Trách nhiệm của các Bộ trong phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm như thế nào? Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm ra sao?

Tôi muốn hỏi trách nhiệm của các Bộ trong phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm như thế nào? - câu hỏi của chị Yến (Tây Ninh)

Trách nhiệm của các Bộ trong phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-UBQG năm 2023 quy định trách nhiệm của các Bộ trong phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm như sau:

- Bộ Công an:

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan đấu tranh phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm;

+ Đôn đốc, điều phối thực hiện và tổng hợp kết quả công tác phòng, chống ma túy của các Bộ, ngành, địa phương, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Chủ trì chỉ đạo tổ chức và quản lý công tác điều trị, cai nghiện, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và cộng đồng theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy;

+ Đôn đốc, điều phối thực hiện và tổng hợp kết quả công tác phòng, chống mại dâm và cai nghiện ma túy, báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia;

+ Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Bộ Y tế:

+ Thống kê và đánh giá tình hình nhiễm HIV/AIDS ở các địa phương và trong cả nước; tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS;

+ Tổ chức triển khai dự phòng, can thiệp giảm tác hại, khám bệnh, chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở y tế, cơ sở chữa bệnh và tại cộng đồng; nghiên cứu các loại thuốc và phác đồ điều trị cai nghiện ma túy;

+ Quản lý việc sản xuất, mua bán và sử dụng các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng trong y học, để phòng ngừa các đối tượng lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

- Bộ Quốc phòng:

+ Chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển chủ trì, phối hợp với lực lượng chuyên trách của Bộ Công an, các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong phòng chống tội phạm ma túy, tệ nạn mại dâm theo quy định của pháp luật; kiểm soát và ngăn chặn hoạt động vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới và trên biển;

+ Tham gia xóa bỏ việc trồng cây có chứa chất ma túy, phối hợp tổ chức cai nghiện ở khu vực biên giới.

- Bộ Tài chính

+ Chủ trì xây dựng dự toán ngân sách nhà nước theo dự toán và bảo đảm đủ và kịp thời kinh phí chi từ hàng năm cho công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm;

+ Chủ trì kiểm tra, giám sát việc sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;

+ Chỉ đạo Tổng cục Hải quan trong việc chủ trì và phối hợp với các lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng kiểm soát và ngăn chặn việc vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, tiền chất ma túy trái phép vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

+ Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự toán ngân sách hàng năm cho công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, trình cấp có thẩm quyền theo quy định;

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tích cực huy động các nguồn lực khác phục vụ cho công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm;

+ Xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

- Bộ Tư pháp;

+ Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm;

+ Lồng ghép công tác tuyên truyền phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch với các chương trình kinh tế - xã hội khác.

- Bộ Thông tin và Truyền thông:

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm;

+ Thực hiện lồng ghép công tác truyền thông phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm với truyền thông về các chương trình kinh tế - xã hội khác.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc và các địa phương chỉ đạo việc tuyên truyền, vận động người dân không trồng, xóa bỏ cây có chứa chất ma túy và chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế cây có chứa chất ma túy;

+ Tổ chức quản lý chặt chẽ các loại thuốc thú y có chứa tiền chất, chất gây nghiện, thuốc hướng thần theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

- Bộ Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện công tác quản lý các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy theo lĩnh vực phụ trách và theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.

- Bộ Ngoại giao:

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.

Trách nhiệm của các Bộ trong phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm như thế nào? Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm ra sao?

Trách nhiệm của các Bộ trong phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm như thế nào? Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm ra sao? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-UBQG năm 2023 quy định trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm:

-Giúp Ủy ban Quốc gia và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm theo yêu cầu và mục tiêu chung

- Tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia các hoạt động chung về công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm;

- Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia;

- Phối hợp với các Cơ quan Thường trực lĩnh vực đề xuất chương trình công tác và các hoạt động của Ủy ban Quốc gia.

Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-UBQG năm 2023 quy định như sau:

Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch; tổ chức chỉ đạo triển khai thống nhất công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm trên địa bàn.
2. Bố trí và sử dụng có hiệu quả kinh phí và các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.
3. Thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp định kỳ, đột xuất, theo chuyên đề về lĩnh vực công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm của địa phương theo quy định.

Theo như quy định trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm như sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch; tổ chức chỉ đạo triển khai thống nhất công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm trên địa bàn.

- Bố trí và sử dụng có hiệu quả kinh phí và các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm.

- Thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp định kỳ, đột xuất, theo chuyên đề về lĩnh vực công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm của địa phương theo quy định.

HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con? Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tác nhân gây bệnh HIV là gì? HIV lây truyền qua đường nào? Nhiễm HIV được phân thành mấy giai đoạn lâm sàng trên người lớn?
Pháp luật
HIV/AIDS là gì? Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là nguyên tắc phòng, chống bệnh HIV/AIDS?
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Pháp luật
Giáo viên có được phép cấm học sinh bị nhiễm HIV tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường không?
Pháp luật
Quy định trách nhiệm và hành vi cấm đối với người sử dụng lao động trong phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,184 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về HIV/AIDS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào