Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất? Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất?
Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất hiện nay là Mẫu số 01 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất có dạng như sau:
Tải về Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất.
Lưu ý:
Tiêu chuẩn của nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại Điều 6 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Tự nguyện tham gia các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
- Đã được tập huấn kiến thức về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất? Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 141/2024/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP; Tải về
- Giấy chứng nhận hoàn thành tập huấn về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
- Bản sao văn bản được phép triển khai hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn quản lý;
- 02 ảnh chân dung cỡ 02 cm x 03 cm, chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng (không áp dụng đối với trường hợp người nộp hồ sơ đã đăng tải ảnh khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử).
Lưu ý:
Thủ tục cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng được quy định tại Điều 9 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Người đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên cho Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh.
(2) Nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp;
- Qua đường bưu chính;
- Trên môi trường điện tử.
Việc nộp hồ sơ điện tử tuân thủ theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và không yêu cầu nộp các thành phần hồ sơ đã được kết nối, chia sẻ trên cơ sở dữ liệu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
(3) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh kiểm tra hồ sơ và lập phiếu tiếp nhận hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh ban hành Quyết định cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng và cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng cho người đề nghị;
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do và hướng dẫn cá nhân bổ sung hồ sơ.
Chế độ phụ cấp nhân viên tiếp cận cộng đồng do ai chi trả?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 141/2024/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng
1. Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng:
a) Tham gia tuyên truyền về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định này.
2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng chế độ phụ cấp và được cung cấp thiết bị, dụng cụ trong quá trình làm việc từ các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không có các chương trình, dự án hỗ trợ kinh phí, căn cứ tình hình dịch HIV/AIDS và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chế độ chi trả phụ cấp đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng chế độ phụ cấp từ các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp không có các chương trình, dự án hỗ trợ kinh phí thì căn cứ tình hình dịch HIV/AIDS và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chế độ chi trả phụ cấp đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài khoản kế toán thuế có bao nhiêu đoạn mã? Tên của từng đoạn mã tài khoản kế toán thuế như thế nào?
- Công chức viên chức của Kiểm toán nhà nước tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức theo yêu cầu vị trí việc làm thì thời hạn học bao lâu?
- Mức hỗ trợ chi phí nghiên cứu và phát triển từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư là bao nhiêu? Có các khoản chi phí nào?
- Mẫu lời chúc Tết 2025 cho tất cả mọi người hay và ý nghĩa nhất? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
- Việc thành lập mới phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng điều kiện gì theo Nghị định 125?