Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào?
Ngày 11/12/2024, Ban chấp hành Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 40-CT/TW năm 2024 về việc tổ chức Tết Âm lịch 2025.
Theo đó, Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân vui xuân, đón mừng năm mới an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, tạo khí thế và động lực mới, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ công tác năm 2025 ngay từ những tháng đầu năm, Ban Bí thư yêu cầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy truyền thống "tương thân, tương ái", đẩy mạnh thực hiện các chương trình giảm nghèo, xoá nhà tạm, nhà dột nát; thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, nhất là người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động, người bị mất việc làm... bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết.
Tổ chức tốt việc thăm hỏi, động viên, chúc Tết cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, các đơn vị lực lượng vũ trang, lực lượng thường trực làm nhiệm vụ trong những ngày Tết, ở biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, địa bàn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Thực hiện nghiêm công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, lãng phí, phù hợp với nếp sống văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Các địa phương căn cứ vào khả năng, điều kiện, tình hình thực tiễn để quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân.
- Tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các địa phương; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không tham gia các hoạt động mê tín; cán bộ lãnh đạo các cấp chỉ được dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công (trừ việc tham gia với danh nghĩa cá nhân); không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi...
Thực hiện nghiêm quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm, nhất là quy định về không điều khiển phương tiện giao thông khi đã sử dụng rượu, bia.
- Tăng cường bảo đảm quốc phòng, an ninh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, duy trì môi trường hoà bình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an toàn trên không gian mạng. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hoá, xã hội của đất nước.
Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm các loại tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, quản lý thị trường, ổn định giá cả, bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hoá, dịch vụ; bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh…; quan tâm chỉnh trang đô thị, các tuyến phố, đường làng, ngõ xóm, khu dân cư bảo đảm sáng, xanh, sạch, đẹp. Chủ động kế hoạch bảo đảm phương tiện vận chuyển hàng hoá và phục vụ Nhân dân và đồng bào ở nước ngoài về quê đón Tết.
Tăng cường hướng dẫn, tuần tra, kiểm soát, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ. Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng pháo, không để tình trạng sử dụng pháo trái phép diễn ra phức tạp trong dịp Tết.
- Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng gắn với các hoạt động vui xuân, đón Tết, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tin tưởng, tự hào trong toàn xã hội.
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tăng cường tuyên truyền về cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của đất nước sau 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, thể thao, lễ hội trong dịp Tết; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của Nhân dân trong thực hiện các quy định về an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ; an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
- Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc hoàn thành sớm việc tổng kết công tác năm 2024 trong tháng 12/2024, gửi báo cáo về Văn phòng Trung ương Đảng trước ngày 10/01/2025. Từng cơ quan, đơn vị rà soát các công việc trước khi nghỉ Tết, không để chậm tiến độ.
Bố trí cán bộ, nhân viên trực Tết, kịp thời xử lý, giải quyết công việc, tình huống phát sinh, không để ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo trong dịp nghỉ Tết.
Các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm việc trở lại làm việc bình thường ngay sau đợt nghỉ Tết, tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ công tác năm 2025 ngay từ những tháng đầu năm, nhất là thực hiện đúng tiến độ việc tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình phát triển giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Tổ chức Tết Âm lịch 2025 theo Chỉ thị 40-CT/TW như thế nào? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày? (Hình từ internet)
Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 chính thức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định Tết âm lịch người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 05 ngày.
Đồng thời, Căn cứ tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008, Điều 13 Luật Viên chức 2010 thì cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.
Ngày 26/11/2024, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 về lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
Theo đó, Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn 5152/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 và Công văn 5621/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 về phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số dịp nghỉ lễ khác trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:
(1) Đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại các văn bản nêu trên về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 01 tháng 5 năm 2025. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động theo quy định.
(2) Các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp các bộ phận ứng trực theo quy định và làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổchức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định.
(3) Các bộ, cơ quan, địa phương có kế hoạch, biện pháp cụ thể, phù hợp khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực, chủ động triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ, giá cả, thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2025, năm tăng tốc, bứt phá thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo nền tảng, tiền đề vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan biết, thực hiện.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn 5152/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 và Công văn 5621/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 về phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số dịp nghỉ lễ khác trong năm 2025
Theo đó, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức như sau:
(1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội:
Được nghỉ từ 25/1/2025 - 2/2/2025 dương lịch (nhằm 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).
(2) Đối với người lao động:
- Khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán như cán bộ, công chức (tức sẽ được nghỉ từ 25/1 - 2/2/2025 (26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).
- Đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu người sử dụng lao động quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết.
+ Một là nghỉ 1 ngày cuối năm Giáp Thìn và 4 ngày đầu năm Ất Tỵ (Tức 28/1/2025-1/2/2025 dương lịch).
+ Hai là nghỉ 2 ngày cuối năm Giáp Thìn và 3 ngày đầu năm Ất Tỵ. (Tức 27/1/2025-31/1/2025 dương lịch).
+ Ba là nghỉ 3 ngày cuối năm Giáp Thìn và 2 ngày đầu năm Ất Tỵ. (Tức 26/1/2025-30/1/2025 dương lịch)
*Lưu ý: Người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Tết Nguyên đán cho người lao động trước 30 ngày.
Tết Âm lịch 2025 là ngày mấy dương lịch?
Theo Lịch Vạn niên 2025 thì Tết Âm lịch 2025 rơi vào các ngày như sau:
Tết Âm lịch 2025 | Ngày dương | Thứ |
28 tháng Chạp năm Giáp Thìn (28 Tết) | 27/1/2025 | Thứ hai |
29 tháng Chạp năm Giáp Thìn (29 Tết) | 28/1/2025 | Thứ ba |
Mùng 1 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 1 Tết) | 29/1/2025 | Thứ tư |
Mùng 2 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 2 Tết) | 30/1/2025 | Thứ năm |
Mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 3 Tết) | 31/1/2025 | Thứ sáu |
Mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 4 Tết) | 01/2/2025 | Thứ bảy |
Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (Mùng 5 Tết) | 02/02/2025 | Chủ Nhật |
... | ... | ... |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
- Dịp Tết Nguyên đán, phạm nhân được gặp thân nhân tối đa mấy giờ trong một lần gặp theo quy định?
- Dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo là gì? Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh là gì? Sửa đổi hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh trong trường hợp nào?
- Đánh giá công nghệ có nằm trong loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ? Điều kiện hoạt động dịch vụ đánh giá công nghệ?