Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
- Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có thực hiện xử lý, hạch toán trong cùng đơn vị kế toán không?
- Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
- Việc mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được pháp luật quy định như thế nào?
Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có thực hiện xử lý, hạch toán trong cùng đơn vị kế toán không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 174/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
1. Kiểm soát nội bộ kế toán là việc thực hiện kiểm tra, xem xét thường xuyên, liên tục trong phạm vi của đơn vị kế toán để đảm bảo tính hợp pháp, chính xác, đầy đủ, kịp thời cả về hình thức, nội dung, số liệu của chứng từ, sổ, báo cáo kế toán; quy trình thực hiện xử lý, hạch toán và phê duyệt theo đúng trình tự, nội dung, thẩm quyền đã được quy định trong cùng đơn vị kế toán.
2. Nội dung của công tác kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
a) Kiểm soát chứng từ gốc, chứng từ ghi sổ kế toán thuế: mẫu chứng từ; tính hợp pháp của chứng từ; tính đầy đủ, rõ ràng, trung thực, chính xác của thông tin trên chứng từ; sắp xếp và lưu trữ chứng từ kế toán;
b) Kiểm soát hạch toán, định khoản tài khoản kế toán: các giao dịch kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được định khoản đúng tính chất nghiệp vụ phát sinh, đúng tài khoản kế toán;
c) Kiểm soát ghi chép sổ kế toán: thời điểm ghi sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết, bảng kê chứng từ và sổ cái; định kỳ thực hiện cân đối sổ kế toán theo kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Kiểm soát báo cáo kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu: tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của báo cáo kế toán; lưu báo cáo kế toán; lập, gửi và thuyết minh báo cáo kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Kiểm soát công tác tổ chức bộ máy kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu: phân công cán bộ trong đơn vị kế toán; tình hình thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ được giao thực hiện công việc kế toán.
...
Theo đó, kiểm soát nội bộ kế toán xuất khẩu nhập khẩu là việc thực hiện kiểm tra, xem xét thường xuyên, liên tục trong phạm vi của đơn vị kế toán để đảm bảo tính hợp pháp, chính xác, đầy đủ, kịp thời cả về hình thức, nội dung, số liệu của chứng từ, sổ, báo cáo kế toán.
Do đó, thì kiểm soát nội bộ kế toán xuất khẩu nhập khẩu là việc thực hiện quy trình thực hiện xử lý, hạch toán và phê duyệt theo đúng trình tự, nội dung, thẩm quyền đã được quy định trong cùng đơn vị kế toán.
Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 10 Thông tư 174/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu
...
3. Trách nhiệm thực hiện kiểm soát nội bộ
a) Cán bộ được phân công thực hiện các nhiệm vụ kế toán có trách nhiệm tự kiểm tra, soát xét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Phụ trách kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có trách nhiệm kiểm soát nội bộ đầy đủ các nội dung kế toán thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Thủ trưởng đơn vị kế toán có trách nhiệm kiểm soát các nội dung kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền trước khi phê duyệt, quyết định.
4. Trong quá trình kiểm soát nội bộ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu nếu phát hiện có sai sót, phải báo cáo người có thẩm quyền để kịp thời có biện pháp xử lý theo quy định hiện hành.
Như vậy, đối với cán bộ được phân công thực hiện các nhiệm vụ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu sẽ có trách nhiệm tự kiểm tra, soát xét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Việc mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 174/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Theo đó, việc mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được pháp luật quy định như sau:
(1) Mở kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán xác định trong năm để cho phép cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán theo phân quyền.
(2) Đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán được xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán.
Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng là ngày 12 tháng tiếp theo, đóng kỳ kế toán năm là 24h ngày 10 tháng 02 năm tiếp theo.
Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày.
Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán thuế trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan hải quan phải đảm bảo mọi chứng từ kế toán thuế phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
(3) Sau thời điểm đóng kỳ kế toán, trường hợp cần điều chỉnh số liệu kế toán thuế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp và điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175?
- Các chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 gồm những gì?
- Phương thức tuyển sinh trung học cơ sở 2025 như thế nào? Quy trình tuyển sinh trung học cơ sở 2025 ra sao?
- Mẫu số 04 Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Nghị định 175?
- Từ năm 2025, lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không trợ giúp người bị nạn có thể xử phạt đến 10 triệu đồng?