Tổng cục Đường bộ đề nghị tăng cường quản lý và bảo trì hệ thống đường bộ giao thông nông thôn tại các địa phương?
Công tác tăng cường thực hiện quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông được hướng dẫn như thế nào?
Ngày 11/5/2022, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành Công văn 2628/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 11/5/2022 hướng dẫn về việc tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường địa phương như sau:
- Trên cơ sở các kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như Nghị quyết số 25/2021/NQ-QH ngày 28/7/2021 của Quốc hội, các Quyết định của Thủ tướng số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022, số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022; đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tổ chức thực hiện; trong đó đề nghị ưu tiên các nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu thuộc Tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc khó khăn, đề nghị hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện kịp thời.
- Nghiên cứu giao Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan liên quan rà soát công tác quản lý, bảo trì, vận hành khai thác hệ thống đường bộ địa phương, đánh giá các tồn tại, bất cập để có giải pháp xử lý đảm bảo giao thông luôn thông suốt, an toàn, êm thuận; đồng thời nghiên cứu xây dựng Đề án đổi mới công tác quản lý, bảo trì và vận hành khai thác trên hệ thống đường bộ địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển (nếu cần thiết). Trường hợp có vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách pháp luật kiến nghị các cấp có thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
+ Chú trọng kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương; thường xuyên tổ chức tập huấn, cập nhật các quy định mới của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, bảo trì đường bộ đặc biệt là công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn cho cán bộ cấp xã, cấp huyện; đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý, bảo trì đường bộ phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên của địa phương.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị ưu tiên thực hiện các chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 2 về giao thông nông thôn. Đề nghị Sở Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện để rà soát, quản lý và bảo trì hệ thống giao thông đường bộ tại địa phương qua đó đánh giá và xử lý kịp thời những vấn đề bất cập. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao kiến thức về pháp luật và quản lý hệ thống giao thông đường bộ nhất là ở khu vực nông thôn.
Hướng dẫn về việc quản lý và bảo trì hệ thống đường giao thông địa phương được thực hiện như thế nào?
Những quy định nào được hướng dẫn để bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn?
Theo mục 3 Công văn Công văn 2628/TCĐBVN-QLBTĐB ngày 11/5/2022 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ ra những quy định áp dụng bảo trì hệ thống giao thông đường bộ nông thôn như sau:
- Việc bảo trì đường GTNT được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng gồm Điều 126 và các điều khoản khác có liên quan.
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP trong đó tập trung vào Điều 2, Điều 5, Điều 30: quy định về trình tự bảo trì công trình xây dựng, Điều 31: Quy trình bảo trì công trình xây dựng; Điều 32: Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng(sau đây viết tắt là CTXD); Điều 33: Thực hiện bảo trì CTXD; Điều 34: Quản lý chất lượng bảo trì CTXD; Điều 35 Chi phí bảo trì CTXD; Trường hợp công trình cần đánh giá an toàn trong quá trình khai thác thì thực hiện theo các Điều 36, 37, 38, 39; Đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, công trình hết thời hạn sử dụng thì thực hiện theo các Điều 40, 41 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
- Việc xác định chi phí bảo trì CTXD đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại Thông tư 14/2021/TT-BXD ngày 08/9/2021 hướng dẫn xác định chi phí bảo trì CTXD; Đồng thời hoạt động bảo trì cần thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 10/2021/TT-BXD ngày 25/8/2021 Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ.
- Ngoài ra, còn được thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải tại các văn bản, tài liệu sau: Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 41/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021, các Thông tư này đã quyđịnh về một số từ ngữ liên quan đến quản lý bảo trì, yêu cầu về quản lý khai thác bảo trì, nội dung bảo trì, trách nhiệm quản lý bảo trì công trình của UBND cấp huyện, xã, các cơ quan đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình, trách nhiệm, nội dung, căn cứ lập, phê duyệt và điều chỉnh quy trình bảo trì công trình, tài liệu phục vụ và trách nhiệm lập, bàn giao, quản lý tài liệu bảo trì, theo dõi cập nhật tình trạng hư hỏng công trình đường bộ (gồm trực đảm bảo giao thông, đếm xe, tổ chức giao thông...); Trách nhiệm, nội dung, thẩm quyền phê duyệt KHBT công trình đường bộ kể cả đường do địa phương quản lý; Thực hiện KHBT, thực hiện kiểm tra, quan trắc, kiểm định, bảo dưỡng, sửa chữa, đánh giá an toàn công trình đường bộ, quản lý chất lượng bảo trì, thực hiện bảo trì công trình đường bộ chưa có quy trình; Xử lý đối với công trình có dấu hiệu không đảm bảo an toàn; Xử lý công trình hết thời hạn sử dụng; Hướng dẫn xác định chi phí quản lý vận hành và bảo trì công trình, đặc biệt là vấn đề chi phí bảo dưỡng thướng xuyên và các chi phí khác liên quan đến bảo trì. Hai Thông tư trêncũng có các Phụ lục quy định công trình đường bộ phải được quan trắc, biểu mẫu KHBT công trình đường bộ, quy định về thời hạn sửa chữa lớn, sửa chữa vừa đối với mặt đường các cấp (cấp thấp như mặt đường cấp phối, đá dăm, mặt đường láng nhựa, thấm nhập nhựa, đá dăm trộn nhựa cho đến cấp cao như Bê tông xi măng, atphal), xác định chi phí quản lý vận hành khai thác, bảo trì các công trình, hạng mục công trình, công việc về quản lý, bảo trì, danh mục công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo kết quả đánh giá an toàn;
+ Bộ Giao thông vận tải cũng đã ban hành Thông tư 48/2019/TT-BGTVT quy định tiêu chí giám sát nghiệm thu kết quả bảo trì KCHTGTĐB theo chất lượng với đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản KCHTGTĐB theo chất lượng thựchiện và việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản KCHTGTĐB; Thông tư 04/2019/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thông tư này áp dụng đối với hệ thống đường trung ương; trên cơ sở đó, các địa phương xây dựng quy định cụ thể đối với hệ thống đường địa phương. Thông tư 26/2012/TT-BGTVT ngày 20/7/2012 quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác.Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021). Thông tư 44/2021/TT-BGTVT về định mức bảo trìcông trình đường bộ.
+ Riêng đối với đường giao thông nông thôn, Bộ GTVT đã ban hành các Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường GTNT, Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác đường GTNT (bao gồm cả hầm, đường bộ, bến phà đường bộ, ngầm tràn trên đường bộ...) trong đó xác định trách nhiệm quản lý, vận hành đường GTNT do nhà nước đầu tư, do cộng đồng dân cư đóng góp hoặc các chủ đầu tư khác, quy trình quản lý vận hành (nội dung, trách nhiệm lập, phê duyệt, các loại công trình đường GT phải lập quy trình...), hướng dẫn về biển báo hiệu trên đườngGTNT, tổ chức GT, tuần tra theo dõi tình hình GT (sửa chữa khắc phục hư hỏng khiếmkhuyết trong quá trình tuần tra...); Đồng thời, Bộ GTVT đã xây dựng, ban hànhThông tư số 11/2014/TT-BGTVT quy định về thiết kế cầu treo dân sinh; Tiêu chuẩn TCVN 10380:2014 Đường GTNT – Yêu cầu thiết kế; Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ GTVT về hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng chương trình NTM và nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia, Tiêu chuẩn cơ sở hướng dẫn về thiết kế, thi công, sửa chữa, nghiệm thu các công trình GTNT cũng đã được ban hành.
+ Ngoài các nội dung trên, Bộ GTVT đã chấp thuận để Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành Tiêu chuẩn cơ sở 07: TCCS 07:2013/TCĐBVN tiêu chuẩn cơ sở về bảo dưỡng công trình đường bộ (hiện nay Tiêu chuẩn này đang tiến hành sửa đổi, bổ sung để ban hành tiêu chuẩn mới, trong đó sẽ cập nhật các quy định cần thiết cho các loại đường cấp thấp và cấp cao).
Việc bảo trì đường giao thông được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 126 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm d khoản 47 Điều 1 Luật Xây dựng 2020) quy định về bảo trì công trình xây dựng như sau:
- Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
+ Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì;
+ Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào sử dụng; phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
+ Việc bảo trì phải bảo đảm an toàn đối với con người, tài sản và công trình.
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
- Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.
- Công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình vận hành và sử dụng.
- Chính phủ quy định chi tiết về bảo trì, đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng và trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng.
Theo đó, việc bảo trì đường giao thông phải được thực hiện theo kế hoạch và quy trình bảo trì đã được phê duyệt, phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của đường quá trình vận hành và sử dụng.
- điểm a, điểm d khoản 47 Điều 1 Luật Xây dựng 2020
- Điều 126 Luật Xây dựng 2014
- Thông tư số 26/2012/TT-BGTVT
- Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT
- Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT
- Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT
- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP
- Thông tư số 10/2021/TT-BXD
- Thông tư số 14/2021/TT-BXD
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?