Toà án mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian nào? Thành phần tham dự phiên họp gồm những ai?
Việc mở phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính được thực hiện khi nào?
Tại Điều 17 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Quyết định mở phiên họp phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số định danh cá nhân, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (nếu có) của người bị đề nghị, họ và tên, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có);
b) Họ và tên, nơi cư trú của cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên;
c) Họ và tên, chức vụ, tên cơ quan của người đề nghị; họ và tên người được ủy quyền (nếu có);
d) Biện pháp được đề nghị áp dụng;
đ) Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp trực tiếp hoặc trực tuyến;
e) Họ và tên Thẩm phán, Thư ký phiên họp;
g) Họ và tên người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
h) Họ và tên người phiên dịch (nếu có);
i) Họ và tên những người khác được yêu cầu tham gia phiên họp (nếu có).
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi mở phiên họp, quyết định mở phiên họp phải được gửi cho những người quy định tại các điểm a, b, c, g, h và i khoản 2 Điều này và Viện kiểm sát cùng cấp.
Theo đó, Tòa án phải mở phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
Toà án mở phiên họp quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian nào? Thành phần tham dự phiên họp gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thành phần phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm những ai?
Tại Điều 18 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 thành phần phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
- Người tiến hành phiên họp gồm có Thẩm phán và Thư ký phiên họp.
- Người tham gia phiên họp gồm:
Người đề nghị hoặc người được ủy quyền; Kiểm sát viên; người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị.
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia phiên họp trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 72 Luật Trẻ em 2016.
- Trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu:
+ Người giám định
+ Người phiên dịch
+ Người dịch thuật
+ Chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học
+ Đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện nhà trường nơi người bị đề nghị học tập
+ Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã
+ Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam câp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú
+ Những người khác tham gia phiên họp trình bày ý kiến để làm rõ các vấn đề có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính là gì?
Tại Điều 19 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
Quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp
1. Yêu cầu thay đổi người tiến hành phiên họp.
2. Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem tài liệu trong hồ sơ đề nghị.
3. Cung cấp tài liệu, giải trình, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh này.
4. Được nhận các quyết định của Tòa án.
5. Được khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh này.
6. Phải có mặt tại phiên họp theo yêu cầu của Tòa án.
7. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nội quy phiên họp.
8. Chấp hành quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
9. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quyền của người tham gia phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
- Yêu cầu thay đổi người tiến hành phiên họp.
- Được biết, đọc, ghi chép, sao chụp và xem tài liệu trong hồ sơ đề nghị.
- Cung cấp tài liệu, giải trình, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh này.
- Được nhận các quyết định của Tòa án.
- Được khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của Pháp lệnh này.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của người tham gia phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
- Cung cấp tài liệu, giải trình, trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên họp theo quy định của Pháp lệnh này.
- Phải có mặt tại phiên họp theo yêu cầu của Tòa án.
- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nội quy phiên họp.
- Chấp hành quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô vượt đèn vàng có bị phạt không? Xe ô tô vượt đèn vàng gây tai nạn giao thông bị phạt bao nhiêu?
- Đi xe đạp có nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt? Mức phạt nồng độ cồn xe đạp từ năm 2025 như thế nào?
- Định hướng sắp xếp cán bộ công chức viên chức là người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị khi sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính?
- Nghị định 175 quy định 10 biểu mẫu trong quy trình cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài? File tải về?
- Từ năm 2025, xử phạt hành vi chống đối CSGT thi hành công vụ lên đến 37.000.000 đồng? Quy tắc chung khi tham gia giao thông?