Tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS là tổ chức nào? Điều kiện tổ chức tư vấn hoạt động phòng chống HIV/AIDS?
Tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS là tổ chức nào? Điều kiện tổ chức tư vấn hoạt động phòng chống HIV/AIDS?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:
Tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS
1. Tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:
a) Cơ sở y tế;
b) Cơ sở ngoài y tế.
2. Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện như sau:
a) Đối với cơ sở y tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đã có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, hoặc quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi triển khai tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 63/2021/NĐ-CP;
b) Cơ sở ngoài y tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 63/2021/NĐ-CP.
3. Trước khi chính thức hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gửi Thông báo hoạt động tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Y tế nơi tổ chức tư vấn đặt trụ sở chính.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS bao gồm:
- Cơ sở y tế;
- Cơ sở ngoài y tế.
Theo đó, tổ chức tư vấn hoạt động phòng chống HIV/AIDS nêu trên cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đối với cơ sở y tế:
- Đã có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh, hoặc
+ Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc
+ Giấy chứng nhận đầu tư, hoặc
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Khi triển khai tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Người thực hiện tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
+ Địa điểm thực hiện tư vấn phải bảo đảm riêng tư;
+ Có bàn, ghế và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.
(2) Cơ sở ngoài y tế quy phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Người thực hiện tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
- Địa điểm thực hiện tư vấn phải bảo đảm riêng tư;
- Có bàn, ghế và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.
Tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS là tổ chức nào? Điều kiện tổ chức tư vấn hoạt động phòng chống HIV/AIDS? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức tư vấn phòng chống HIV/AIDS?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS
...
4. Hình thức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS gồm:
a) Tư vấn cá nhân;
b) Tư vấn nhóm.
5. Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Luật Phòng, chống HIV/AIDS.
6. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quản lý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS.
Theo đó, có 02 hình thức tư vấn phòng chống HIV/AIDS bao gồm:
- Tư vấn cá nhân;
- Tư vấn nhóm.
Việc phân phối thuốc kháng HIV tài trợ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 51 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân phối thuốc kháng HIV miễn phí
1. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cung ứng và tổ chức phân phối thuốc kháng HIV cho các đối tượng được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Việc phân phối thuốc do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được thực hiện như sau:
a) Đối với thuốc kháng HIV tài trợ cho Chính phủ thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên phạm vi toàn quốc;
b) Đối với thuốc kháng HIV tài trợ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về y tế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên địa bàn quản lý.
3. Đối với thuốc kháng HIV dùng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong các trường hợp: tai nạn rủi ro nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế, khi tham gia cứu nạn thì cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm dự phòng cơ số thuốc theo kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều này tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, đối với thuốc kháng HIV do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về y tế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên địa bàn quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động mới? Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động?
- Có phải đăng ký lần đầu đối với thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký? Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận khi đăng ký lần đầu?
- Nhân viên kinh doanh làm công việc gì? Thời giờ làm việc của nhân viên kinh doanh? Làm tốt công việc có được thưởng không?
- Thuốc kháng HIV dùng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV thì cơ quan được giao nhiệm vụ có trách nhiệm gì?
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gồm những hoạt động nào?