Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch?
Mâm ngũ quả là gì? Mâm ngũ quả ngày tết gồm những gì?
Mâm ngũ quả là phần không thể thiếu trong dịp Tết, trong đó "ngũ" là tượng trưng cho Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), ngoài ra có thể được hiểu "ngũ" cũng có nghĩa là 5 thể hiện số lượng quả mà dâng lên cúng tổ tiên. Ví dụ:
- Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng,…
- Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, trái sung,...
- Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sậm tối khác.
- Hỏa – màu đỏ: Táo, thanh long,…
- Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, phật thủ,...
Mâm cúng mang những ước nguyện tốt đẹp cho năm mới và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên. Mỗi miền có sự khác biệt trong cách bày trí, như miền Bắc thường có chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, miền Trung pha trộn cả hai miền với chuối, mãng cầu, dừa, đu đủ... còn miền Nam thường có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung.
Mâm ngũ quả không chỉ là phong tục mà còn là biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện sự sáng tạo và lòng kính trọng tổ tiên. Ngày nay, giới trẻ cũng sáng tạo thêm những mâm ngũ quả độc đáo, như "Cầu dừa đủ xài" (mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài) “Cầu dừa đủ qua môn” (mãng cầu, dừa, đu đủ, khổ qua, khoai môn), "Cầu muốn leo cao" (mãng cầu, rau muống, dưa leo, cau),... nhưng tất cả đều góp phần tạo không khí Tết ấm áp và vui tươi.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mâm ngũ quả là gì? Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch? (Hình từ Internet)
Cúng mâm ngũ quả vào mùng mấy Tết Âm lịch? Các lễ cúng Tết Âm lịch gồm những gì?
Mâm ngũ quả tượng trưng cho Phúc Lộc trời ban cho niềm mong ước của con người về sự sung túc và đầy đủ. Vậy nên mâm ngũ quả thường được bày vào ngày cúng tất niên chiều 30 Tết hoặc 29 Tết.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Ngày Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ lớn nhất của Việt Nam.
Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên đán 2025 (Tết Âm lịch) phải kể đến các lễ cúng sau đây:
STT | Tên lễ cúng | Thời gian cúng (Âm lịch) | Thời gian cúng (Dương lịch) | Xem chi tiết về lễ cúng |
1 | Lễ cúng ông Công ông Táo | 23 tháng Chạp | 22/01/2025 | |
2 | Lễ cúng Tất niên | 29 tháng Chạp | 28/01/2025 | |
3 | Lễ Rước ông bà | 29 tháng Chạp | 28/01/2025 | |
4 | Lễ cúng Giao thừa | Đêm 29 tháng Chạp | Đêm 28/01/2025 | |
5 | Lễ cúng Tân niên | Mùng 1 tháng Giêng | 29/01/2025 | |
6 | Lễ cúng Chiêu Điện Tịch Điện | Mùng 2 tháng Giêng | 30/01/2025 | |
7 | Lễ cúng Hóa vàng | Mùng 3 tháng Giêng | 31/01/2025 | |
8 | Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa | Mùng 10 tháng Giêng | 07/01/2025 |
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tết Âm lịch nhằm ngày mấy Dương lịch? Người lao động được nghỉ Tết Âm lịch bao nhiêu ngày?
Theo như đã nói trên, ngày Tết Nguyên đán 2025 là ngày 01 tháng Giêng Âm lịch 2025 (khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP) và nhằm ngày 29/01/2025 Dương lịch.
Năm 2025, lịch Tết Nguyên đán sẽ rơi vào những ngày Dương lịch sau đây:
- 28 Tết âm lịch: Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch
- 29 Tết âm lịch: Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch
- Mùng 1 Tết âm lịch: Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch
- Mùng 2 Tết âm lịch: Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch
- Mùng 3 Tết âm lịch: Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch
- Mùng 4 Tết âm lịch: Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch
- Mùng 5 Tết âm lịch: Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch
Đồng thời, căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Tuy nhiên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, theo quy định lịch nghỉ Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán) của người lao động sẽ có 5 ngày, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.
>>> Xem chi tiết tại: Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức
Xem và tải Mẫu đơn xin nghỉ phép cho người lao động mới nhất
Đơn xin nghỉ phép Tải về
Đơn xin nghỉ phép không lương Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về một số biểu mẫu được sử dụng phổ biến trong hoạt động xây dựng? Quy định về nội dung giấy phép xây dựng?
- Nhà thầu được tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu để làm gì? Các khoản tạm ứng hợp đồng trong đấu thầu sẽ bị thu hồi lại khi nào?
- Hệ thống tổ chức Công an nhân dân có bao nhiêu cấp? Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân?
- Cách viết mẫu đơn xin tự nguyện tinh giản biên chế? Nguyên tắc chi trả chế độ chính sách tinh giản biên chế là gì?
- Mức khen thưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo Nghị định 73? Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?