;

c) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

d) Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm ngư cho các thành viên khác trong lực lượng kiểm ngư;

đ) Nắm chắc kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên;

e) Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm ngư;

g) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản;

đ) Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực kiểm ngư được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn;

e) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm ngư hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm ngư viên chính phải có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng), trong đó có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên tối thiểu là 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm ngư viên chính;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 22. Ngạch kiểm ngư viên (mã số: 25.310)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản theo lĩnh vực nghiệp vụ được phân công.

2. Nhiệm vụ

a) Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam;

b) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn thuộc lĩnh vực công tác được giao;

c) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản theo nhiệm vụ được phân công;

d) Tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về thủy sản, hướng dẫn ngư dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thủy sản;

đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản;

e) Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm được phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan;

b) Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản;

c) Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao;

d) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên;

đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công;

e) Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật;

đ) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm ngư viên phải có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp tối thiểu là 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm ngư viên;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 23. Ngạch kiểm ngư viên trung cấp (mã số: 25.311)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn trong cơ quan kiểm ngư, tham gia thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ kiểm ngư.

2. Nhiệm vụ

a) Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao;

b) Tham gia thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên vùng biển được phân công theo quy định của pháp luật;

c) Thu thập tình hình và báo cáo kịp thời về các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động thủy sản trên vùng biển được phân công;

d) Tham gia tuyên truyền, vận động ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động thủy sản;

đ) Tham gia phối hợp với các lực lượng tuần tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các Bộ, ngành và địa phương trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm được phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan;

b) Nắm được quy trình thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản;

c) Có khả năng tham gia phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật;

d) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm ngư viên trung cấp;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Chương VII

TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC THUYỀN VIÊN KIỂM NGƯ

Điều 24. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất

1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.

2. Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.

3. Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.

4. Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

7. Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ, tôn trọng nhân dân.

Điều 25. Ngạch thuyền viên kiểm ngư chính (mã số: 25.312)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả;

b) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam;

c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu;

d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu;

đ) Tham gia công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn;

e) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ liên quan về tàu kiểm ngư, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho thuyền viên tàu kiểm ngư.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm vững phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan;

b) Nắm vững nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản;

c) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên;

d) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra;

đ) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại được trang bị cho tàu;

e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác chuyên môn;

đ) Chủ trì hoặc tham gia công trình, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực kiểm ngư được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn;

e) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về tàu thuyền kiểm ngư hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch thuyền viên kiểm ngư chính phải có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng), trong đó có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư tối thiểu là 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền viên kiểm ngư chính;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 26. Ngạch thuyền viên kiểm ngư (mã số: 25.313)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản và thực hiện nhiệm vụ sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ

a) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả;

b) Tham gia thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam;

c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu;

d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu;

đ) Tham gia công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm vững phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan;

b) Nắm được nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản;

c) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên của cấp có thẩm quyền;

d) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra;

đ) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư;

e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác chuyên môn;

g) Công chức dự thi nâng ngạch thuyền viên kiểm ngư phải có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp tối thiểu là 3 năm (36 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền viên kiểm ngư;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Điều 27. Ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp (mã số: 25.314)

1. Chức trách

Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện một số nghiệp vụ trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

2. Nhiệm vụ

a) Thi hành mệnh lệnh của lãnh đạo trực tiếp;

b) Tham gia thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

c) Tham gia công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn;

d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu;

đ) Sử dụng, bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật đối với các trang thiết bị trên tàu;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm được phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan;

b) Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản;

c) Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên;

d) Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư;

đ) Có khả năng đi biển.

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;

b) Đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền viên kiểm ngư trung cấp;

c) Đã có thời gian làm việc trên tàu từ 06 tháng trở lên;

b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT - BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT - BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP VÀ THI HÀNH

Điều 28. Quy định chuyển tiếp đối với các ngạch công chức chuyên ngành kiểm dịch viên động - thực vật

Công chức chuyên ngành kiểm dịch viên động vật - thực vật hiện đang giữ các ngạch: kiểm dịch viên chính động - thực vật (mã số 09.067), kiểm dịch viên động - thực vật (mã số 09.068), kỹ thuật viên động - thực vật (mã số 09.069) trước đây được chuyển xếp sang các ngạch mới như sau:

- Ngạch kiểm dịch viên chính động - thực vật (mã số 09.067) được chuyển xếp sang ngạch kiểm dịch viên chính động vật (mã số 09.315) hoặc kiểm dịch viên chính thực vật (mã số 09.318);

- Ngạch kiểm dịch viên động - thực vật (mã số 09.068) được chuyển xếp sang ngạch kiểm dịch viên động (mã số 09.316) hoặc kiểm dịch viên thực vật (mã số 09.319);

- Ngạch kỹ thuật viên động - thực vật (mã số 09.069) được chuyển xếp sang ngạch kỹ thuật viên động vật (mã số 09.317) hoặc kỹ thuật viên thực vật (mã số 09.320).

Điều 29. Quy định chuyển tiếp đối với các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm

1. Công chức chuyên ngành kiểm lâm hiện đang giữ ngạch kiểm lâm viên cao đẳng (mã số 10.227) trước đây được chuyển xếp vào ngạch kiểm lâm viên trung cấp (mã số 10.228).

2. Công chức chuyên ngành kiểm lâm hiện đang giữ ngạch kiểm lâm viên sơ cấp (mã số 10.229) trước đây được thực hiện việc chuyển xếp vào ngạch mới như sau:

a) Công chức có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch kiểm lâm viên trung cấp thì được bổ nhiệm vào ngạch kiểm lâm viên trung cấp (mã số 10.228). Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch kiểm lâm viên, khi dự thi nâng lên ngạch kiểm lâm viên được miễn điều kiện về thời gian giữ ngạch quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 18 Thông tư này.

b) Công chức hiện đang giữ ngạch kiểm lâm viên sơ cấp (mã số 10.229), chưa có bằng chuyên môn, nghiệp vụ thì được bảo lưu các chế độ chính sách như hiện nay trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, cơ quan sử dụng công chức trách nhiệm bố trí công chức đi đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn của các ngạch công chức chuyên ngành kiểm lâm theo quy định tại Thông tư này, cụ thể như sau:

- Đối với trường hợp công chức có tuổi đời dưới 55 tuổi đối với nam và dưới 50 tuổi đối với nữ, cơ quan sử dụng công chức phải bố trí cho công chức đi đào tạo để đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch công chức kiểm lâm trung cấp trở lên. Trường hợp công chức được cử đi học mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan sử dụng công chức báo cáo cơ quan quản lý công chức thực hiện tinh giản biên chế. Trường hợp công chức được cử đi đào tạo, sau khi tốt nghiệp từ trung cấp trở lên thì thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch mới theo quy định tại Điểm b Khoản này.

- Đối với trường hợp công chức có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ khi không có nhu cầu hoặc không được cử đi đào tạo được bảo lưu chế độ, chính sách của ngạch kiểm lâm viên sơ cấp cho đến tuổi nghỉ hưu.

3. Các cơ quan quản lý, sử dụng công chức không thực hiện việc tuyển dụng công chức ngạch kiểm lâm viên sơ cấp kể từ ngày Thông tư có hiệu lực.

Điều 30. Cách xếp lương

1. Các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm: kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm, kiểm ngư, thuyền viên tàu kiểm ngư quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ như sau:

a) Ngạch kiểm lâm viên chính, kiểm ngư viên chính, thuyền viên kiểm ngư chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

b) Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, kiểm dịch viên chính thực vật, kiểm soát viên chính đê điều được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

c) Ngạch kiểm dịch viên động vật, kiểm dịch viên thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm viên, kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

d) Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;

2. Xếp lương khi hết tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch công chức

Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm ngạch công chức thì thực hiện xếp bậc lương được bổ nhiệm như sau:

a) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sỹ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số 3,00 của các ngạch công chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sỹ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,67 của các ngạch công chức quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

c) Trường hợp có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số 2,06 của các ngạch công chức quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;

3. Việc xếp lương đối với công chức chuyên ngành nông nghiệp, bao gồm: kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên đê điều, kiểm lâm, kiểm ngư, thuyền viên tàu kiểm ngư đã được xếp lương vào các ngạch công chức quy định tại Quyết định số 413/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thủy lợi; Quyết định số 417/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Nông nghiệp - Công nghiệp thực phẩm; Quyết định số 09/2006/QĐ-BNV ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ Nội vụ về chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành kiểm lâm; Thông tư số 02/2014/TT-BNV ngày 01 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn các ngạch công chức kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư và Nghị định số 204/2004/NĐ- CP được thực hiện như sau:

a) Trường hợp đủ điều kiện bổ nhiệm vào ngạch công chức có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào ngạch công chức mới được bổ nhiệm.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A đã xếp ngạch kiểm lâm viên (mã ngạch 10.226), bậc 5, hệ số lương 3,66 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch kiểm lâm viên (mã ngạch 10.226) thì xếp bậc 5, hệ số lương 3,66 của ngạch kiểm lâm viên (mã ngạch 10.226) kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.

b) Trường hợp công chức có trình độ cao đẳng chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm khi tuyển dụng đã được xếp lương ở ngạch công chức A0 theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, nay được bổ nhiệm vào ngạch công chức loại B thì việc xếp bậc lương đối với các ngạch công chức này được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:

Tính từ bậc 2 của ngạch công chức loại B, cứ sau thời gian 2 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.

Sau khi chuyển xếp lương vào ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp nêu trên, nếu hệ số lương được xếp ở các ngạch này cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn so với hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian công chức xếp lương ở ngạch được bổ nhiệm. Sau đó, nếu công chức được nâng ngạch thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn B, có trình độ cao đẳng lâm nghiệp đã được tuyển dụng vào làm công chức, đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 và đã xếp bậc 3, hệ số lương 2,72 của công chức A0 kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, trong thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch kiểm lâm viên trung cấp thì việc xếp bậc lương ở ngạch kiểm lâm viên trung cấp như sau:

Thời gian công tác của ông Nguyễn Văn B từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc 2 của ngạch kiểm lâm viên trung cấp và cứ 2 năm xếp lên 1 bậc thì đến ngày 01 tháng 7 năm 2014 được xếp vào bậc 5, hệ số lương 2,66 của ngạch kiểm lâm viên trung cấp (mã số 10.228); thời gian hưởng bậc lương mới ở ngạch kiểm lâm viên trung cấp (mã số 10.228) kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014; đồng thời hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (2,72 - 2,66).

Đến ngày 01/7/2016 (đủ 02 năm), ông Nguyễn Văn B đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 6, hệ số lương 2,86 của ngạch kiểm lâm viên trung cấp (mã số 10.228) và tiếp tục được hưởng hệ số lương chênh lệch bảo lưu 0,06 (tổng hệ số lương được hưởng là 2,92).

4. Việc nâng ngạch đối với công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nêu trên được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch công chức theo quy định tại Thông tư này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

Điều 31. Tổ chức thực hiện

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ các quy định tại Thông tư này để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 32. Hiệu lực thi hành

1.Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 01 năm 2016.

2. Bãi bỏ các văn bản sau đây: Quyết định số 413/TCCP-VC ngày 29/5/1993 của Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thủy lợi; Quyết định số 417/TCCP - VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Nông nghiệp-công nghiệp thực phẩm; Quyết định số 09/2006/QĐ- BNV ngày 05/10/2006 của Bộ Nội vụ về chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành kiểm lâm; Thông tư số 02/2014/TT- BNV ngày 01/4/2014 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn các ngạch công chức kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ để hướng dẫn hoặc xem xét, giải quyết./

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của TW Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, tổ chức thuộc Bộ;
- Trang thông tin điện tử Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, Vụ CCVC (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Anh Tuấn

MINISTRY OF HOME AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 07/2015/TT-BNV

Hanoi, December 11, 2015

 

CIRCULAR

TITLES, CODES AND PROFESSIONAL STANDARDS OF PUBLIC OFFICIALS OPERATING IN AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT SECTORS

Pursuant to the Law on Cadres and Officials dated November 13, 2008;

Pursuant to Decree 24/2010/ND-CP dated March 15, 2010 of Government on employment, use and management of public officials;

Pursuant to Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 of Government on salary policies for public officials, public employees and armed forces’ personnel; Decree No.17/2013/ND-CP dated December 19, 2013 of Government on amendments to a number of Articles of Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 of Government on salary policies for public officials, public employees and armed forces’ personnel;

Pursuant to Decree No. 58/2014/ND-CP dated June 16, 2014 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Home Affairs;

At request of Minister of Agriculture and Rural Development in Official Dispatch No. 7193/BNN-TCCB dated September 3, 2015 on titles, codes and professional standards of public officials operating in agriculture and rural development sectors;

At request of Director General of Department of Civil Servants - Public Employees;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular prescribes titles, codes and professional standards of public officials operating in agriculture and rural development sectors.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to public officials specialized in agriculture and rural development.

Article 3. Titles and codes of public officials specialized in agriculture and rural development

1. Animal sanitation:

a) Senior animal sanitation inspector

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Animal sanitation inspector

Code: 09.316

c) Animal sanitation technician

Code: 09.317

2. Phytosanitary:

 

a) Senior phytosanitary inspector

Code: 09.318

b) Phytosanitary inspector

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Phytosanitary technician

Code: 09.320

3. Dike control:

 

a) Senior dike control official

Code: 11.081

b) Dike control official

Code: 11.082

c) Medium-level dike control official

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Ranger:

 

b) Senior ranger

Code: 10.225

c) Ranger

Code: 10.226

d) Medium-level ranger

Code: 10.228

5. Fisheries surveillance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Senior fisheries surveillance official

Code: 25.309

b) Fisheries surveillance official

Code: 25.310

c) Medium-level fisheries surveillance official

Code: 25.311

6. Fisheries surveillance mariner:

 

a) Senior fisheries surveillance mariner:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Fisheries surveillance mariner:

Code: 25.313

c) Medium-level fisheries surveillance mariner

Code: 25.314

Chapter II

SPECIALIZED PROFESSIONAL STANDARDS OF ANIMAL SANITATION TITLES

Article 4. General virtue standards

1. Having unwavering political standpoint, impervious to difficulties and challenges, steadfast in Marxism-Leninism and Ho Chi Minh ideology; forever prioritizing benefits of the country, of the Communist Party and of the general public above one’s benefits.

2. Being highly responsible, complying with regulations and law, and being cautious about performing tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Complying with regulations of agencies and complying with assignment of heads of agencies, organizations and entities.

5. Regularly researching and learning to improve specialized profession to accomplish assigned tasks.

6. Leading a healthy lifestyle, showing disciplined, leading the affairs by examples; not displaying bureaucracy, corruption, wastefulness and steadfastly fighting against bureaucracy, corruption, wastefulness and other vices.

7. Showing honesty, objectivity, fairness, and democracy; showing respect upon meeting the general public.

Article 5. Senior animal sanitation title (code: 09.315)

1. Responsibilities

Acting specialized officials to assist heads in organizing and performing sanitation for animals and animal products before import, export, temporary export for re-export, transportation to other custom posts, transit in Vietnam and domestic consumption; controlling animal slaughter, examining animal veterinary hygiene and performing food safety inspection for animal-based products.

2. Tasks

a) Taking charge organizing and adopting procedures for sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughter, and managing veterinary hygiene and food safety for animal-based products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Taking charge organizing cooperation between relevant ministries and veterinary agencies to conduct experience-learning conclusion regarding sanitizing animals and animal products and managing food safety for animal-based products;

d) Concluding, analyzing, assessing and learning from experience in sanitizing animals, animal products and managing animal slaughter, managing veterinary hygiene and food safety for animal-based products; proposing revision to complete procedures and standards regarding animal and animal product sanitation, animal slaughter control and management of veterinary hygiene and food safety for animal-based products;

dd) Monitoring, examining and proposing measures for sanitizing animals, animal products and controlling animal slaughtering;

e) Providing technical instruction and training for lower ranking officials;

g) Directing and developing unified technical management in sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughtering, managing veterinary hygiene and food safety for animal-based products;

h) Hosting or participating in disciplinary scientific research regarding sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughter, and managing veterinary hygiene and food safety for animal-based products;

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging regulations and law on animal health and policies of the Government related to sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughter, managing veterinary health and food safety for animal-based products;

b) Getting used to techniques in sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughtering, managing veterinary hygiene and food safety for animal-based products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Understanding technical matters in veterinary and regulations on animal health of countries cooperating with Vietnam;

dd) Acknowledging new information in sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughtering, managing veterinary hygiene and food safety for animal-based products in the country and around the world;

e) Capable of consolidating rapidly. Getting used to organizing and sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughtering, managing veterinary hygiene and food safety for animal-based products; capable of attracting partnership;

g) Taking charge or participating in works, projects and schemes recognized and effectively brought into use by science councils of ministries or provinces;

h) Having experience in administration and public affairs regarding sanitizing animals or in management activities. Public officials must hold titles of animal sanitary official or similar for at least 5 years (60 months) with at least 3 years (36 months) of holding animal sanitary official title in order to attend exams for senior animal sanitary official title.

4. Education and training standards

a) Having at least university degrees in animal health, aquatic animal epidemiology, husbandry or other discipline suitable for title requirements;

b) Having certificates of professional development of state management for senior animal sanitary official title;

c) Having level 3 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Animal sanitary title (code: 09.316)

1. Responsibilities

Acting specialized officials to assist heads in sanitizing animals and animal products before import, export, temporary export for re-export, transportation to other custom posts, transit in Vietnam and domestic consumption; controlling animal slaughter, examining animal veterinary hygiene and performing food safety inspection for animal-based products.

2. Tasks

a) Analyzing and assessing test results serving disease control, slaughter control and veterinary hygiene examination;

b) Sanitizing animals and animal products as per the law;

c) Examining organization of technical phases of animal sanitary technician and being responsible for sanitation results of animals and animal products;

d) Controlling animal slaughter according to procedures and monitoring veterinary hygiene in animal and animal product slaughtering, processing and preserving facilities.

dd) Cooperating with relevant authorities and entities in dealing with violations against regulations and law on sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughter and examining veterinary hygiene and food safety for animal-based products as per the law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Participating in disciplinary scientific research regarding sanitizing animals, animal products, controlling animal slaughter, and managing veterinary hygiene and food safety for animal-based products;

h) Collecting animal and animal product samples to serve sanitizing animals and animal products, controlling animal slaughter, examining veterinary hygiene and food safety for animal-based products;

i) Analyzing and assessing test results serving disease control, slaughter control and veterinary hygiene examination.

3. Specialized and professional standards

a) Having basic animal health science knowledge;

b) Acknowledging applicable regulations and law on animal health;

c) Acknowledging animal health laws of other countries in the area;

d) Understanding social psychology and regulations and law of the Government to deal with specialized matters precisely and rapidly;

d) Organizing, guiding, examining and capable of organizing cooperation between relevant ministries to implement affairs effectively;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Education and training standards

a) Having at least university degrees in animal health, aquatic animal epidemiology, husbandry or other discipline suitable for title requirements;

b) Having certificates of professional development of state management for animal sanitary official title;

c) Possess level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Possess computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 7. Animal sanitary technician title (code: 09.317)

1. Responsibilities

Acting specialized official to directly sanitize animals, animal products, control animal slaughter, and examine veterinary hygiene and food safety for animal-based products according to issued regulations.

2. Tasks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Examining and monitoring clinical conditions of animals, goods and visual conditions of animal products;

c) Preventing and treating animal diseases during quarantine or isolation of diseased animals at slaughterhouses;

d) Collecting animal and animal product samples to serve sanitizing animals and animal products, controlling animal slaughter, examining veterinary hygiene and food safety for animal-based products;

dd) Monitoring adoption of veterinary hygiene measures during quarantine period, slaughtering of animals or processing and preparing of animal products;

e) Guiding and monitoring implementation or directly concocting disinfectants, resolvents and spraying disinfectants, resolvents as prescribed.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging basic applicable regulations and law on animal health;

b) Acknowledging technical procedures to perform assigned tasks;

c) Acknowledging common diseases and irregular details in animal products;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Being able to supervise quarantine, record results and keep experiment diaries;

e) Being able to treat common diseases of animals.

4. Education and training standards

a) Having at least intermediate education degrees in animal health, aquatic animal epidemiology, husbandry or other disciplines suitable for title requirements;

b) Having level 1 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

c) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Chapter III

SPECIALIZED PROFESSIONAL STANDARDS OF PHYTOSANITARY TITLES

Article 8. General virtue standards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Being highly responsible, complying with regulations and law, and being cautious about performing tasks.

3. Not exploiting position, titles and powers for personal gains.

4. Complying with regulations of agencies and complying with assignment of heads of agencies, organizations and entities.

5. Regularly researching and learning to improve specialized profession to accomplish assigned tasks.

6. Leading a healthy lifestyle, showing disciplined, leading the affairs by examples; not displaying bureaucracy, corruption, wastefulness and steadfastly fighting against bureaucracy, corruption, wastefulness and other vices.

7. Showing honesty, objectivity, fairness, and democracy; showing respect upon meeting the general public.

Article 9. Senior phytosanitary title (code: 09.318)

1. Responsibilities

Acting specialized official to assist heads in organizing and sanitizing plants for import, export, transit and domestic consumption at government organizations of provinces, local divisions and central levels assigned with phytosanitary tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Developing plans, measures and organizing sanitation of plants for import, export, transit and domestic consumption for entities within assigned sectors;

b) Detecting subjects of phytosanitary and subjects of control and verification for cases of suspicions of newly discovered pests;

c) Investigating, collecting figures and information; consolidating and analyzing the figures and information, assessing situations, learning from experience regarding phytosanitary in assigned administrative divisions in order to propose revisions to procedures, technical standards and technical regulations relating phytosanitary operations;

d) Specifying general regulations regarding phytosanitary techniques and operations to suit conditions of each administrative division;

dd) Participating in developing and amending regulations and law on phytosanitary. Taking charge organizing prevention and guidelines for regulations and law on phytosanitary, detecting, preventing and dealing with within competence or requesting superiors to deal with the violations;

e) Developing standards, procedures and regulations regarding phytosanitary and applying international standards and norms in assigned sectors;

g) Taking charge or examining compliance with regulations of the government on managing fumigation, irradiation and other solutions in phytosanitary and plant protection;

h) Hosting or participating in disciplinary scientific research regarding phytosanitary and participating in government topics in assigned sectors; 

i) Performing specialized inspection regarding phytosanitary at request;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l) Concluding the situations, assessing and learning from specialized experience in phytosanitary operations.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging policies of the Communist Party and the government related to assigned tasks and regulations of the sectors regarding phytosanitary and plant protection;

b) Acknowledging regulations and law regarding phytosanitary and plant protection and relevant national and international laws;

c) Acknowledging biological properties of regulated pests;

d) Acknowledging relationship between phytosanitary and plant protection, import, export, transit, domestic transportation, economy, politic and social related to phytosanitary;

dd) Acknowledging relevant procedures, technical standards, technical regulations on phytosanitary, technology and science information of Vietnam and other countries;

e) Acknowledging procedures and government administrative principles related to phytosanitary operations;

g) Taking charge or participating in works, projects and schemes recognized and effectively brought into use by science councils of ministries or provinces;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Education and training standards

a) Graduating university or higher in: plant protection, agriculture, cultivation, plants or biology or other discipline suitable for title requirements;

b) Having certificates of professional development of state management for senior phytosanitary official title;

c) Having level 3 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 10. Phytosanitary title (code: 09.319)

1. Responsibilities

Acting specialized official to assist heads in organizing and sanitizing plants for import, export, transit and domestic consumption at government organizations of provinces, local divisions and central levels assigned with phytosanitary tasks.

2. Tasks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Detecting pests and verifying cases of suspicion of common pests;

c) Adopting multiple phases or the entire procedures for examining objects subject to phytosanitary, import, export or transit;

d) Deciding, supervising and confirming adoption of actions for infected objects (according to decentralization) and being personally responsible for decisions;

dd) Publicizing and guiding regulations and law on phytosanitary; detecting, preventing and taking actions as per the law or requesting competent entities to take actions as per the law;

e) Hosting topics and field survey of entities and participating in disciplinary topics on phytosanitary. Requesting amendments to regulations specialized in phytosanitary;

g) Examining compliance with regulations of the government on managing fumigation and other solutions in phytosanitary and plant protection;

h) Guiding and providing specialized enhancement for lower ranking officials.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging policies of the Communist Party and the government related to assigned tasks and regulations of the sectors regarding phytosanitary and plant protection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Acknowledging relevant procedures, technical standards, technical regulations on phytosanitary, technology and science information;

d) Acknowledging procedures and government administrative principles related to phytosanitary operations;

dd) Acknowledging socio-economic-political conditions related to assigned phytosanitary operations;

e) Candidates for phytosanitary official title must hold phytosanitary technician title or equivalent titles for at least 3 years (36 months).

4. Education and training standards

a) Graduating university or higher in: plant protection, agriculture, cultivation, plants or biology or other discipline suitable for title requirements;

b) Having certificates of professional development of state management for phytosanitary title;

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities

Acting specialized official to organize and sanitize plants for import, export, transit and domestic consumption, and be assigned according to procedures at government organizations of provinces, local divisions and central levels assigned with phytosanitary tasks.

2. Tasks

a) Adopting one or multiple phases of investigation and inspection procedures to detect pests;

b) Collecting samples, preparing pest specimens for storage, transportation and analysis; 

c) Adopting one or multiple phases of analysis or experiment procedures in phytosanitary;

d) Preparing equipment and chemicals to investigate, inspect, analyze, assess or experiment in phytosanitary;

dd) Recording and performing initial processing of investigation, inspection, analysis, assessment or experimentation figures. Preparing phytosanitary dossiers;

e) Utilizing and preserving technical equipment for phytosanitary and being personally responsible for said equipment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging policies of the sector regarding phytosanitary and regulations on plant protection and phytosanitary related to assigned tasks;

b) Acknowledging professional procedures and investigation, inspection, analysis, assessment and experimentation techniques;

c) Acknowledging visual characteristics of pests and their signs related to discovery of commonly found pests;

d) Acknowledging properties, uses and preservation of assigned chemicals and equipment for investigation, inspection, analysis, assessment and experiment.

4. Education and training standards

a) Graduating intermediate education or higher in: plant protection, agriculture, cultivation, plants or biology or other discipline suitable for title requirements;

b) Having level 1 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

c) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SPECIALIZED PROFESSIONAL STANDARDS OF DIKE CONTROL TITLES

Article 12. General virtue standards

1. Having unwavering political standpoint, impervious to difficulties and challenges, steadfast in Marxism-Leninism and Ho Chi Minh ideology; forever prioritizing benefits of the country, of the Communist Party and of the general public above one’s benefits.

2. Being highly responsible, complying with regulations and law, and being cautious about performing tasks.

3. Not exploiting position, titles and powers for personal gains.

4. Complying with regulations of agencies and complying with assignment of heads of agencies, organizations and entities.

5. Regularly researching and learning to improve specialized profession to accomplish assigned tasks.

6. Leading a healthy lifestyle, showing disciplined, leading the affairs by examples; not displaying bureaucracy, corruption, wastefulness and steadfastly fighting against bureaucracy, corruption, wastefulness and other vices.

7. Showing honesty, objectivity, fairness, and democracy; showing respect upon meeting the general public.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities

Acting specialized official in irrigation sector and assisting directors of departments in controlling and expediting implementation of complicated technical issues regarding managing dike control systems and dike protections within assigned divisions.

2. Tasks

a) Appraising editing of documents and background information of dikes, embankments, culverts, flow of runoff or beach performed by Dike management authorities;

b) Appraising analysis and assessment results of dikes, embankments, and culverts and proposing measures for reinforcing structures.   Proposing technical solutions and appropriate measures for reinforcement of dike control systems under management of Dike management authorities;

c) Appraising methods of protecting key flood prevention locations established by district governments. Taking charge of producing protective measures for key locations under management of affiliated entities;

d) Taking charge identifying causes, proposing measures and providing technical direction in case of complicated incidents of dikes, embankments or culverts according to assignment of heads of Dike management authorities;

dd) Examining level of impact on safety of dikes, embankments and culverts in case of serious violations to Law on Dikes.  Taking actions against violations to regulations and law on dikes;

e) Taking charge or participating in preparing documents and providing technical, management and dike trainings for dike management personnel;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging Law on Dikes, Law on Natural Disaster Prevention and other relevant legislative documents on dike management and protection;

b) Acknowledging national standards, disciplinary standards, technical procedures and technical regulations related to developing, reinforcing, managing and protecting dikes;

c) Acknowledging functions, uses and management principles for reserved materials for preventing natural disasters.  Being able to utilize available substitutes;

d) Understanding characteristics of storms in Vietnam and policies on preventing natural disasters of the Government and provincial governments;

d) Acknowledging current conditions of dikes, embankments and culverts in provinces. Complying with assignment and decentralization of government management for dike control systems;

e) Taking charge or participating in work, projects and schemes recognized and effectively brought into use by science councils of ministries or provinces;

g) Having experience in administration and public affairs regarding dike control or in management activities. Public officials must hold titles of dike control official or similar for at least 5 years (60 months) with at least 3 years (36 months) of holding dike control title in order to attend exams for senior dike control title.

4. Education and training standards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Possess certificates of professional development of state management for senior dike control title;

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 14. Dike control title (code: 11.082)

1. Responsibilities

Acting specialized official of irrigation major and assisting heads of Dike management authorities in organizing implementation, controlling, and expediting compliance with Law on Dikes, other policies related to dike management and protection within assigned administrative divisions.

2. Tasks

a) Preparing, editing and adding to complete background information of dikes, embankments and culverts, and flow of runoff or beach within assigned administrative divisions;

b) Promptly detecting all developments of dikes, embankments, culverts, runoff, riverbanks, beaches, identifying causes, proposing solutions and directly organizing adoption of actions against incidents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Analyzing and assessing current conditions of dikes, embankments and culverts to detect instability level of the structures. Proposing measures for reinforcing structures, supervising constructions and inspecting work items for acceptance within assigned administrative divisions;

dd) Supervising constructions, inspecting constructions for acceptance, and reinforcing dikes, embankments, culverts within administrative divisions assigned by superiors;

e) Managing reserved materials for natural disaster prevention in assigned administrative divisions;

g) Providing technical training for dike protection personnel and guidelines for dealing with complicated situations under assignment of Dike management authorities;

h) Publicizing regulations and law on dikes and mobilizing organizations and individuals to manage and protect dikes.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging Law on Dikes, Law on Natural Disaster Prevention and other relevant legislative documents on dike management and protection;

b) Acknowledging national standards, disciplinary standards, technical procedures and technical regulations related to developing, reinforcing, managing and protecting dikes;

c) Acknowledging functions, uses and management principles for reserved materials for preventing natural disasters;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Acknowledging current conditions of dikes, embankments and culverts under management of the entities and assignment, decentralization regarding dikes;

e) Candidates for dike control title must hold medium-level dike control title or equivalent titles for at least 3 years (36 months).

4. Education and training standards

a) Graduate university level or higher in irrigation major or other majors satisfactory to requirements of position;

b) Having certificates of professional development of state management for dike control title;

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 15. Medium-level dike control title (code: 11.083)

1. Responsibilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Tasks

a) Collecting documents to complete background information of dikes, embankments and culverts, and flow of runoff or beach within assigned administrative divisions;

b) Detecting and reporting to superiors about all situations of dikes, embankments, culverts, runoffs, riverbanks, and beaches in a timely manner. Directly guiding dike protection personnel to deal with regular issues of dikes, embankments and culverts within assigned administrative divisions and dealing with complicated incidents under assignment of superiors;

c) Inspecting, detecting, interfering, making records and requesting competent agencies to take actions against violations to safety of dikes, embankments and culverts;

d) Supervising constructions, inspecting constructions for acceptance, and reinforcing dikes, embankments, culverts within administrative divisions assigned by superiors;

dd) Managing reserved materials for natural disaster prevention in assigned administrative divisions;

e) Publicizing regulations and law on dikes and mobilizing organizations and individuals to manage and protect dikes.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging Law on Dikes, Law on Natural Disaster Prevention and other relevant legislative documents on dike management and protection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Acknowledging functions, uses and management principles for reserved materials for preventing natural disasters;

d) Acknowledging general characteristics of natural disasters in Vietnam and commonly adopted measures in specific administrative divisions;

dd) Acknowledging current conditions of dikes, embankments and culverts under management of the entities and assignment, decentralization regarding dikes;

4. Education and training standards

a) Graduating intermediate level or higher in irrigation major or other majors satisfactory to requirements of position;

b) Having level 1 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

c) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Chapter V

SPECIALIZED PROFESSIONAL STANDARDS FOR RANGER TITLES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Satisfying virtue requirements for public officials and employees specified under Law on Cadres and Officials.

2. Displaying bravery and wisdom in fighting against acts of vandalism to manage and protect forest.

3. Being highly responsible, comply with regulations and law, and be cautious about performing tasks.

4. Not exploiting position, titles and powers for personal gains.

5. Prioritizing serving and listening to the people to publicize and encourage the people to participate in protecting and developing forest; closely cooperate with relevant agencies to complete tasks.

6. Displaying fairness and honesty; welcoming, being well-mannered and humble when meeting the general public.

Article 17. Senior ranger title (code: 10.225)

1. Responsibilities

Being specialized and professional officials in forest ranger sector, assisting heads of central or local forest ranger agencies in organizing implementation of one or many activities in specialities and professions of forest management, forest protection and development, and management of forestry products on a nationwide and provincial scale.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Taking charge or participating in organization and implement one or many activities in specialities and professions of forest protection, forest protection and development, and forestry product management;

b) Taking charge or participating in development of measures, programs and plans within the assigned field of operation and cooperate with relevant agencies in implementation;

c) Participating in development or revision of legislative documents on specialities and professions within the assigned field of operation;

d) Taking charge or cooperating in conducting examination, inspection and dealing with large-scale and complicated cases as per the law;

dd) Taking charge or participating in organizing and providing guidance on professional examination in forest ranger sectors and propose corrective measures to be adopted in forest ranger sectors to ensure close, effective and efficient organization;

e) Ensuring professional cooperation with relevant agencies (law enforcement, research, management, etc.) in performing tasks and managing, protecting and developing forest on provincial, regional and nationwide scale;

g) Taking charge or participating in organizing research, application and adoption of scientific and technical achievements and latest technologies in forest management, forest protection and forestry product management;

h) Drafting or participating in drafting professional textbooks and documents on forest ranger sector, participate in teaching at classes that provide professional development for ranger public officials;

i) Conducting research and analyzing activities of forest ranger sector on a nationwide scale and in provinces with large forest areas, proposing measures to organize and direct to improve efficiency in management and operation within forest ranger sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Taking charge or cooperating in effectively implementing professional activities regarding forest management, forest protection and development, and forestry product management;

b) Effectively cooperating with other relevant agencies during implementation of forest management, forest protection and development, and forestry product management;

c) Providing guidance and examining implementation of forest ranger profession of other members within the agencies;

d) Being capable of comprehending and summarizing activities related to specialized and professional operations of forest ranger sector to propose measures to enhance effectiveness of forest protection;

dd) Being capable of independently conducting scientific research serving forest management, forest protection and development, and forestry product management;

e) Taking charge or participating in work, projects and schemes recognized and effectively brought into use by science councils of ministries or provinces;

g) Having experience in administration and public affairs regarding forest ranger or in management activities. Public officials must hold title of forest ranger official or similar for at least 5 years (60 months) with at least 3 years (36 months) of holding forest ranger title in order to attend exams for senior forest ranger title.

4. Education and training standards

a) Having university degrees or higher in forestry major or other majors satisfactory to requirements of position;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 18. Ranger title (code: 10.226)

1. Responsibilities

Being specialized and professional officials in forest ranger sector, assisting heads of central or local forest ranger agencies in performing forest management, forest protection and development, and forestry product management on assigned administrative divisions.

2. Tasks

a) Examining and controlling compliance with regulations and law on forest management, forest protection and development, and forestry product management;

b) Monitoring and promptly reporting on forest management, forest protection and development, and forestry product management within assigned administrative divisions;

c) Developing plans, schemes and organizing implementation, examination, inspection, fire prevention and counter of violations relating forest management, forest protection and development, and forestry product sale;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Providing guidance on development and supervising implementation of agreements and conventions on protection and development of forest within assigned administrative divisions;

e) Joining locals and other law enforcers in preventing and fighting deforestation within assigned administrative divisions;

g) Examining, detecting and taking actions against violations relating forest management, forest protection and development, and forestry product management according to assigned tasks and powers.

3. Specialized and professional standards

a) Being capable of working actively and independently;

b) Being capable of performing organization, direction, guidance, examination and inspection relating forest management, forest protection and development, and forestry product management;

c) Effectively cooperating with relevant agencies in fulfilling assigned tasks;

d) Being capable of excellently communicating with individuals and organizations during performance of assigned tasks;

dd) Organizing and cooperating in taking actions against violations relating forest management, forest protection and development, and forestry product management as per the law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Education

a) Having university degrees or higher in forestry major or other majors satisfactory to requirements of position;

b) Having certificates of professional development of state management for ranger title;

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 19. Medium-level ranger title (code: 10.228)

1. Responsibilities

Being specialized and professional officials in forest ranger sector, assisting heads of local forest ranger agencies in performing certain tasks regarding forest management, forest protection and development, and forestry product management as per the law.

2. Tasks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Patrolling and examining violations against Law on Forest Protection and Development committed within assigned administrative divisions;

c) Investigating, acknowledging situations and promptly reporting to direct presiding agencies on acts of forest destruction and smuggling of forestry products within assigned administrative divisions;

d) Publicizing and encouraging the general public to comply with forestry laws;

dd) Promptly deterring violations to forest resources, keeping records and initial documents on violations, and protecting the scenes, exhibits and vehicles used for illegal transportation of forestry products.

3. Specialized and professional standards

a) Independently examining and investigating in order to understand current conditions of forest management, forest protection and development, and forestry product management;

b) Developing methods to publicize and encourage the general public to participate in forest management, forest protection and development, and forestry product management;

c) Mastering specialized operations of ranger and forest development.

4. Education and training standards

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Having certificates of professional development of state management for mid-level ranger title;

c) Having level 1 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Chapter VI

SPECIALIZED PROFESSIONAL STANDARDS FOR FISHERIES SURVEILLANCE TITLES

Article 20. General virtue standards

1. Having unwavering political standpoint, impervious to difficulties and challenges, steadfast in Marxism-Leninism and Ho Chi Minh ideology; forever prioritizing benefits of the country, of the Communist Party and of the general public above one’s benefits.

2. Being highly responsible, complying with regulations and law, and being cautious about performing tasks.

3. Not exploiting position, titles and powers for personal gains.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Regularly researching and learning to improve specialized profession to accomplish assigned tasks.

6. Leading a healthy lifestyle, showing disciplined, leading the affairs by examples; not displaying bureaucracy, corruption, wastefulness and steadfastly fighting against bureaucracy, corruption, wastefulness and other vices.

7. Showing honesty, objectivity, fairness, democracy and respect for the general public.

Article 21. Senior fisheries surveillance title (code: 25.309)

1. Responsibilities

Acting specialized officials in fisheries surveillance agencies and assisting heads of fisheries surveillance agencies in patrolling, examining, controlling, taking actions against violations and performing inspection in fishery sector over Vietnamese waters under their management.

2. Tasks

a) Taking charge implementing specialized affairs regarding fisheries surveillance and inspections in fishery sector;

b) Participating in development or revision of legislative documents on specialities and professions within the assigned field of operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Taking charge organizing and guiding fishery operations; proposing measures to organize and improve effectiveness in management and operation of fisheries surveillance personnel;

dd) Cooperating with relevant agencies in patrolling, examining, controlling, inspecting, detecting and taking actions against violations to regulations and law on fisheries;

e) Taking charge or participating in organizing research, application and adoption of scientific and technical achievements and latest technologies in assigned affairs;

g) Participating or hosting draft of teaching and guiding materials while organizing experience improvement and enhancement for fisheries surveillance personnel and boat crews.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging policies of the Communist Party and regulations, laws of the Government; understanding development orientation of the sector regarding management and relevant affairs;

b) Effectively hosting and implementing patrol, examination, inspection and investigation to detect and take actions against violations to regulations and law on fisheries;

c) Organizing effective cooperation with relevant agencies during task implementation;

d) Providing guidance and examining implementation of fisheries surveillance profession of other members within fisheries surveillance forces;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Being capable of comprehending and summarizing activities related to specialized operations to propose measures to enhance effectiveness of fisheries surveillance;

g) Capable of independently conducting scientific research to serve fisheries surveillance and inspection specialized in fisheries surveillance;

dd) Taking charge or participating in works, topics and projects related to fisheries surveillance to be effectively adopted;

e) Having experience in administration and public affairs regarding fisheries surveillance or in management activities. Public officials must hold title of fisheries surveillance official or similar for at least 5 years (60 months) with at least 3 years (36 months) of holding fisheries surveillance title in order to attend exams for senior fisheries surveillance title.

4. Education and training standards

a) Having university degree or higher in majors satisfactory to requirements of position;

b) Graduating courses for enhancement of state management and senior fisheries surveillance operation;

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Responsibilities

Acting specialized officials in fisheries surveillance agencies and assisting heads of fisheries surveillance agencies in patrolling, examining, controlling, taking actions against violations and performing inspection in fishery sector according to assigned tasks.

2. Tasks

a) Developing fishery patrol, examination, inspection and control measures and plans to be adopted on Vietnamese waters;

b) Developing and amending legislative documents regarding assigned field of operations;

c) Patrolling, examining, controlling, detecting, preventing, taking actions against violations and conducting inspections specialized in fishery sectors as assigned;

d) Publicizing Vietnamese and international regulations and law on fishery, guiding fishermen, organizations and individuals operating on waters to stringently comply with regulations and law on fishery; 

dd) Cooperating with relevant agencies in patrolling, examining, controlling, inspecting, detecting and taking actions against violations to regulations and law on fisheries;

e) Organizing research, application and adoption of scientific and technical achievements and latest technologies in assigned affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Acknowledging policies of the Communist Party and regulations, laws of the Government; understanding development orientation of the sector regarding management and relevant affairs;

c) Acknowledging procedures for patrolling, examining, controlling, detecting, preventing, taking actions against violations and conducting inspections specialized in fishery sectors;

c) Cooperating with relevant agencies in effectively executing assigned tasks;

d) Acknowledging national safety and security at sea related to operations of ships and boat crews;

dd) Being capable of excellently communicating with individuals and organizations during performance of assigned tasks;

e) Organizing and cooperating in taking actions against regulations and law on fishery as per the law;

dd) Candidates for fisheries surveillance title must hold medium-level fisheries surveillance title for at least 3 years (36 months).

4. Education and training standards

a) Having university degree or higher in majors satisfactory to requirements of position;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 23. Medium-level fisheries surveillance title (code: 25.311)

1. Responsibilities

Acting specialized official in fisheries surveillance agencies and performing affairs in fisheries surveillance sector.

2. Tasks

a) Developing and amending legislative documents regarding assigned field of operations;

b) Patrolling, examining, inspecting, detecting, controlling, detecting, preventing and taking actions against violations to regulations and law on fisheries on assigned waters;   

c)  Collecting information on situations and reporting on violations against regulations and law on fisheries of domestic and international organizations and individuals on assigned waters;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Cooperating with patrol, inspection and control forces of ministries and local governments in preventing violations against regulations and law on fisheries on Vietnamese waters.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging policies of the Communist Party and regulations, laws of the Government; understanding development orientation of the sector regarding management and relevant affairs;

c) Acknowledging procedures for patrolling, examining, controlling, detecting, preventing, taking actions against violations and conducting inspections specialized in fishery sectors;

c) Capable of cooperating with relevant agencies in taking actions against violations to regulations and law on fishery as per the law;

d) Acknowledging national safety and security at sea related to operations of ships and boat crews;

4. Education and training standards

a) Having intermediate education degree or higher in majors satisfactory to requirements of position;

b) Graduating courses for enhancement of state management and medium-level fisheries surveillance operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Chapter VII

SPECIALIZED PROFESSIONAL STANDARDS FOR FISHERIES SURVEILLANCE  MARINER TITLES

Article 24. General virtue standards

1. Having unwavering political standpoint, impervious to difficulties and challenges, steadfast in Marxism-Leninism and Ho Chi Minh ideology; forever prioritizing benefits of the country, of the Communist Party and of the general public above one’s benefits.

2. Being highly responsible, complying with regulations and law, and being cautious about performing tasks.

3. Not exploiting position, titles and powers for personal gains.

4. Complying with regulations of agencies and complying with assignment of heads of agencies, organizations and entities.

5. Regularly researching and learning to improve specialized profession to accomplish assigned tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Showing honesty, objectivity, fairness, democracy and respect for the general public.

Article 25. Senior fisheries surveillance mariner title (code: 25.312)

1. Responsibilities

Acting specialized official in fisheries surveillance agencies, assisting heads of fisheries surveillance agencies in executing patrol, control and inspection plans, taking actions against violations to regulations and law on fishery on Vietnamese waters and executing tasks relating management and use of fisheries surveillance ships to ensure safety and effectiveness.  

2. Tasks

a) Developing ship operation and repair plans; proposing safe and effective ship use and mariner management measures;

b) Patrolling, examining, inspecting, detecting, controlling, detecting, preventing and taking actions against violations to regulations and law on fisheries on Vietnamese waters;  

c) Operating fisheries surveillance ships safely and effectively; managing weapons and combat gears equipped for ships;

d) Applying technological and scientific advances in ship operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Drafting or participating in drafting professional textbooks and documents on fisheries surveillance ships, and teaching at classes that provide professional development for fisheries surveillance mariners.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging policies of the Communist Party and regulations, laws of the Government; understanding development orientation of the sector regarding management and relevant affairs;

b) Acknowledging patrol, examination, inspection professions, detecting, preventing and taking actions against violations to regulations and law on fishery;

c) Acknowledging national safety and security at sea related to operations of ships and boat crews;

d) Acknowledging activities of ships and occupations conducting inspection at sea;

dd) Acknowledging operational properties of fisheries surveillance ships and effectively utilizing modern equipment installed on board;

e) Having experience at sea; capable of analyzing, assessing weather, meteorology and hydrology conditions to specialized affairs;

dd) Hosting or participating in works, technical renovations, topics and schemes applied in fields of fisheries surveillance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Education and training standards

a) Having university degree or higher in majors satisfactory to requirements of position;

b) Completing training courses of senior fisheries surveillance mariners;

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 26. Fisheries surveillance mariner title (code: 25.313)

1. Responsibilities

Acting specialized official in fisheries surveillance agencies, assisting heads of fisheries surveillance agencies in executing patrol, control and inspection, taking actions against violations to regulations and law on fishery and executing tasks relating management and use of fisheries surveillance ships to ensure safety and effectiveness. 

2. Tasks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Patrolling, examining, inspecting, detecting, controlling, detecting, preventing and taking actions against violations to regulations and law on fisheries on Vietnamese waters;  

c) Operating fisheries surveillance ships safely and effectively; managing weapons and combat gears equipped for ships;

d) Applying technological and scientific advances in ship operation;

d) Participating in natural disaster prevention, search and rescue.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging policies of the Communist Party and regulations, laws of the Government; understanding development orientation of the sector regarding management and relevant affairs;

b) Acknowledging patrol, examination, inspection professions, detecting, preventing and taking actions against violations to regulations and law on fishery;

c) Acknowledging national safety and security at sea related to operations of ships and boat crews of competent authorities;

d) Acknowledging activities of ships and occupations conducting inspection at sea;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Having experience at sea; capable of analyzing, assessing weather, meteorology and hydrology conditions to specialized affairs;

g) Candidates for fisheries surveillance mariner title must hold medium-level fisheries surveillance mariner title or equivalent titles for at least 3 years (36 months).

4. Education and training standards

a) Having university degree or higher in majors satisfactory to requirements of position;

b) Completing training courses of fisheries surveillance mariners;

c) Having level 2 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

d) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

Article 27. Medium-level fisheries surveillance mariner title (code: 25.314)

1. Responsibilities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Tasks

a) Executing orders of direct superiors;

b) Conducting specialized patrol, examination and inspection relating aquatic resource protection; 

c) Participating in natural disaster prevention, search and rescue;

d) Applying technological and scientific advances in ship operation;

dd) Using and maintaining equipment installed on ships according to technical procedures;

e) Executing other tasks if assigned.

3. Specialized and professional standards

a) Acknowledging policies of the Communist Party and regulations, laws of the Government; understanding development orientation of the sector regarding management and relevant affairs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Acknowledging national safety and security at sea related to operations of ships and boat crews;

d) Acknowledging operational properties of fisheries surveillance ships;

dd) Capable of traveling at sea.

4. Education and training standards

a) Having intermediate education degree or higher in majors satisfactory to requirements of position;

b) Completing training courses of medium-level fisheries surveillance mariners;

c) Working on-board for at least 6 months;

b) Having level 1 foreign language capacity as specified in Circular No. 01/2014/TT-BGDDT dated January 24, 2014 of Ministry of Education and Training on 6-level framework of reference for foreign language in Vietnam;

c) Having computer skills satisfactory to basic utilization of information technology as specified Circular No. 03/2014/TT-BTTTT dated March 11, 2014 of Ministry of Information and Communications on standard skills in information technology utilization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

TRANSITION CLAUSES AND IMPLEMENTATION

Article 28. Transition clauses for officials specialized in animal-plant sanitation

Officials specialized in animal-plant sanitation holding previous titles of: senior animal-plant sanitary officials (code 09.067), animal-plant sanitary officials (code 09.068), and animal-plant technician (code 09.069) shall hold new titles of:

- Senior animal-plant sanitary officials (code 09.067) shall now hold titles of senior animal sanitary officials (code 09.315) or senior phytosanitary official (code 09.318);

- Animal-plant sanitary officials (code 09.068) shall now hold titles of animal sanitary officials (code 09.316) or phytosanitary officials (code 09.319);

- Animal-plant technicians (code 09.069) shall now hold titles of animal sanitation technicians (code 09.317) or phytosanitary technicians (code 09.320).

Article 29. Transition clauses for officials specialized in forest ranger 

1. Forest ranger officials previously holding titles of college-level forest rangers (code 10.227) shall now hold the title of medium-level forest rangers (code 10.228).

2. Forest ranger officials previously holding titles of preliminary forest rangers (code 10.229) shall now hold the title of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Officials currently holding intermediate forest ranger title (code 10.229) and having no specialized degrees may comply with current policies for 5 years from the effective date of this Circular. Within 5 years from the effective date of this Circular, employers of the officials are responsible for enforcing training of officials to meet requirements of forest ranger titles specified under this Circular, to be specific:

- Employers of male officials under 55 years of age and female officials under 50 years of age must enforce training of said officials to meet requirements for medium-level forest rangers or higher.  In case officials assigned for training fail to adequately participate in training or attain eligible score, employers of said officials shall request supervisory agencies of officials to downsize.  In case officials graduate medium-level education or higher after attending the training, assign the officials with new titles as specified under Point b of this Clause.

- Male officials of at least 55 years of age and female officials of at least 50 years of age who do not wish or are not assigned for training may retain policies applied to preliminary forest ranger until retirement age.

3. Employers and supervisory agencies of officials shall not employ preliminary forest ranger officials from the effective date of this Circular.

Article 30. Salary arrangement

1. Public official titles in agriculture and rural development sectors, including: animal sanitary, phytosanitary, dike control, forest ranger, fisheries surveillance, and fisheries surveillance mariners specified under this Circular may adopt professional salary schedule for officials and public officials in regulatory authorities (Schedule 2) attached to Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 of the Government on salary for officials, public officials, employees and armed forces and amendments thereto under Decree No. 17/2013/ND-CP dated February 19, 2013 of the Government as follows:   

a) Senior forest rangers, senior fisheries surveillance officials and senior fisheries surveillance mariners shall adopt class A2, sub-class A2.1 official salary multiplier, from a 4.40 multiplier to a 6.78 multiplier;

b) Senior animal sanitary officials, senior phytosanitary officials and senior dike control officials shall adopt class A2, sub-class A2.2 official salary multiplier, from a 4.00 multiplier to a 6.38 multiplier;

c) Animal sanitary officials, phytosanitary officials, dike control officials, forest rangers, fisheries surveillance officials and fisheries surveillance mariners may adopt class A1 official salary multiplier, from a 2.34 multiplier to a 4.98 multiplier;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Salary arrangement at the end of probation period and upon assignment

At the end of probation period as per the law, competent supervisory authorities of officials that decide on assignment of officials shall arrange the new salary as follow:

a) Officials that have doctor degrees specialized in majors suitable for title requirements shall be arranged in level 3 and 3.00 multiplier of official titles specified under Point c Clause 1 of this Article;

b) Officials that have master degrees specialized in majors suitable for title requirements shall be arranged in level 2 and 2.67 multiplier of official titles specified under Point c Clause 1 of this Article;

c) Officials that have college-level education in majors suitable for title requirements shall be arranged in level 2 and 2.06 multiplier of official titles specified under Point c Clause 1 of this Article;

3. Salary arrangement for officials in agricultural sectors, including: animal sanitary officials, phytosanitary officials, dike control officials, forest rangers, fisheries surveillance officials and fisheries surveillance mariners who have been classified according to Decision No. 413/TCCP-VC dated May 29, 1993 of Board of Governmental Organizations – Officials on professional standards for irrigation officials; Decision No. 417/TCCP-VC dated May 29, 1993 of Board of Governmental Organizations – Officials on professional standards for agricultural – food industry officials; Decision No. 09/2006/QD-BNV dated October 5, 2006 of Ministry of Home Affairs on titles, codes and professional standards of forest ranger officials; Circular No. 02/2014/TT-BNV of Ministry of Home Affairs on titles, codes and standards of fisheries surveillance officials, fisheries surveillance mariners and Decree No. 204/2004/ND- CP shall be implemented as follows:  

a) In case assign officials to titles with the same salary multiplier as the previous titles, adopt salary rate and exceeding seniority pay % (if any) of the previous titles (including pay rise or excess seniority pay consideration period of the previous titles) to the newly assigned titles.  

Example 1: Mr. Nguyen Van A was previously ranked as forest ranger (code 10.226), class 5, and salary multiplier of 3.66 from January 1, 2013, is now eligible and assigned as a forest ranger (code 10.226) and shall be ranked as class 5 with salary multiplier of 3.66 of forest ranger (code 10.226) from the date on which assignment decision is signed; consideration period for the next pay rise shall begin from January 1, 2013.

b) In case officials having college education specialized in suitable disciplines for title requirements and ranked A0 for official salary according to Decree No. 204/2004/ND-CP are assigned as class B officials, salary arrangement for said officials shall rely on the duration of work in which the officials participate in mandatory social insurance depending on pay scale and pay schedule prescribed by the Government (excluding probation period) is as follows: 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If new salary multiplier of agricultural officials plus excess seniority pay (if any) is lower than the previous salary multiplier, adopt the difference amount to match the original multiplier (including excess seniority pay, if any). Officials shall benefit from the difference amount while holding assigned titles. If salary multiplier of officials is later raised, add the difference amount to salary multiplier (including excess seniority pay, if any) which the officials are benefiting from to determine new salary multiplier and officials shall cease to benefit from the difference amount from the date on which they benefit from salary of the new multiplier.

Example 2: Mr. Nguyen Van B has college-level education in forestry, is employed as officials, pays for mandatory social insurance from January 1, 2008, is ranked 3 with salary multiplier of 2.72 for A0 officials from July 1, 2014, always accomplishes assigned tasks and is not disciplined.  He is assigned as medium-level forest rangers and subject to following salary arrangement:

Mr. Nguyen Van B who has been working from January 1, 2008, minus 6 months of probation period, starting from level 2 of medium-level forest rangers and increasing 1 level for every 2 accumulated years shall have level 5 with salary multiplier of 2.66 of medium-level forest rangers (code 10.228) by July 1, 2014; Mr. Nguyen Van B shall benefit from the new salary for medium-level forest rangers (code 10.228) from the date of signing decisions in addition to the difference amount of 0.06 (2.72 – 2.66); consideration period for the next pay rise shall start from July 1, 2017.

Until July 1, 2016 (after 2 years), Mr. Nguyen Van B is eligible for receiving a raise to level  6 with a multiplier of 2.86 for medium-level forest rangers (code 10.228) and shall continue to benefit from the difference of 0.06 (for a total of 2.92).

4. Increase salary levels of agricultural and rural development officials as soon as the officials are assigned as titles specified under this Circular by competent authorities and arrange salary according to guidelines under Circular No. 02/2007/TT-BNV dated May 25, 2007 of Ministry of Home Affairs providing guidelines on arranging salary in case of increase or change of official ranks or types.

Article 31. Organization for implementation

Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant agencies, organizations shall rely on this Circular to employ, use and manage officials specialized in agriculture and rural development.

Article 32. Entry into force

1. This Circular comes into force from January 24, 2016.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 33. Responsibilities for implementation

1. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Home Affairs for consideration and solutions./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Anh Tuan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2015/TT-BNV ngày 11/12/2015 quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


57.128

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.107.152
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!