Lễ cúng Hóa vàng là gì? Tết Âm lịch được nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ Tết Âm lịch là khi nào? Lịch nghỉ Tết Dương lịch như thế nào?
Lễ cúng Hóa vàng là gì? Cúng Hóa vàng vào mùng mấy Tết Âm lịch?
Lễ cúng Hóa vàng, hay còn gọi là lễ tiễn ông bà, là một nghi thức thiêng liêng trong những ngày Tết, đánh dấu sự kết thúc của một chuỗi ngày đón xuân bên gia đình.
Sau khi đã đón ông bà, tổ tiên về sum vầy vào ngày 30 tháng Chạp, lễ cúng Hóa vàng diễn ra vào mùng 3 Tết như một lời tiễn biệt đầy trang trọng, gửi gắm tấm lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã khuất.
Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị lễ vật, đốt vàng mã, hóa vàng để tiễn ông bà, tổ tiên trở lại cõi âm, nơi họ an nghỉ. Bên cạnh những tờ vàng, mâm cơm cúng tiễn cũng là một phần không thể thiếu, thể hiện sự tôn kính và yêu thương.
Tùy theo phong tục của mỗi gia đình, mâm cúng có thể là những món mặn đậm đà hương vị ngày Tết, hoặc những món chay thanh tịnh, nhưng tất cả đều mang ý nghĩa thiêng liêng của sự tri ân và hiếu kính.
Lễ cúng hóa vàng không chỉ là một nghi thức tiễn biệt, mà còn là dịp để mỗi người con nhớ về cội nguồn, thể hiện lòng hiếu thảo và sự biết ơn đối với tổ tiên đã sinh thành, dưỡng dục, và bảo bọc con cháu qua bao thế hệ.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Lễ cúng Hóa vàng là gì? Cúng Hóa vàng vào mùng mấy Tết Âm lịch? Mùng 1, mùng 2, mùng 3 là ngày mấy Dương lịch? (Hình từ Internet)
Tết Âm lịch được nghỉ mấy ngày? Lịch nghỉ Tết Âm lịch là khi nào? Mùng 1, mùng 2, mùng 3 và Lễ Hóa vàng nhằm ngày mấy Dương lịch?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
- Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
+ Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);
+ Tết Âm lịch: 05 ngày;
+ Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
+ Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);
+ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Tuy nhiên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định trên thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Như vậy, theo quy định lịch nghỉ Tết Âm lịch (Tết Nguyên đán) của người lao động sẽ có 5 ngày, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.
Năm 2025, Tết Nguyên đán sẽ rơi vào những ngày dương lịch sau đây:
- 28 Tết: Thứ hai, ngày 27/01/2025 dương lịch
- 29 Tết: Thứ ba, ngày 28/01/2025 dương lịch
- Mùng 1 Tết: Thứ tư, ngày 29/01/2025 dương lịch
- Mùng 2 Tết: Thứ năm, ngày 30/01/2025 dương lịch
- Mùng 3 Tết: Thứ sáu, ngày 31/01/2025 dương lịch
- Mùng 4 Tết: Thứ bảy, ngày 01/02/2025 dương lịch
- Mùng 5 Tết: Chủ nhật, ngày 02/02/2025 dương lịch
Như vậy, mùng 1 Tết sẽ nhằm ngày 29/01/2025 dương lịch, mùng 2 Tết nhằm ngày 30/01/2025 dương lịch, mùng 3 Tết nhằm ngày 31/01/2025 dương lịch.
Theo đó, đối với lễ cúng Hóa vàng diễn ra vào ngày mùng 3 Tết sẽ nhằm ngày 31/01/2025 dương lịch.
>>> Xem chi tiết tại: Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức
Lịch nghỉ Tết Dương lịch như thế nào?
Cũng căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
...
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, Tết Dương lịch năm 2025 là ngày 01/01/2025 rơi vào Thứ Tư, vì vậy, người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày nghỉ Tết Dương lịch (01/01/2025) và hưởng nguyên lương ngày đó.
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Việt Nam có 08 ngày lễ lớn bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám
8. Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào hiện nay?
- Mẫu báo cáo triển khai thi công xây dựng công trình là mẫu nào? Có bắt buộc lập tiến độ thi công trước khi triển khai thi công xây dựng?
- Mẫu phiếu biểu quyết giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng? Cách điền phiếu biểu quyết giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng?
- Phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau ngắn gọn nhất chọn lọc? Dàn ý phân tích bài thơ Năm mới chúc nhau? Đặc điểm môn Văn?
- Tải mẫu đơn khởi kiện đòi tài sản mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện đòi tài sản? Nội dung trong đơn phải có gì? Phương thức nộp đơn?