Tổ chức rà soát lần 02 việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a?
- Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá và kết quả rà soát lần thứ nhất của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a ra sao?
- Hàng hóa, nội dung rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a như thế nào?
- Quy trình và thủ tục rà soát thực hiện như thế nào? Thời kỳ rà soát là khi nào?
Ngày 19/06/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định 1466/QĐ-BCT năm 2023 rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a.
Tình hình áp dụng thuế chống bán phá giá và kết quả rà soát lần thứ nhất của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a ra sao?
Quyết định 1466/QĐ-BCT năm 2023 cho hay, trước đó ngày 22 tháng 7 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 1933/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ nước Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a
Và vào ngày 06 tháng 4 năm 2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 640/QĐ-BCT năm 2022 về kết quả rà soát lần thứ nhất của vụ việc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (Nghị định 10/2018/NĐ-CP): “...trong thời hạn 60 ngày trước khi kết thúc 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức hoặc quyết định mới nhất về kết quả rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, các bên liên quan theo quy định tại Điều 59 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có thể nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát... ”
Cụ thể:
Bên đề nghị rà soát
Các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này:
1. Nhà sản xuất trong nước theo quy định tại khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 87 của Luật Quản lý ngoại thương;
2. Nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với chính nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đó;
3. Nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp;
4. Chính phủ của nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu nước đó.
Sau khi hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ đề nghị rà soát, Cơ quan điều tra nhận được hồ sơ đề nghị rà soát của 01 nhóm công ty sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc, cụ thể là Nhóm công ty Fufeng.
Bộ Công Thương tổ chức rà soát lần 02 việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a? (Hình internet)
Hàng hóa, nội dung rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Trung Hoa và In-đô-nê-xi-a như thế nào?
Tại mục 2 Thông báo ban hành kèm Quyết định 1466/QĐ-BCT năm 2023 nêu rõ:
*Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát
- Hàng hóa thuộc đối tượng rà soát là các sản phẩm bột ngọt (còn được gọi là mỳ chính, monosodium glutamate, MSG, mononatri glutamat, monosodium L- glutamate, sodium glutamate, muối natri của a-xít glutamic).
- Phân loại theo mã số hàng hóa (Mã HS): 2922.42.20.
- Xuất xứ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- Mức thuế chống bán phá giá hiện hành: Từ 3.445.645 đồng/tấn tới 6.385.289 đồng/tấn tùy thuộc tên nhà sản xuất/xuất khẩu và nước xuất xứ. Mức thuế cụ thể được nêu tại Thông báo ban hành kèm Quyết định 640/QĐ-BCT năm 2022.
*Nội dung rà soát
Nhóm công ty Fufeng đề nghị Bộ Công Thương rà soát lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với Nhóm công ty.
Căn cứ Hồ sơ đề nghị rà soát và các bằng chứng cung cấp kèm theo liên quan đến yêu cầu rà soát lại biên độ bán phá giá, theo Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 60 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, Cơ quan điều tra tiến hành rà soát về biên độ bán phá giá của Nhóm công ty Fufeng và sẽ đưa ra kết luận rà soát về mức độ bán phá giá và kiến nghị mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với Nhóm công ty Fufeng.
Như vậy, theo đó, Bộ Công Thương đã tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá:
Đối với doanh nghiệp Trung Quốc là 3.445.645 đến 6.385.289 đồng/tấn.
Quy trình và thủ tục rà soát thực hiện như thế nào? Thời kỳ rà soát là khi nào?
Tại Mục 5 Thông báo ban hành kèm Quyết định 1466/QĐ-BCT năm 2023 quy định:
Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục điều tra, rà soát như sau:
- Đăng ký bên liên quan
- Bản câu hỏi rà soát
- Điều tra tại chỗ
- Tiếng nói và chữ viết trong quá trình rà soát
- Bảo mật thông tin
- Hợp tác trong quá trình rà soát
- Thời hạn rà soát
Trên cơ sở xem xét hồ sơ do bên liên quan nộp theo đúng quy định của pháp luật, Bộ Công Thương đã quy định Thời kỳ rà soát là từ 1/4/2022 đến 31/3/2023.
Quyết định và Thông báo tiến hành rà soát có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn: hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?