Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 41/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 37/2018/TT-BGTVT

Số hiệu: 41/2021/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 31/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Sửa một số quy định về nội dung bảo trì công trình đường bộ

Ngày 31/12/2021, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư 41/2021/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

Theo đó, sửa đổi, bổi sung một số quy định về nội dung bảo trì công trình đường bộ như sau:

- Về kiểm tra công trình đường bộ:

+ Việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết;

(So với hiện hành, bổ sung nội dung kiểm tra công trình đường bộ bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có)).

+ Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình (hiện hành là bảo trì công trình).

 - Về quan trắc công trình đường bộ:

Danh mục công trình đường bộ bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BGTVT (đã được thay thế bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021).

Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường bộ được thực hiện theo nhiệm vụ quan trắc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án bảo trì phê duyệt phù hợp với Nghị định 06/2021/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thông tư 41/2021/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/02/2022.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/2021/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 37/2018/TT-BGTVT NGÀY 07 THÁNG 6 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý, khai thác và bảo trì đường cao tốc;

Căn cứ Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 2 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau:

“1. Bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường bộ; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị để việc khai thác sử dụng công trình đường bộ đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.”

b) Bổ sung các khoản 10 và khoản 11 vào Điều 2 như sau:

10. Các công trình, thiết bị phụ trợ khác quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ gồm: cọc mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ (gọi tắt là mốc lộ giới), mốc giải phóng mặt bằng, mốc ranh giới đất của đường bộ; hệ thống công trình, thiết bị phụ trợ (bao gồm cả phần mềm để phục vụ quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ).

11. Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (sau đây gọi là Trung tâm ITS) gồm:

a) Hệ thống thu thập và hiển thị thông tin trên đường các thông tin về tình hình giao thông và hiển thị dữ liệu về điều khiển, báo hiệu giao thông đường bộ;

b) Hệ thống truyền dẫn dữ liệu từ đường về hệ thống xử lý và từ hệ thống xử lý đến các biển báo điện tử;

c) Hệ thống xử lý gồm: hệ thống lưu trữ, bảo quản dữ liệu và xử lý dữ liệu;

d) Cơ sở hạ tầng phục vụ gồm nhà làm việc và các trang thiết bị cần thiết.”

2. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 5 Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi điểm b, điểm c và điểm d khoản 5 Điều 3 như sau:

“b) Công trình cấp điện, hệ thống chiếu sáng thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP);

c) Đèn tín hiệu giao thông, thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy trình bảo trì của nhà cung cấp lắp đặt thiết bị;

d) Việc quản lý, vận hành khai thác và bảo trì các hạng mục công trình trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ, trung tâm ITS và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác phải phù hợp với từng loại và cấp của hạng mục công trình”

b) Bổ sung điểm đ vào khoản 5 Điều 3 như sau:

“đ) Các hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần mềm) phục vụ công tác quản lý cơ sở dữ liệu đường bộ, Trung tâm ITS và cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 4 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung các điểm a và điểm b khoản 1 Điều 4 như sau:

“a) Việc kiểm tra công trình đường bộ có thể bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết;

b) Kiểm tra công trình đường bộ bao gồm kiểm tra theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; kiểm tra thường xuyên, định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, những hư hỏng của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình làm cơ sở cho việc bảo dưỡng công trình.”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 4 như sau:

“b) Danh mục công trình đường bộ bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Quan trắc công trình, bộ phận công trình đường bộ được thực hiện theo nhiệm vụ quan trắc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án bảo trì phê duyệt phù hợp với Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:

“3. Kiểm định chất lượng công trình đường bộ là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình đường bộ hoặc công hình đường bộ thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích. Kiểm định chất lượng công trình đường bộ phục vụ công tác bảo trì được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.”

d) Sửa đổi, bổ sung các khoản 4 và khoản 5 Điều 4 như sau:

“4. Bảo dưỡng công trình đường bộ thực hiện theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP , các quy định khác của pháp luật có liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy trình bảo trì của công trình đường bộ được duyệt.”.

5. Sửa chữa công trình đường bộ là các hoạt động khắc phục các hư hỏng, xuống cấp, xử lý đối với các bộ phận, hạng mục công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng. Sửa chữa công trình đường bộ bao gồm:

a) Sửa chữa định kỳ bao gồm sửa chữa hư hỏng công trình, hạng mục công trình đường bộ hoặc bổ sung, thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ về thời hạn hoặc tần suất khai thác, sử dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì được duyệt; sửa chữa, khắc phục điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; sửa chữa, bổ sung các hạng mục an toàn giao thông đường bộ; trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ, trung tâm ITS và các công trình thiết bị phụ trợ khác quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư này nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng công trình đường bộ bình thường, an toàn và hiệu quả (bao gồm cả mua sắm thay thế các thiết bị và phần mềm hoạt động khi hết hạn sử dụng, không còn phù hợp yêu cầu quản lý, bảo trì, khai thác công trình đường bộ);

b) Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi: bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như mưa gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy, nổ và những tác động đột xuất khác phải sửa chữa cấp bách hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình; xử lý tai nạn giao thông, điểm đen tai nạn giao thông đường bộ; thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông cấp bách khi xử lý sạt lở, ùn tắc giao thông hoặc khi khắc phục các sự cố đứt đường, sập đổ công trình đường bộ; sửa chữa, thay thế thiết bị, mua sắm các phần mềm đang khai thác sử dụng khi bị hư hỏng, bị sự cố, bị tấn công mạng nhằm khôi phục hoạt động của hệ thống thiết bị phục vụ quản lý, bảo trì và khai thác công trình đường bộ.”

4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 5 như sau:

“d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên hệ thống đường trung ương;”

5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 6 như sau:

“b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:

“1. Nội dung quy trình bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.”

7. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 8 như sau:

“b) Đối với các trường hợp không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 31 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.”

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 8 như sau:

“a) Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt;”

8. Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 13 như sau:

“g) Các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản này phải gửi cho cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ và được lưu trữ trên giấy, trên hệ thống quản lý cầu, quản lý mặt đường, quản lý tài sản đường bộ.”

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 16 như sau:

“6. Xử lý khi có sự cố công trình đường bộ trong thời gian khai thác, sử dụng:

a) Cấp sự cố công trình, báo cáo sự cố công trình, giải quyết sự cố công trình, giám định nguyên nhân sự cố công trình và hồ sơ sự cố công trình thực hiện theo quy định tại các Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46 và Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;

b) Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình, nhà thầu bảo trì công trình đường bộ và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm giải quyết sự cố công trình đường bộ theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đối với công trình có sự cố.

c) Khi có sự cố công hình trên hệ thống đường trung ương, ngoài việc thực hiện báo cáo sự cố công trình theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường bộ, nhà thầu bảo trì đường bộ, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Thời gian báo cáo, nội dung báo cáo theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 44, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.”

10. Sửa đổi, bổ sung tên Chương 4 như sau:

Chương 4

VẬN HÀNH, SỬ DỤNG, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ”.

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

“Điều 17. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ

1. Kế hoạch bảo trì công trình thuộc hệ thống đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước gồm các thông tin: tên công trình đường bộ, danh mục, hạng mục công trình, công việc thực hiện; khối lượng chủ yếu, kinh phí thực hiện; thời gian, phương thức thực hiện và được lập theo biểu mẫu, tài liệu kèm theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Công việc trong kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng ngân sách Nhà nước gồm:

a) Bảo dưỡng (bao gồm cả chi trả tiền tiêu thụ điện, chi phí bảo dưỡng cho các hệ thống chiếu sáng, các công trình và thiết bị phụ trợ khác quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư này); dự án chuyển tiếp từ năm trước sang năm sau; sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất (gồm cả chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá, xử lý, tiêu hủy bom, mìn, vật liệu nổ khi cần thu hồi đất khi cần thiết để xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, bổ sung đường cứu nạn và các hạng mục an toàn giao thông); kiểm định chất lượng; đánh giá an toàn công trình; kiểm tra công trình; quan trắc công trình; lập quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình trong quá trình khai thác sử dụng; xây dựng định mức trong lĩnh vực bảo trì và các công việc khác theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Hỗ trợ giá (phần chưa được kết cấu vào giá) đối với dịch vụ sử dụng phà; sửa chữa, thay thế, bổ sung phà, phương tiện, thiết bị vượt sông; mua sắm bổ sung thiết bị, vật tư dự phòng cho phà và phương tiện thiết bị vượt sông;

c) Quản lý, vận hành hệ thống kiểm tra tải trọng xe; kiểm định, sửa chữa, bổ sung, thay thế thiết bị, phương tiện của hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe;

d) Mua sắm trang phục tuần kiểm; hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kiểm tra tải trọng phương tiện đường bộ (bao gồm hỗ trợ lực lượng thanh tra đường bộ); hỗ trợ công tác khắc phục hậu quả thiên tai, đảm bảo giao thông bước 1;

đ) Quản lý, vận hành các hệ thống: quản lý cầu; khảo sát, thu thập, lưu giữ, khai thác cơ sở dữ liệu đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng, lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; giám sát thu phí và các hệ thống quản lý, khai thác đường bộ khác; nhưng không bao gồm các công việc đã được bảo đậm toàn bộ bằng nguồn chi tự chủ hành chính của các cơ quan, đơn vị;

e) Bổ sung, thay thế hạng mục công trình, thiết bị, sửa chữa phần mềm để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; bổ sung các hệ thống và thiết bị cần thiết khác để phục vụ quản lý, bảo trì, vận hành khai thác công trình đường bộ hiệu quả;

g) Trực đảm bảo giao thông, trực chốt đường nhánh ra vào cao tốc, cửa hầm theo quy trình bảo trì và quy trình vận hành khai thác hoặc trong trường hợp khẩn cấp cần bảo đảm an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ; thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác theo quy định;

h) Mua sắm bổ sung vật tư, thiết bị dự phòng phục vụ phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; quản lý, bảo vệ và bảo dưỡng kho vật tư dự phòng phục vụ phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai;

i) Bảo quản công trình đầu tư theo hình thức PPP bao gồm: quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa bảo đảm an toàn và chống xuống cấp công trình, vận hành, khai thác sử dụng công trình PPP sau khi tiếp nhận chuyển giao từ nhà đầu tư (bao gồm cả thời gian thực hiện xác nhận quyền sở hữu toàn dân về tài sản); thực hiện kiểm định công trình PPP trước khi nhận chuyển giao theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

k) Các công việc do cơ quan nhà nước ký kết hợp đồng PPP thực hiện quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường bộ để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt đối với các trường hợp sau: cơ quan nhà nước quyết định dừng thu phí khi đã bảo đảm phương án tài chính; khi một bên ký hợp đồng dự án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; Nhà đầu tư không triển khai dự án hoặc không tiến hành quản lý, bảo trì dẫn đến công trình mất an toàn giao thông;

l) Các công việc lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình đường bộ hàng năm (kể cả chi phí sử dụng hệ thống công nghệ khảo sát dữ liệu mặt đường); các công việc khác để chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ tổ chức thực hiện công tác giám sát, nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ;

m) Các công việc khác theo quy định của pháp luật;

n) Trường hợp hạn chế về nguồn vốn, kế hoạch bảo trì tại khoản này phải ưu tiên thực hiện các công việc bảo dưỡng, dự án chuyển tiếp từ năm trước sang năm sau, sửa chữa các hạng mục cần thiết nhằm bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông trên đường, cầu đường bộ, an toàn khi vận hành khai thác các bến phà, cầu phao, hầm đường bộ; ưu tiên cho việc thực hiện các công việc liên quan đến khắc phục nguy cơ sập đổ công trình; hỗ trợ dịch vụ phà; khắc phục điểm đen và các công việc cần thiết khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo trì quyết định.

2. Lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng ngân sách trung ương:

a) Căn cứ vào tình trạng công trình đường bộ, các thông tin về quy mô và kết cấu công trình, lịch sử sửa chữa bảo trì, các dữ liệu khác về các tuyến đường, công trình đường bộ, các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và công trình, bộ phận gắn liền với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình bảo trì, định mức, quy định tại khoản 1 Điều này, hàng năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30 tháng 5 nhu cầu quản lý, bảo trì và công việc, danh mục dự án ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư năm sau;

b) Trước ngày 30 tháng 6, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận nhu cầu quản lý, bảo trì cho năm sau; chấp thuận công việc, danh mục dự án ưu tiên cho phép chuẩn bị đầu tư thuộc kế hoạch bảo trì năm sau. Nhu cầu quản lý, bảo trì được xác định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và lập theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Căn cứ vào công việc, danh mục tại điểm b khoản này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình, dự toán các công việc cần thiết khác trước ngày 31 tháng 10;

Trong quá trình lập, thẩm định phê duyệt dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được điều chỉnh phạm vi (chiều dài, lý trình đoạn đường sửa chữa), giải pháp kỹ thuật, bổ sung các hạng mục an toàn giao thông, nhưng không được vượt kinh phí ghi cho danh mục đã được chấp thuận. Trong trường hợp cần bảo đảm an toàn chịu lực các bộ phận kết cấu công trình cầu, hầm, phà thì được duyệt vượt không quá 20% kinh phí của danh mục sửa chữa kết cấu chịu lực đã chấp thuận;

d) Căn cứ nội dung duyệt tại điểm c khoản này và các công việc quản lý, bảo trì cần thiết bổ sung nhưng nằm ngoài danh mục quy định tại điểm b khoản này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp và trình Bộ Giao thông vận tải kế hoạch bảo trì năm sau trước ngày 10 tháng 11 hàng năm. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao hoặc thông báo dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo trì của năm sau;

đ) Điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ

Trường hợp cần bổ sung công việc quản lý, bảo trì và vận hành công trình đường bộ ngoài kế hoạch bảo trì đã phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chuẩn bị đầu tư và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bảo trì để tổ chức thực hiện.

3. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng nguồn vốn khác nguồn vốn quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

4. Kế hoạch bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo phương thức đối tác công tư (PPP) thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và các quy định sau:

a) Trước ngày 31 tháng 12 năm trước liền kề, doanh nghiệp dự án lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình trên cơ sở quy mô công trình, hiện trạng công trình, quy trình bảo trì và quy trình vận hành khai thác được duyệt; gửi kế hoạch bảo trì được duyệt cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng để giám sát. Các công việc quản lý, vận hành và bảo trì và chi phí thực hiện trong kế hoạch bảo trì hàng năm do doanh nghiệp dự án duyệt phù hợp với quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy mô, tình trạng kỹ thuật công trình và quy định pháp luật có liên quan;

b) Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung công việc, khối lượng và chi phí thực hiện công việc quản lý, vận hành và bảo trì công trình đường bộ do xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc khi có phát sinh công việc, chi phí, khối lượng bảo trì ngoài hợp đồng dự án đã ký, doanh nghiệp dự án đề nghị cơ quan ký kết hợp đồng dự án xem xét để thỏa thuận bổ sung theo quy định của hợp đồng dự án;

c) Đối với các sự cố công trình, các trường hợp sửa chữa đột xuất, khắc phục sự cố bất khả kháng, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm triển khai thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về phòng chống thiên tai, pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình xây dựng.”

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau

“4. Đối với công trình đường bộ không quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình đường bộ tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình do mình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.”

13. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 19 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 19 như sau:

“4. Sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất công trình

a) Việc sửa chữa định kỳ công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư này. Đối với sửa chữa định kỳ công trình đường bộ sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;

b) Việc sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 4 Thông tư này. Đối với sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này), được thực hiện như sau:

Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện các công việc sửa chữa đột xuất có giá trị từ 500 triệu đồng đến 05 tỷ đồng; Cục Quản lý đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ được giao trực tiếp quản lý quốc lộ quyết định và tổ chức thực hiện các công việc sửa chữa đột xuất có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng. Trường hợp công việc sửa chữa đột xuất có giá trị lớn hơn 05 tỷ đồng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

Cơ quan quyết định các công việc sửa chữa đột xuất tại điểm này chịu trách nhiệm theo thẩm quyền về việc quyết định, tổ chức thực hiện, sử dụng kinh phí, phương thức thực hiện và hoàn thiện hồ sơ theo quy định đối với trường hợp sửa chữa đột xuất; Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, tổng hợp kết quả thực hiện hàng tháng gửi Bộ Giao thông vận tải.

c) Đối với công trình xây dựng khẩn cấp, khắc phục hậu quả thiên tai thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ; đối với xử lý điểm đen tai nạn giao thông thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác. Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí, phương thức thực hiện và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

d) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm tổng hợp, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch bảo trì đối với các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này.

14. Bổ sung Điều 19a như sau:

“Điều 19a. Đánh giá an toàn công trình đường bộ

1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 36 và Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Đối với việc đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực và các bộ phận công trình đường bộ có nguy cơ gây mất an toàn được thực hiện thông qua công tác kiểm tra và các công việc quy định tại Điều 4 Điều 5 Nghị định 06/2021/NĐ-CP; đối với kiểm tra, đánh giá các điều kiện vận hành, khai thác công trình đường bộ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường bộ

a) Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình đường bộ theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;

b) Việc xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình đường bộ thực theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

3. Tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn công trình đường bộ là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với phà, phương tiện, thiết bị vượt sông thì tổ chức đủ điều kiện đánh giá an toàn theo quy định của pháp luật về kiểm định phương tiện; đối với việc đánh giá an toàn cháy nổ thì tổ chức đủ điều kiện thực hiện đánh giá an toàn theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

4. Thời hạn đánh giá an toàn công trình thực hiện theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình được duyệt; yêu cầu của chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình hoặc quy định của nhà sản xuất cung ứng thiết bị lắp đặt vào công trình.

5. Danh mục các công trình đường bộ phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình đường bộ quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này”.

15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 20 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 20 như sau:

“c) Việc quản lý chất lượng bảo trì công trình công trình đường bộ thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, quy định của pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định của pháp luật có liên quan.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 20 như sau:

“3. Thời hạn bảo hành công tác sửa chữa công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

4. Trường hợp công trình đường bộ có yêu cầu về quan trắc hoặc phải kiểm định chất lượng thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này.”

16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm b khoản 1 Điều 22 như sau:

“b) Phối hợp với chính quyền địa phương và thực hiện các công việc quy định tại Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và điểm a khoản này."

17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:

“1. Nguồn kinh phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, các quy định của pháp luật có liên quan.”

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 như sau:

“ Điều 27. Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ

1. Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ là toàn bộ chi phí để thực hiện các công việc trong kế hoạch bảo trì được duyệt và các công việc cần thiết bổ sung, điều chỉnh ngoài kế hoạch bảo trì quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chi phí thực hiện các công việc bảo trì, quản lý, vận hành công trình, dự toán công việc gồm các chi phí trực tiếp thực hiện quản lý, bảo trì, vận hành công trình và chi phí thực hiện các công tác sau:

a) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình đường bộ theo quy định: khảo sát phục vụ thiết kế, lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình; lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công sửa chữa; lập dự toán các hoạt động bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát khảo sát, giám sát thi công sửa chữa, giám sát sửa chữa, thay thế thiết bị công trình; lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác công trình; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì; quan trắc công trình đường bộ theo quy định; kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá an toàn của công trình trong quá trình khai thác sử dụng; thực hiện các công việc tư vấn khác theo quy định của pháp luật;

b) Chi phí quản lý dự án sửa chữa theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Chi phí khác gồm các chi phí để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định (nếu có) và các chi phí liên quan khác theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về giá và pháp luật có liên quan;

đ) Chi phí quản lý của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

3. Chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ xác định theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, quy định của pháp luật về xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Chi phí quản lý, bảo trì, vận hành công trình đường bộ sử dụng vốn nhà nước, kể cả vốn nhà nước ngoài ngân sách và các công trình đầu tư theo hình thức PPP thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật về chi phí xây dựng công trình, pháp luật về giá, pháp luật về giao kế hoạch, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích và pháp luật có liên quan.

4. Chi phí quản lý, bảo trì, vận hành công trình đường bộ được sử dụng các phương pháp sau để xác định các loại chi phí cho phù hợp

a) Đối với chi phí của dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình, các công việc tư vấn, quản lý dự án, kiểm định, quan trắc, đánh giá an toàn công trình và các công việc có tính chất đầu tư xây dựng thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;

b) Đối với công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên sử dụng ngân sách trung ương thực hiện hình thức đấu thầu, đặt hàng thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn phương pháp xây dựng phương án giá, quản lý giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và dịch vụ vận hành khai thác bến phà đường bộ trên hệ thống quốc lộ sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngân sách trung ương khi thực hiện phương thức đặt hàng;

c) Đối với công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tại các dự án PPP, công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại điểm b khoản này để thực hiện;

d) Trong bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án đầu tư theo phương thức PPP để lựa chọn nhà đầu tư có thể xác định từ dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành các công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện. Trường hợp sử dụng phương pháp này, chi phí quản lý, vận hành khai thác bảo trì công trình được xác định trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình, bộ phận kết cấu công trình đang xem xét và dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác của công trình tương tự đã hoặc đang thực hiện có cùng loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ để xác định chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác. Các dữ liệu về chi phí khi sử dụng cần thực hiện quy đổi, tính toán về thời điểm lập chi phí, địa bàn xây dựng công trình và điều chỉnh, bổ sung các chi phí khác nếu có để phù hợp với điều kiện cụ thể của dự án, công trình;

đ) Trường hợp cần xác định chi phí quản lý, vận hành khai thác và bảo trì phục vụ đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi công trình chưa có thiết kế kỹ thuật, thiết kế bảo vẽ thi công, chưa lập được quy trình bảo trì, quy trình vận hành khai thác, không có dữ liệu về chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác của công trình tương tự để xác định các chi phí theo quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này, thì căn cứ dự án đầu tư được duyệt để lập chỉ dẫn kỹ thuật vận hành khai thác, bảo trì công trình. Căn cứ chỉ dẫn kỹ thuật này, thiết kế cơ sở của dự án, loại thiết bị công nghệ vận hành khai thác công trình, chế độ hao mòn, và thời hạn sử dụng thiết bị, thời hạn (tuổi thọ các hạng mục công trình) để xác định khối lượng công việc cần thực hiện, số lượng, khối lượng và thời điểm thay thế, bảo trì các loại thiết bị, bộ phận công trình ở giai đoạn vận hành khai thác, bảo trì công trình làm cơ sở xác định chi phí quản lý, vận hành khai thác, bảo trì công trình theo hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá trong giai đoạn vận hành khai thác được xác định theo pháp luật về quản lý chi phí xây dựng công trình và pháp luật có liên quan.

6. Công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình trong giai đoạn bảo hành theo quy định thì không được tính chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng do lỗi và thuộc trách nhiệm bảo hành của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp lắp đặt thiết bị. Trong thời gian thực hiện dự án sửa chữa công trình, không tính chi phí bảo dưỡng thường xuyên nếu các công việc này đã có trong công tác sửa chữa hoặc các hạng mục không cần bảo dưỡng trong thời gian thực hiện sửa chữa.”

Điều 2. Bổ sung, bãi bỏ, thay thế một số điều, khoản, điểm, phụ lục của Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ như sau:

1. Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 5, Điều 23, Điều 24.

2. Thay thế các Phụ lục số I, Phụ lục số II, Phụ lục số IV và Phụ lục số V bằng Phụ lục số I, Phụ lục số II, Phụ lục số III và Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bổ sung Phụ lục số VI bằng Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.

2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng các quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);            
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải
- Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải;
- Lưu: VT,
KCHT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

PHỤ LỤC I

CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ PHẢI QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Loại công trình

Cấp công trình(1)

1

Công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa

2

Công trình đường bộ ngoài đô thị

Cầu đường bộ

Cấp đặc biệt, cấp I

Cầu đường bộ có kết cấu nhịp dây văng, dây võng

Cấp đặc biệt, cấp I và cấp II

Hầm đường bộ

Cấp đặc biệt, cấp I

Hầm đường bộ vượt biển, sông

Cấp đặc biệt, cấp I và cấp II

3

Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ, mất an toàn trong quá trình khai thác sử dụng

4

Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng

Ghi chú: Cấp công trình xác định theo quy định của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng.

PHỤ LỤC II

BIỂU MẪU NHU CẦU, KẾ HOẠCH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Đơn vị thực hiện:…………………..

TT

Công trình, hạng mục công trình

Đơn vị tỉnh

Khối lượng/công việc chủ yếu

Kinh phí dự kiến thực hiện (triệu đồng)

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

Mức độ ưu tiên

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

TỔNG SỐ

I

Bảo dưỡng thường xuyên

II

Sửa chữa định kỳ

A

Công trình chuyển tiếp

B

Công trình mới

III

Sửa chữa đột xuất

IV

Công tác khác

CHI TIẾT

I

Bảo dưỡng thường xuyên

1

Tên quốc lộ

BDTX đường

BDTX cầu

….

II

Sửa chữa định kỳ

1

Tên quốc lộ

Công trình mới

…………………..

III

Sửa chữa đột xuất

1

Tên quốc lộ

…………

IV

Công tác khác

…………

1. Cột (8): Phân loại mức độ ưu tiên căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này và chỉ áp dụng đối với nhu cầu quản lý, bảo trì công trình đường bộ cho năm sau.

2. Cột (5) kinh phí thực hiện được xác định như sau:

2.1. Đối với nhu cầu quản lý, bảo trì quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư này

a) Kinh phí bảo dưỡng thường xuyên: căn cứ khối lượng công việc cần bảo dưỡng thường xuyên; định mức công tác bảo dưỡng thường xuyên; suất chi phí bảo dưỡng thường xuyên; các quy định lập, quản lý chi phí xây dựng công trình và quy định lập, quản lý chi phí bảo trì của cơ quan thẩm quyền.

b) Kinh phí sửa chữa định kỳ: căn cứ khối lượng cần thực hiện dự kiến, định mức kinh tế-kỹ thuật do cơ quan thẩm quyền ban hành; quy định về lập, quản lý chi phí xây dựng của cơ quan có thẩm quyền; kinh phí đã bố trí lũy kế đến năm xây dựng kế hoạch đối với công trình chuyển tiếp; hoặc ước tính theo suất đầu tư sửa chữa định kỳ các công trình tương tự để xác định.

c) Kinh phí sửa chữa đột xuất: căn cứ dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Kinh phí công tác khác: căn cứ khối lượng cần thực hiện phù hợp quy định hiện hành về nguồn vốn bảo trì, định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi do cơ quan thẩm Quyền ban hành; quy định về lập, quản lý chi phí xây dựng của cơ quan thẩm quyền để xác định.

2.2. Đối với kế hoạch quản lý, bảo trì quy định tại Điều 17 Thông tư này.

a) Kinh phí bảo dưỡng thường xuyên: căn cứ giá trị hợp đồng hoặc dự toán được duyệt; từ khối lượng công việc và định mức, đơn giá được cấp thẩm quyền ban hành hoặc suất chi phí bảo dưỡng thường xuyên; hoặc hướng dẫn xác định chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này để xác định.

b) Kinh phí sửa chữa định kỳ: căn cứ báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư sửa chữa công trình được duyệt nêu tại Điều 17 và kinh phí đã bố trí lũy kế đến năm xây dựng kế hoạch đối với công trình chuyển tiếp; từ khối lượng công việc và định mức, đơn giá được cấp thẩm quyền ban hành; hoặc theo suất đầu tư sửa chữa công trình tương tự hoặc hướng dẫn xác định chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này để xác định.

c) Kinh phí sửa chữa đột xuất: căn cứ suất đầu tư sửa chữa công trình tương tự; hoặc dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định.

d) Kinh phí công tác khác: căn cứ dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định.

3. Tài liệu kèm theo khi trình nhu cầu, kế hoạch bảo trì công trình đường bộ bao gồm:

3.1. Đối với nhu cầu quản lý, bảo trì quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư này

a) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch bảo trì công trình năm trước liền kề và đề xuất nhu cầu quản lý, bảo trì năm kế hoạch của các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công trình; trong đó bao gồm: thuyết minh giải pháp và khối lượng sửa chữa chủ yếu (đối với dự án sửa chữa), kinh phí thực hiện dự kiến (có diễn giải khái toán kinh phí) cho công trình đề xuất.

b) Bình đồ duỗi thẳng về tình hình sửa chữa bảo trì trên quốc lộ trong vòng 5 năm (từ thời điểm xây dựng kế hoạch) và danh mục đề xuất sửa chữa năm tiếp theo (bình đồ thể hiện rõ về lý trình, phạm vi, quy mô, giải pháp, thời gian sửa chữa...).

c) Hình ảnh hiện trạng hư hỏng công trình đề xuất sửa chữa (thể hiện rõ tên quốc lộ, lý trình các hạng mục sửa chữa: cầu, đường, cống...).

d) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật) công trình sửa chữa, dự toán chi năm trước năm xây dựng kế hoạch đối với công trình sửa chữa chuyển tiếp. Hợp đồng thực hiện bảo dưỡng thường xuyên hoặc quyết định duyệt dự toán bảo dưỡng thường xuyên; văn bản, quyết định duyệt giá các công việc liên quan đến bảo trì công trình năm trước liền kề.

3.2. Đối với kế hoạch quản lý, bảo trì quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17:

a) Báo cáo đề xuất kế hoạch của các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý công trình về kế hoạch quản lý, bảo trì năm.

b) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình sửa chữa, cơ sở tính toán xác định kinh phí bảo trì.

c) Đối với dự án sửa chữa mặt đường, gia cố lề đường... có lý trình sửa chữa tổng thể trùng với lý trình sửa chữa công trình các năm trước: ngoài hồ sơ cung cấp tại điểm a khoản này, cần bổ sung thuyết minh, hồ sơ để làm rõ về việc không trùng với các vị trí đã sửa chữa trước đây.

d) Đối với công tác khác theo Quyết định duyệt dự toán kinh phí của cấp có thẩm quyền.

PHỤ LỤC III

THỜI GIAN SỬA CHỮA ĐỊNH KỲ KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Thời gian sửa chữa định kỳ kết cấu áo đường bao gồm sửa chữa vừa (trung tu) và sửa chữa lớn (đại tu) được xác định theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế (có xem xét đến sự suy giảm cường độ theo thời gian, do vật liệu bị mỏi dưới tác động của tải trọng trùng phục); hoặc theo quy trình bảo trì; hoặc được xác định trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá tình hạng hư hỏng, xuống cấp mặt đường; hoặc sử dụng kết quả khảo sát kết hợp dữ liệu tính toán để xác định thời hạn cần sửa chữa định kỳ. Khi thực hiện sửa chữa định kỳ phải khảo sát, lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật sửa chữa công trình, lập thiết kế, dự toán và thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về giá và pháp luật có liên quan.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:

Trường hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế công trình chưa quy định thời hạn sửa chữa định kỳ, thì có thể sử dụng số liệu trong bảng dưới đây để tính toán so sánh về kinh tế-kỹ thuật khi lập dự án, xác định thời hạn sửa chữa định kỳ và kinh phí bảo trì trong phương án tài chính của dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ và quản lý khai thác theo hình thức đối tác công tư:

Loại tầng mặt áo đường (trên nền, móng đường; trên mặt cầu, đỉnh cống và trong hầm)

Khoảng thời gian tính theo năm

Sửa chữa lớn

Sửa chữa vừa

Bê tông nhựa

15

5

Đá dăm trộn nhựa

12

4

Thấm nhập nhựa và láng nhựa

10

4

Đá dăm

5

3

Cấp phối

5

3

Bê tông xi măng

25

8

Không áp dụng quy định về thời hạn sử dụng tại bảng này đối với trường hợp hạng mục mặt đường, lề đường có gia cố đã xuống cấp, hư hỏng nhưng mới chỉ sửa chữa cục bộ để đảm bảo an toàn giao thông; trong trường hợp này, chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình phải xem xét điều kiện an toàn, nếu cần phải điều chỉnh tốc độ, tải trọng phương tiện giao thông, để bảo đảm an toàn cho giao thông trong thời gian chờ bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện sửa chữa, thay thế toàn bộ bề mặt công trình.

3. Trong quá trình khai thác

a) Thời hạn sửa chữa định kỳ được nêu trong bảng của mục 2 Phụ lục này sẽ được xem xét thay đổi khi tải trọng, lưu lượng khai thác khác với thiết kế, công trình chịu tác động của các nguyên nhân bất khả kháng và các nguyên nhân khách quan khác.

b) Khi thực hiện bảo trì công trình đường bộ đầu tư xây dựng và quản lý khai thác theo phương thức đối tác công tư, nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch bảo trì theo quy định tại Điều 17 Thông tư này; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán chi phí sửa chữa định kỳ, dự toán bảo dưỡng thường xuyên bảo đảm không vượt giá trị quy định trong hợp đồng và phải tổ chức quản lý chi phí đúng quy định của nhà nước. Trường hợp vượt giá trị trong hợp đồng hoặc vượt giá trị được xác định theo bảng trên, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư này.

c) Trường hợp công trình hư hỏng xuống cấp không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng trước khi đến thời hạn sửa chữa định kỳ, các chủ thể liên quan quá trình vận hành khai thác bảo trì công trình đường bộ phải tổ chức kiểm tra, khảo sát đánh giá và kiểm định (nếu cần) để xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời.

PHỤ LỤC IV

XÁC ĐỊNH CHI PHÍ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC VÀ BẢO TRÌ CÁC CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG VIỆC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Khi cần xác định một hoặc nhiều trong số các chi phí quản lý, bảo trì, vận hành khai thác cho công trình, hạng mục công trình, công việc theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 27 Thông tư này thì việc xác định chi phí như sau:

1. Chi phí bảo trì công trình

Chi phí bảo trì công trình được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí bảo trì công trình gồm: chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí sửa chữa công trình, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình, chi phí khác và chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

1.1. Quy định chung

a) Chi phí bảo trì hàng năm các hạng mục công trình dân dụng (nhà cổng trạm, nhà quản lý điều hành, nhà làm việc, nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà để xe...) và các hạng mục hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện và năng lượng, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý thu gom nước thải, chất thải rắn và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (Ví dụ bến, bãi đỗ xe) được xác định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.

b) Không tính chi phí bảo trì máy móc, thiết bị đã tính trong giá ca máy trong khi vận hành (chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy được tính trong giá ca máy thiết bị theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng).

1.2. Xác định chi phí bảo trì:

a) Đối với các hạng mục công trình dân dụng (nhà cổng trạm, nhà quản lý điều hành, nhà làm việc, nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn, nhà để xe ...) chi phí bảo trì định kỳ hàng năm gồm các chi phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và được xác định như sau:

Cbtctdd năm = Gxdctdd x Kdd

Trong đó

- Cbtctdd năm là chi phí bảo trì của các hạng mục công trình dân dụng một năm

- Gxdctdđ là chi phí xây dựng công trình dân dụng sau thuế (bao gồm cả chi phí thiết bị lắp đặt vào công trình dân dụng như điều hòa không khí, hệ thống thông gió v.v...) được xác định trong dự án;

- Kdd là định mức tỷ lệ (%) chi phí bảo trì công trình dân dụng theo quy định của Bộ Xây dựng.

b) Các hạng mục hệ thống thông tin liên lạc, cấp điện và năng lượng, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý thu gom nước thải, đảo giao thông, bãi hạ tải và các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khác (gọi tắt là các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật HTKT) chi phí bảo trì định kỳ hàng năm gồm các chi phí quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và được xác định như sau:

Cbthtkt năm Gxdhtkt x Khtkt

Trong đó

- Cbthtkt năm là chi phí bảo trì định kỳ của các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong năm

- Gxdhtkt là chi phí xây dựng và chi phí thiết bị lắp đặt vào các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật xác định căn cứ giá trị quyết toán của công trình và điều chỉnh về mặt bằng giá tại thời điểm lập kế hoạch bảo trì. Trường hợp chưa có giá trị quyết toán của công trình thì chi phí xây dựng và chi phí thiết bị xác định theo suất vốn đầu tư của công trình tương ứng do cơ quan có thẩm quyền công bố.

- Khtkt là định mức tỷ lệ (%) chi phí bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy định của Bộ Xây dựng.

c) Chi phí bảo trì định kỳ hàng năm của 1 trạm bằng tổng chi phí bảo trì định kỳ một năm của các hạng mục công trình dân dụng và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và xác định theo công thức sau:

Cbtnăm = (Cbtctdd năm + Cbthtkt năm)

d) Đối với các thiết bị lắp đặt vào công trình (thiết bị cấp điện, camera, máy tính ...), được dự tính riêng cho công tác lập phương án tài chính theo hướng dẫn ở phần dưới đây, khi thực hiện thì đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Trường hợp dự án sử dụng vốn nhà nước thì dự toán sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Chi phí thay thế thiết bị và thời hạn thay thế thiết bị để lập dự án và phương án tài chính cho hợp đồng đối tác công tư được xác định theo thời hạn (tuổi thọ) sử dụng thiết bị do nhà sản xuất quy định. Trường hợp nhà sản xuất không quy định thời hạn sử dụng thiết bị thì căn cứ vào thời gian trích khấu hao do Bộ Tài chính quy định để xác định thời gian thay thế thiết bị làm cơ sở bổ sung chi phí thay thế thiết bị vào phương án tài chính của hợp đồng dự án.

d) Chi phí sửa chữa công trình được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình, quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và quy định tại Thông tư này. Chi phí sửa chữa công trình Cscct được tính vào chi phí bảo trì của năm tính toán.

e) Chi phí bảo trì của năm có thay thế thiết bị bằng chi phí bảo trì định kỳ hàng năm tại điểm c mục này cộng với chi phí thay thế thiết bị (Ctb) và chi phí sửa chữa (Cscct) và được xác định theo công thức sau:

Cbtnăm = (Cbtctdd năm + Cbthtkt năm) + Ctb + Cscct

g) Chi phí bảo trì toàn bộ vòng đời của mỗi công trình cho một trạm thuộc hợp đồng dự án đối tác công tư bằng tổng chi phí bảo trì các năm trong thời hạn hợp đồng.

Cbtnăm i: Chi phí bảo trì của năm thứ i trong thời hạn hợp đồng dự án;

i = 1 đến n;

n là số năm thực hiện quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình.

2. Chi phí vận hành hạng mục công trình trạm (gồm chi phí vận hành khai thác và chi phí quản lý liên quan công tác quản lý vận hành khai thác)

2.1. Quy định chung

a) Đối với các hạng mục công trình trạm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành định mức chi phí quản lý vận hành thì không áp dụng hướng dẫn này để xác định chi phí vận hành.

b) Không tính trong chi phí vận hành khai thác công trình trạm: các chi phí đã được đảm bảo bằng vốn nhà nước (chi lương thanh tra giao thông tại trạm kiểm tra tải trọng xe hoặc đảm bảo giao thông tại trạm thu phí sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh khi có ùn tắc), chi phí đã tính trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán đầu tư xây dựng công trình (chi phí đầu tư công trình, mua sắm thiết bị, chi phí vận hành thử v.v...) và các chi phí đã tính ở các công việc khác.

c) Không tính chi phí cho cán bộ, nhân lực gián tiếp không có trong quy trình vận hành khai thác (như các nhân viên văn phòng, lãnh đạo doanh nghiệp v.v...) trong chi phí trực tiếp vận hành công trình trạm.

d) Không tính riêng chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, khí), điện năng, lượng thợ điều khiển nếu các chi phí này đã tính trong giá ca máy.

2.2. Xác định chi phí vận hành khai thác theo phương pháp tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy và bảng giá tương ứng quy định của Bộ Xây dựng.

Trong đó:

a) Chi phí vận hành khai thác thông thường tính cho 01 ca hoặc 1 ngày làm việc. Trường hợp đặc thù có thể tính cho 1 kíp (4-6 tiếng), một tuần, một tháng hoặc tính cả năm làm việc.

b) Khối lượng công việc thực hiện được xác định theo kế hoạch thực hiện, quy trình vận hành khai thác của công trình trạm và các thiết bị lắp đặt vào công trình trạm, thiết bị rời cần huy động trong quá trình vận hành (ví dụ thiết bị rời là cần cẩu phục vụ cho việc dỡ hàng trên xe quá tải trọng tại trạm kiểm tra tải trọng xe vv...), các yêu cầu cụ thể của công việc. Danh mục khối lượng công việc bao gồm: số người trực tiếp tham gia; các loại máy móc thiết bị; nhiên liệu, năng lượng, điện năng, vật tư, phụ tùng thay thế ... chưa tính trong giá ca máy; khối lượng, số lượng các công việc cần thiết khác.

c) Số lượng người trực tiếp và thời gian làm việc trong ca hoặc ngày (không kể các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 2.1 mục 2 Phụ lục này) bao gồm:

- Chỉ huy ca, ngày làm việc tại trạm (trạm trưởng hoặc trạm phó);

- Các nhân sự khác ở trạm thu phí các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh bao gồm những người thực hiện việc điều khiển các thiết bị công nghệ (người theo dõi tình trạng giao thông trên màn hình, người trực và vận hành thiết bị đóng, mở barie tại các trạm; người điều khiển các thiết bị khác); người kiểm soát vé, thu tiền (đối với trường hợp có làn thu 01 dừng hoặc thu thủ công) người hướng dẫn tổ chức giao thông, phân luồng, phân làn đảm bảo giao thông; thủ quỹ, kế toán và các nhân viên khác cần thiết cho việc vận hành khai thác trạm được an toàn, thông suốt;

- Các nhân sự khác tại trạm kiểm tra tải trọng xe bao gồm những người theo dõi, kiểm tra, xác định xe quá tải hoặc xe có khả năng chở quá tải; hướng dẫn điều khiển xe vào cân; tổ chức cân xe; hướng dẫn cho xe vào, ra vị trí cân; tổ chức bốc dỡ hàng quá tải (nếu có); tổ chức đảm bảo giao thông và những người thực hiện các công việc cần thiết khác.

Đối với lái xe và điều khiển cần cẩu bốc dỡ hàng quá tải trọng nếu đã tính lương thợ trong giá ca máy thì không xác định số lượng và không tính chi phí trong phần này.

- Ngoài ra tại các trạm cần thiết phải bố trí nhân viên kỹ thuật trực sửa chữa, xử lý thiết bị, thiết bị công nghệ tại công trình trạm để bảo trì, sửa chữa máy tính, màn hình theo dõi giao thông, thiết bị điện tử, quang học; hệ thống cấp điện, nước, kiểm tra thiết bị phòng cháy, chữa cháy và các hạng mục cần thiết.

- Trường hợp trạm kiểm tra tải trọng xe được lắp đặt đồng bộ với trạm thu phí sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh thì giảm bớt người ở những vị trí công việc trùng (như tổ chức giao thông, trực phân làn, phân luồng giao thông, nhân viên kỹ thuật trực tại trạm và một số vị trí khác).

- Căn cứ quy định về bậc lương, thang bảng lương của nhà nước và yêu cầu thực tế các vị trí làm việc để xác định mức lương, thang bảng lương và các chế độ phụ cấp (nếu có) đối với những người trực tiếp tham gia làm việc trong ca (trừ những người điều khiển máy móc như ô tô, cần cẩu đã tính trong giá ca máy và các trường hợp nêu tại điểm b và c khoản 2.1 mục 2 Phụ lục này thì không xác định chi phí tại mục này).

d) Xác định các loại máy móc thiết bị, thiết bị công nghệ và thời gian làm việc trong ca hoặc ngày làm việc bao gồm:

- Phương tiện (ô tô, xe máy, phương tiện khác) đưa đón những người trực tiếp tham gia vận hành khai thác trạm, xe chở tiền;

- Phương tiện đảm bảo giao thông (ô tô, xe máy) nếu cần;

- Cần cẩu hoặc thiết bị bốc dỡ, vận chuyển hàng quá tải tại các trạm kiểm soát tải trọng xe (đối với các trạm kiểm soát được thành lập theo quyết định);

- Máy tính và các thiết bị điện tử và phần mềm điện toán phục vụ quản lý vận hành khai thác; máy phát điện dự phòng vv...;

- Các thiết bị lắp đặt vào công trình trạm: camera giám sát; điều hòa không khí; thiết bị công nghệ vận hành hệ thống thu không dừng, một dừng, đèn tín hiệu giao thông và các thiết bị khác.

- Xác định giá ca máy của từng loại máy móc thiết bị:

Trường hợp giá ca máy đã có trong bảng giá ca máy do Sở Xây dựng hoặc cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Bộ Xây dựng.

Trường hợp máy móc thiết bị chưa được Sở Xây dựng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước công bố giá ca máy thì chủ đầu tư, các đơn vị liên quan, hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng để xác định giá ca máy.

Trường hợp cần xác định định mức khấu hao máy thi căn cứ hướng dẫn của Bộ Xây dựng để xác định. Trường hợp Bộ Xây dựng chưa quy định thì căn cứ quy định của Bộ Tài chính để xác định thời gian trích khấu hao làm cơ sở xác định định mức khấu hao.

đ) Xác định số lượng, khối lượng vật liệu, vật tư tiêu hao (bao gồm cả tiền điện chưa tính trong giá ca máy) trong ca, ngày làm việc của trạm theo quy trình vận hành khai thác hoặc theo yêu cầu thực tế công việc.

- Đối với vật tư, vật liệu tiêu hao hàng ngày thì xác định khối lượng, số lượng hao phí trong ngày theo quy định kỹ thuật, theo thiết kế công nghệ, thiết kế công trình, quy trình vận hành khai thác và các yêu cầu kỹ thuật.

- Đối với vật tư, vật liệu tiêu hao không thường xuyên mà theo chu kỳ (tháng, năm ...) thì xác định mức tiêu hao trung bình ngày bằng khối lượng tiêu hao trong kỳ (tháng, năm...) chia (:) số ngày làm việc trong kỳ.

Trường hợp vật tư, vật liệu tiêu hao không thường xuyên nhưng đã được tính trong chi phí đầu tư xây dựng ban đầu (chi phí mua phần mềm điện toán phục vụ lập trình kiểm soát thu phí hoặc các trường hợp khác) thì không tính trong chi phí vận hành của ca, ngày làm việc. Trường hợp cần nâng cấp phần mềm điện toán để hiện đại hóa trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh hoặc nâng cấp các phần mềm khác thì chi phí mua sắm bổ sung được xem xét để bổ sung theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đơn giá vật tư vật liệu xác định theo thông báo giá của Sở Xây dựng hoặc xác định theo quy định Bộ Xây dựng. Đối với trường hợp đơn giá vật tư, vật liệu không có trong thông báo giá thì căn cứ hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định, cụ thể: Trường hợp giá vật liệu xây dựng theo công bố giá của địa phương không phù hợp với mặt bằng giá tại nơi xây dựng công trình và các loại vật liệu xây dựng không có trong công bố giá vật liệu xây dựng của địa phương thì giá các loại vật liệu này xác định trên cơ sở lựa chọn mức giá phù hợp giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng vật liệu xây dựng.

e) Tổng hợp chi phí vận hành công trình trạm trong 1 ca (hoặc 1 ngày) làm việc.

BẢNG 2.2.A - TỔNG HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG, VẬT TƯ VẬT LIỆU TRONG CHI PHÍ TRỰC TIẾP VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH TRẠM TRONG 1 ĐƠN VỊ THỜI GIAN
(CA, NGÀY)

STT

Mã hiệu

Nội dung

Đơn vị

Khối lượng

Giá

Thành tiền

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7] = [5]x[6]

I

Nhân công

1.1

Chỉ huy trạm

1.2

Công nhân bậc ... trực hướng dẫn giao thông

. . .

...

Tổng cộng

NC

II

Máy móc thiết bị (kê thiết bị và khối lượng cần thực hiện nhiệm vụ)

...

...

Tổng cộng

M

III

Vật liệu, năng lượng

2.1

Điện năng...

2.2

Vật tư...

...

...

...

Tổng cộng

VL

BẢNG 2.2 B - TỔNG HỢP CHI PHÍ VẬN HÀNH KHAI THÁC TRẠM TRONG MỘT ĐƠN VỊ THỜI GIAN (CA HOẶC NGÀY) TÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP KHỐI LƯỢNG HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ BẢNG GIÁ TƯƠNG ỨNG

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ

TRỊ

KÝ HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

1

Chi phí vật tư, vật liệu, năng lượng

Lấy từ Bảng 2.2.A

VL

2

Chi phí nhân công

Lấy từ Bảng 2.2. A

NC

3

Chi phí máy và thiết bị thi công

Lấy từ Bảng 2.2.A

M

Chi phí trực tiếp

VL+NC+M

CPvh

II

CHI PHÍ CHUNG

CPvh x tỷ lệ

C

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (*)

(C + CPvh) x tỷ lệ

TL

Chi phí trước thuế

(CPvh + C + TL)

CPvhtt

IV

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

CPvhtt x TGTGT

GTGT

Chi phí vận hành một ngày sau thuế

Gvhtt + GTGT

Gvhst

Trong đó:

- Định mức tỷ lệ % chi phí chung theo quy định của Bộ Xây dựng đối với loại công trình hoặc công việc phù hợp;

- Thu nhập chịu thuế tính trước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, nhưng không tính thu nhập chịu thuế tính trước đối với các trường hợp: công tác giao dịch thanh toán dịch vụ sử dụng đường bộ trong các trường hợp cơ quan quản lý đường bộ, hoặc doanh nghiệp dự án trong các dự án đối tác công tư và chủ quản lý sử dụng công trình tự tổ chức giao dịch thanh toán dịch vụ sử dụng đường bộ hoặc trong chi phí đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư đã quy định thu nhập của nhà đầu tư; công tác kiểm soát tải trọng xe;

- CPvhtt: chi phí vận hành một ca (một ngày) trước thuế;

- TGTGT: mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định;

- Gvhst: chi phí vận hành một ca (một ngày) của trạm sau thuế.

g) Chi phí vận hành khai thác trong thời gian yêu cầu:

- Chi phí vận hành trong thời gian yêu cầu bằng chi phí vận hành một ngày (một ca) nhân (x) với thời gian yêu cầu.

CPvh = CPvhst x N

Trong đó:

- CPvh chi phí vận hành trong thời gian yêu cầu là tháng, quý, năm hoặc toàn bộ thời gian cần tính cho cả vòng đời công trình;

- CPvhst chi phí vận hành khai thác một ngày của trạm;

- N số ngày cần tính trong thời gian yêu cầu.

Trường hợp chi phí vận hành tính cho một ca, thì chi phí vận hành một ngày bằng chi phí vận hành một ca (x) nhân số ca vận hành trong ngày.

PHỤ LỤC V

DANH MỤC CÔNG TRÌNH PHẢI ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XEM XÉT VÀ THÔNG BÁO Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

STT

Công trình

Cấp công trình

1.

Đường ô tô cao tốc

Các cấp

2.

Đường ô tô

Cấp I trở lên

3.

Cầu đường bộ, cầu phao đường bộ và nút giao thông khác mức

Cấp II trở lên

4.

Hầm đường bộ

Cấp II trở lên

Ghi chú: Cấp công trình tại bảng trong Phụ lục này xác định theo Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

MINISTRY OF TRANSPORT
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 41/2021/TT-BGTVT

Hanoi, December 31, 2021

 

CIRCULAR

ON AMENDMENTS TO CIRCULAR NO. 37/2018/TT-BGTVT DATED JUNE 7, 2018 OF MINISTER OF TRANSPORT ON MANAGEMENT, OPERATION AND MAINTENANCE OF ROAD CONSTRUCTION WORKS

Pursuant to the Law on Road Traffic No. 23/2008/QH12 dated November 13, 2008;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/20017/ND-CP dated February 10, 2017 defining functions, rights, obligations and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Government’s Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 on quality control, construction, and maintenance of construction works;

Pursuant to Decree No.32/2014/ND-CP dated April 22. 2014 of the Government on management, operation and maintenance of expressway facilities;

Pursuant to the Government’s Decree No. 33/2019/ND-CP dated April 23, 2019 on management, use and operation of road traffic infrastructure;

At the request of Director of Department of Transport Infrastructure and Director General of Directorate for Roads of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Amendments to Circular No. 37/2018/TT-BGTVT dated June 7, 2018 of Minister of Transport on management, operation and maintenance of road construction works

1. Certain clauses of Article 2 shall be amended as follows:

a) Clause 1 of Article 2 shall be amended as follows:

“1. road work maintenance means a collection of tasks aimed at ensuring normal and safe operation of the works as designed during the operation period. The maintenance shall include at least one of the following tasks: inspecting, monitoring, maintaining and repairing the works; supplementing and replacing items and equipment for the operation and use of road works to ensure safety as well as testing their quality but not changing functions and scale of such works.”

b) Clauses 10 and 11 shall be added to Article 2 as follows:

10. Other auxiliary works and equipment specified in Clause 2, Article 3 of the Road Traffic Law include: piles of road safety corridor boundaries (referred to as boundary markers), land clearance lines, land boundary lines of roads; system of auxiliary works and equipment (including software to serve the management, operation and maintenance of road works).

11. The Intelligent Transportation System (hereinafter referred to as the ITS) consists of:

a) The system collects and displays information on the road of information on traffic situation and displays data on road traffic control and signaling;

b) The system transmits data from the road to the processing system and from the processing system to the electronic signs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The service infrastructure includes the working house and the necessary equipment."

2. Certain points of clause 5 Article 3 shall be amended as follows:

a) Points b, c and d clause 5 Article 3 shall be amended as follows:

b) For power and lighting supply works: implemented in accordance with regulations of Decree No. 06/2021/ND-CP dated January 26, 2021 on quality control and maintenance of construction works (hereinafter referred to as Decree No. 06/2021/ND-CP);

c) For traffic lights and equipment installed to the works: implemented in accordance with regulations of Decree No. 06/2021/ND-CP and the maintenance process provided by the supplier or installer of the equipment.

d) The management, operation and maintenance of items of vehicle load inspection stations, road toll booths, ITS and other road auxiliary works and equipment must be suitable for each type and level of the works and levels of the works items."

b) Point dd shall be added to clause 5 Article 3 as follows:

"dd) Equipment systems (including software) for the management of road databases, ITS and databases on maintenance of road works as prescribed in Point a Clause 3 Article 35 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

3. Certain points and clauses of Article 4 shall be amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Road work inspection shall be conducted by using dedicated equipment, by regular monitoring metrics (if any) or through observation where necessary;

b) Road work inspection includes the inspection based on technical standards and regulations; approved maintenance process; regular, periodic and irregular inspections for the purpose of discovering signs of degradation or damage of construction works and equipment installed as the basis for construction work maintenance.”

b) Point b clause 2 Article 4 shall be amended as follows:

"b) The list of road works subject to monitoring during operation and use specified in Appendix I enclosed herewith. The monitoring of works and parts of road works shall be carried out according to the monitoring tasks approved by competent agencies and organizations in accordance with Decree No. 06/2021/ND-CP and other relevant laws."

c) Clause 3 of Article 4 shall be amended as follows:

“3. Road construction quality inspection includes the inspection and assessment of quality, damage causes, value, duration of use and other technical specifications of the construction products, road work's components or road construction works through monitoring, experiment in combination with calculation and analysis. Quality assessment that serves maintenance works shall be carried out in accordance with clause 5 Article 33 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

d) Clauses 4 and 5 shall be added to Article 4 as follows:

“4. Road work maintenance must be carried out in accordance with Decree No. 06/2021/ND-CP, other relevant provisions of law, technical standards promulgated by competent state agencies and the maintenance process of road works that are approved.".

5. 5. Road work repair means repairing works’ damage, degradation and handling of parts and items of works showing signs of danger, failing to ensure safety for operation and use discovered during the operation for the purpose of ensuring the normal operation and safety of such road works. Road work repair includes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) irregular repair of works that shall be done when the work or work's components get damaged or suffers unexpected effects from the wind, storm, flood, earthquake, fire or being hit and other unexpected impacts that must be urgently repaired; or when the works, work's component shows signs of degradation which poses a risk to the safety of work operation; handling of traffic accidents and most frequently reported locations of road traffic accidents; take measures to ensure urgent traffic when handling landslides and traffic jams or when rectifying road breakages or road works collapse; repairing, replacing equipment, procuring the software being operated for use when damaged, damaged, hacked in order to restore the operation of the equipment system for the management, maintenance and exploitation of road works."

4. Point d clause 1 Article 5 shall be amended as follows:

“d) impose penalties, as authorized or request regulatory agencies to impose penalties on organizations and individuals violating management, operation and maintenance of road works in the central road network;”

5. Point b clause 1 Article 6 shall be amended as follows:

“b) Contractors supplying equipment installed to the works must transfer the investor the maintenance process of equipment provided before the installation of those equipment;”

6. Clause 1 of Article 7 shall be amended as follows:

1. The maintenance process of road works must be made as prescribed in clause 1 in Article 31 of Decree No. 06/2021/ND-CP.”

7. Point b Clause 1 and point a clause 2 Article 8 shall be amended as follows:

a) Point b clause 1 Article 8 shall be amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Point a clause 2 Article 8 shall be amended as follows:

a) For central road network receiving funding from state budget: the Ministry of Transport shall grant approval for maintenance process applied to graded-I works, specially-graded works and other works which is then submitted to Directorate for Roads of Vietnam for permission;”

8. Point g clause 2 Article 13 shall be amended as follows:

“g) send the documents prescribed in points a, b, c, d, dd and e of this clause to road management agencies, the owner or manager, user of road work and retain the written form of these documents on the system of bridge management, road surface management, road asset management."

9. Clause 6 of Article 16 shall be amended as follows:

“6. Handling of road work incidents during operation and use:

a) The classification, reporting, handling and finding causes of incidents shall comply with regulations in Articles 43, 44, 45, 46, and 47 of Decree No. 06/2021/ND-CP;

b) Investors, construction contractors, owners, managers, users of works, road works maintenance contractors and related organizations and individuals are responsible for handling road work incidents according to the provisions of Article 45 of the Decree No. 06/2021/ND-CP and take measures to ensure traffic safety for works with incidents.

c) When there is a road work incident on the central road system, in addition to reporting the work incident as prescribed in Article 44 of Decree No. 06/2021/ND-CP, the road management agency, owner or managers, users of road works, road maintenance contractors, enterprises investing in construction and operation management of road works must immediately report to the Ministry of Transport and the Directorate for Roads of Vietnam. The reporting time and the report contents are specified in Clauses 1, 2 and 4, Article 44, Decree No. 06/2021/ND-CP.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Chapter 4

OPERATION, USE, MAINTENANCE OF ROAD WORKS”.

11. Article 17 shall be amended as follows:

“Article 17. Road work maintenance plan

1. The plan for maintenance of works in the road system funded by the State budget includes the following information: name of the road work, list, work items, and tasks to be performed; main quantity, cost; performance time and method of performance according to the attached forms and documents specified in Appendix II issued with this Circular.

Tasks in the road construction maintenance plan funded by the State budget include:

a) Maintenance (including payment for electricity consumption, maintenance costs for lighting systems, other works and ancillary equipment specified in Clause 10, Article 2 of this Circular); project brought forward from previous year to next year; periodic repair, unexpected repair (including expenses for compensation, site clearance, clearance, treatment and destruction of bombs, mines and explosives when it is necessary to recover land when necessary to deal with the most frequently/frequently reported locations of traffic accidents, supplementing emergency roads and traffic safety items); quality verification; construction safety assessment; construction inspection; monitoring works; establish the maintenance process, the operation and exploitation process of the work in the process of operation and use; setting norms in the field of maintenance and other tasks according to the provisions of Decree No. 06/2021/ND-CP and Article 4 of this Circular;

b) Price support (the part not included in the price) for ferry services; repair, replace and supplement ferries, means and equipment for river crossing; procurement of additional equipment and supplies for ferries and means of river crossing equipment;

c) Manage and operate the vehicle load checking system; inspecting, repairing, supplementing and replacing equipment and means of the vehicle weighing and checking system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Management and operation of the following systems: bridge management; survey, collect, store and operate the database of roads and road traffic infrastructure; building and operating a database on construction maintenance, making and managing construction maintenance records according to the provisions of Point a, Clause 3, Article 35 of Decree No. 06/2021/ND-CP; supervision of toll collection and other road management and operation systems; but does not include the tasks that have been fully covered by the administrative autonomy funds of the agencies and units;

e) Supplement or replace work items, equipment, repair software so that the operation and use of the works are properly functional and safe as prescribed at Point b, Clause 3, Article 35 of Decree No. 06/ 2021/ND-CP; supplementing other necessary systems and equipment for effective management, maintenance, operation and exploitation of road works;

g) To be on duty to ensure traffic, to be on duty at branch roads entering and leaving expressways, tunnel gates according to maintenance and operation procedures or in case of emergency to ensure traffic safety and deal with traffic jams at the request of the road management agency; carry out traffic safety appraisal for road works in operation according to regulations;

h) Procurement of additional backup supplies and equipment in service of natural disaster prevention and remediation; manage, protect and maintain the reserve of supplies in service of natural disaster prevention and control;

i) Preservation of investment works in the form of PPP includes: management, regular maintenance, repair to ensure safety and prevent deterioration, operation, exploitation and use of PPP works after receiving them from the investor (including the time to certify the entire people's ownership of the property); carry out inspection of PPP works before receiving the transfer in accordance with the law on investment under the mode of public-private partnership;

k) Works performed by state agencies that sign PPP contracts to manage, operate and maintain road works to ensure traffic safely and smoothly for the following cases: the state agency decides to stop toll collection when the financial plan is secured; when one party signing the project contract terminates the contract ahead of time; investors do not implement the project or do not conduct management and maintenance, leading to traffic unsafety;

l) Annual road works maintenance planning and estimation works (including the cost of using the pavement data survey technology system); other tasks for the owner or manager to use the road work to organize the supervision and acceptance of the regular maintenance of road works;

m) Other tasks as prescribed by law;

n) In case of limited capital, the maintenance plan specified in this Clause must give priority to maintenance works, projects carried forward from the previous year to the next year, repairing necessary items to ensure safety of the construction works and traffic on roads, road bridges, safety when operating and exploiting ferry terminals, pontoon bridges, road tunnels; give priority to the performance of work related to overcoming the risk of collapse of the works; ferry service support; reduction in frequently reported locations of accidents and other necessary tasks decided by the competent authority approving the maintenance plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Based on the state of the road works, information on the size and structure of the works, the history of repair and maintenance, and other data on the roads, road works, structural properties; road traffic infrastructure and works, parts attached to road traffic infrastructure assets, technical standards and maintenance procedures, norms, specified in Clause 1 of this Article, annually, the Directorate for Roads of Vietnam shall submit to the Ministry of Transport before May 30 the management and maintenance needs and work, the list of priority projects for investment preparation next year;

b) Before June 30, the Ministry of Transport shall approve the management and maintenance needs for the following year; approving the work, the list of prioritized projects allows to prepare investment under the maintenance plan next year. Management and maintenance needs are determined in accordance with the law on state budget and made according to the form specified in Appendix II issued with this Circular;

c) Based on the work and list at Point b of this Clause, the Directorate for Roads of Vietnam shall organize the formulation, appraisal and approval of the project, the economic and technical report on the repair of the works, the cost estimate for the project, other necessary works before October 31;

During the preparation, appraisal and approval of a project or an economic-technical report on road work repair, the Directorate for Roads of Vietnam is entitled to adjust the scope (length, explanation of the road to be repaired), solutions technical, additional traffic safety items, but must not exceed the budget stated for the approved list. In cases where it is necessary to ensure the safety of load-bearing structural components of bridges, tunnels and ferries, approvals may not exceed 20% of the cost of the approved list of load-bearing structures repair;

d) Based on the approved contents at Point c of this Clause and additional necessary management and maintenance tasks that are outside the list specified at Point b of this Clause, the Directorate for Roads of Vietnam summarizes and submits them to the Ministry of Transport the following year's maintenance plan by November 10 of each year. Within 15 days from the date of being assigned or notified by a competent authority of the state budget revenue and expenditure estimates, the Ministry of Transport shall appraise and approve the maintenance plan for the following year;

d) Adjustment of road works maintenance plan

In case it is necessary to supplement the management, maintenance and operation of road works in addition to the approved maintenance plan, the Directorate for Roads of Vietnam shall submit to the Ministry of Transport for approval the investment preparation and adjustment of the maintenance plan to organize implementation.

3. Plans for maintenance of road works using capital sources other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article must comply with Article 32 of Decree No. 06/2021/ND-CP and regulations other relevant provisions.

4. Road works maintenance plan implemented by public-private partnership (PPP) method shall comply with Clause 3 of this Article and the following regulations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In case it is necessary to adjust or supplement the work, volume and cost of performing the work of management, operation and maintenance of road works due to force majeure events or when other tasks which incur maintenance costs or quantity in addition to the signed project contract, the project enterprise shall request the project contract signing agency to consider and negotiate additional agreements in accordance with the provisions of the project contract;

c) For construction incidents, unexpected repairs or force majeure incidents, the project enterprise is responsible for implementing the work in accordance with the provisions of the law on construction, laws on natural disaster prevention and control, relevant laws and regulations in this Circular to ensure safety for people, vehicles and construction works.”

12. Clause 4 of Article 18 shall be amended as follows:

“4. For road works not specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the owner, manager and user of the road work shall organize the implementation of the maintenance plan for the work invested by them. built according to the provisions of law and this Circular.”

13. Certain points and clauses of Article 19 shall be amended as follows:

a) Clause 4 of Article 19 shall be amended as follows:

“4. Periodic repair and unexpected repair works

a) Periodic repair of road works shall comply with the provisions of Point a, Clause 5, Article 4 of this Circular. For periodic repair of road works funded by the state budget, the provisions of Points a and b, Clause 4, Article 35 of Decree No. 06/2021/ND-CP shall be complied with;

b) Unscheduled repair of road works shall comply with the provisions of Point b, Clause 5, Article 4 of this Circular. For unexpected repair of road works belonging to the central road system funded by the state budget (except for the case specified at point c of this clause), the following shall be done:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The agency that decides on the unexpected repair work at this point is responsible according to its competence for deciding, organizing the implementation, using funds, implementing methods and completing the dossier according to regulations applicable to the school. case of unexpected repair; the Directorate for Roads of Vietnam reviews and summarizes monthly implementation results and sends them to the Ministry of Transport.

c) For urgent construction works, disaster recovery shall comply with the regulations of the Minister of Transport on prevention, combat and overcoming of consequences of natural disasters in the road sector; the handling of traffic accident black spots shall comply with the regulations of the Minister of Transport on handling of dangerous locations on the road being operated. The Directorate for Roads of Vietnam is responsible for the use of funds, methods of implementation and completion of documents according to regulations.

d) The Directorate for Roads of Vietnam is responsible for summarizing, submitting to the Ministry of Transport for approval or adjusting the maintenance plan for the cases specified at Points b and c of this Clause.

14. Article 19a shall be added as follows:

 “Article 19a. Safety assessment of road works

1. The order and contents of safety assessment of road works comply with the provisions of Articles 36 and 37 of Decree No. 06/2021/ND-CP. As for the assessment of the working capacity of load-bearing structures and road construction parts that are at risk of causing unsafety, it is carried out through the inspection and works specified in Article 4, Article 5. Decree 06/2021/ND-CP; inspection and assessment of conditions for operation and exploitation of road works shall comply with the provisions of Clause 2, Article 37 of Decree No. 06/2021/ND-CP.

2. Responsibility for assessment and confirmation of road work safety assessment results

a) Responsibility to organize the safety assessment of road works as prescribed in Article 38 of Decree No. 06/2021/ND-CP;

b) The certification of the results of the actual road work safety assessment as prescribed in Article 39 of the Decree No. 06/2021/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The time limit for construction safety assessment shall comply with the provisions of law, technical regulations and standards promulgated by competent state agencies; approved maintenance and operation procedures; the request of the owner, the manager using the work or the regulations of the manufacturer supplying equipment installed in the work.

5. The list of road works that must be considered by the competent authority and notified of comments on the results of the safety assessment of road works is specified in Appendix VI issued with this Circular.”

15. Certain points and clauses of Article 20 shall be amended as follows:

a) Point c clause 1 Article 20 shall be amended as follows:

“c) The quality management and maintenance of road works shall comply with the provisions of the Construction Law, the provisions of the law on quality management, construction and maintenance of construction works, and regulations. provisions of the law on relevant regulations, standards and provisions of law.”

b) Clauses 3 and 4 Article 20 shall be amended as follows:

“3. The warranty period for the repair of road works is in accordance with the law on quality management, construction and maintenance of construction works.

4. In case the road works require monitoring or quality inspection, the provisions of Clause 6, Article 34 of Decree No. 06/2021/ND-CP and the provisions of this Circular must be complied with.”

16. Point b of clause 1 Article 22 shall be amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

17. Clause 1 of Article 26 shall be amended as follows:

“1. Funding sources for management, operation, exploitation and maintenance of road works in accordance with the law on state budget, Clause 2, Article 35 of Decree No. 06/2021/ND-CP, and other regulations of relevant legislation.”

18. Article 27 shall be amended as follows:

“Article 27. Expenses for management, operation, and maintenance of road works

1. Expenses for management, operation, exploitation and maintenance of road works are all expenses for performing the tasks in the approved maintenance plan and necessary additional and adjustment works outside the plan. maintenance specified in this Circular and relevant laws.

2. Expenses for performing maintenance, management and operation works, work estimates include direct costs of performing management, maintenance and operation of works and costs of performing the following tasks:

a) Expenses for consulting services for maintenance of road works as prescribed: survey in service of design, project formulation or economic and technical report on repair of works; elaborating, verifying technical designs, designing repair construction drawings; make estimates of maintenance activities; preparation of bidding documents, dossiers of requirements and evaluation of bids and dossiers of proposals for contractor selection; supervision of survey, supervision of construction and repair, supervision of repair and replacement of construction equipment; establish, verify (in case there is no maintenance process) or adjust the maintenance process, the operation and exploitation process of the works; inspecting the quality of works in service of maintenance; monitoring road works according to regulations; irregularly inspect works as required (if any); assess the safety of the works during the exploitation and use; perform other consulting works as prescribed by law;

b) Expenses for management of the repair project in accordance with the law on construction;

c) Other expenses include expenses for carrying out the process of construction maintenance such as: audit, verification and approval of settlement; construction insurance; appraisal fees (if any) and other related expenses in accordance with the law on construction, the law on prices and other relevant laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Expenses for management, operation, exploitation and maintenance of road works shall be determined according to the provisions of Article 35 of Decree No. 06/2021/ND-CP, the provisions of the law on construction and the provisions of the law. relevant law.

Expenses for management, maintenance and operation of road works using state capital, including non-budget state capital, and investment works in the form of PPP shall comply with the provisions of law on management. quality, construction and maintenance of construction works, law on construction costs, law on prices, law on delivery of plans, ordering, bidding for the provision of public products and services interests and relevant laws.

4. Expenses for management, maintenance and operation of road works may use the following methods to determine appropriate types of expenses:

a) For the cost of the project, the economic and technical report on the repair of the work, the consulting, project management, inspection, monitoring and evaluation of the safety of the work and other tasks with nature of construction investment shall comply with the provisions of the law on construction and other relevant laws;

b) For the regular management and maintenance work using the central budget in the form of bidding and ordering, the regulations of the Minister of Transport shall guide the method of formulating plans. pricing, price management, public administrative services, management and maintenance of road traffic infrastructure, and services for the operation and exploitation of road ferry terminals on the national highway system using recurrent expenditures from the state budget. central when making the order method;

c) For the regular management and maintenance of PPP projects, the regular management and maintenance using the local budget and other capital sources shall comply with the provisions of law. v a specified at point b of this clause for implementation;

d) During the preparation of feasibility study reports for investment projects under the PPP method for investor selection, it is possible to determine from data on costs of management, maintenance and operation of similar works in progress. In case of using this method, the cost of management, operation, exploitation and maintenance of the work is determined on the basis of the scale, capacity or service capacity of the work or structural part of the work under consideration and data on management, maintenance, operation and exploitation costs of similar works that have been or are being implemented of the same type, grade, scale, capacity or service capacity to determine the cost of management, maintenance, operation and exploitation. The cost data when used need to be converted, calculated on the time of costing, construction area and adjusted and supplemented with other costs if any to suit specific conditions of projects or works;

dd) In case it is necessary to determine the cost of management, operation, exploitation and maintenance in service of bidding for investor selection when the work has no technical design, construction design and construction process, the process of maintenance, operation and exploitation process has not yet been established, there is no data on management, maintenance, operation and exploitation costs of similar works to determine the costs as prescribed at point a, point b and point d in this Clause, based on the approved investment project, technical instructions for the operation, exploitation and maintenance of the works shall be drawn up. Based on this technical instruction, the basic design of the project, the type of technological equipment, the operation and exploitation of the works, the mode of wear and tear, and the equipment's useful life, the duration (lifetime of the construction works, etc.) to determine the volume of work to be performed, the quantity, volume and time of replacement and maintenance of equipment and work parts at the stage of operation, exploitation, and maintenance of the work as the basis to determine the cost of management, operation, exploitation and maintenance of the works according to the guidance in Appendix V issued with this Circular.

5. Contingency costs due to price inflation during the operation and exploitation period shall be determined according to the law on management of construction costs and relevant laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Supplementing, annulling and replacing a number of articles, clauses, points and annexes of Circular No. 37/2018/TT-BGTVT dated June 7, 2018 of the Minister of Transport providing regulations on management, operation and maintenance of road works as follows:

1. Point c, Clause 1, Article 5, Article 23, Article 24 are annulled.

2. Appendices No. I, Appendix II, Appendix IV and Appendix V shall be replaced with Appendix I, Appendix II, Appendix III and Appendix IV issued together with this Circular.

3. Supplementing Appendix VI with Appendix V issued together with this Circular.

Article 3. Effect

1. This Circular comes into force as of February 15, 2022.

2. In case the documents cited in this Circular are amended, supplemented or replaced, new documents shall prevail.

3. Chief of Office of the Ministry, Chief Inspector of the Ministry, Directors of Departments, General Director of Directorate for Roads of Vietnam, Directors of Departments of Transport, Departments of Transport and Construction of provinces and centrally-run cities The central government, heads of relevant agencies, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Dinh Tho

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 41/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 sửa đổi Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.957

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.246.203
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!