Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10262:2014 về Bồn thép chứa chất lỏng cháy được và chất lỏng dễ cháy ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10262:2014 về Bồn thép chứa chất lỏng cháy được và chất lỏng dễ cháy ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10262:2014 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn Austratia AS 1692-2006 Steel tanks for flammable and combustible liquids.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10262.2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 58 Chai chứa khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10262.2014 có phạm vi áp dụng như sau:
TCVN 10262:2014 quy định các yêu cầu thiết kế và chế tạo bồn chứa bằng thép dùng để chứa chất lỏng cháy được và chất lỏng dễ cháy. Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu đối với các mối nối của bồn chứa và phụ tùng đi kèm (ví dụ như thông hơi, lỗ người chui, bộ chỉ báo mức chất lỏng) và quy định các yêu cầu thử nghiệm bồn chứa.
TCVN 10262:2014 chỉ áp dụng cho các loại bồn chứa được sử dụng để chứa các chất lỏng cháy được và chất lỏng dễ cháy tại nhiệt độ và áp suất thường.
TCVN 10262:2014 áp dụng để thiết kế và chế tạo bồn chứa chất lỏng dễ cháy hoặc chất lỏng cháy được làm bằng thép các bon thấp chất lượng thương mại hoặc thép không gỉ. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các bồn chứa với bộ phận chứa thứ cấp bên trong và có bộ phận chứa thứ cấp chống cháy.
Các vật liệu dùng để chế tạo khác (như chất dẻo cốt sợi thủy tinh (GRP), các chất dẻo khác, nhôm và các hợp kim của nó) không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
TCVN 10262:2014 không áp dụng cho:
- Việc lắp đặt bồn chứa;
- Xitéc đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy; hoặc
- Bồn chứa nhiên liệu cho các phương tiện giao thông hoặc tàu biển.
Chiều dày của thân bồn chứa được quy định trong tiêu chuẩn này dựa trên các điều kiện sau:
- Áp suất tác động lên bồn chứa tương đối nhỏ;
- Độ ăn mòn của chất lỏng được chứa trong bồn không vượt quá độ ăn mòn của các sản phẩm từ dầu mỏ thông thường;
- Khối lượng riêng của chất lỏng được chứa không vượt quá 1000 kg/m3;
- Bồn chứa phải đủ độ bền vững để xếp dỡ và vận chuyển;
- Được chế tạo có lượng dư cho ăn mòn;
- Mức chất lỏng sau khi nạp thông thường vào bồn chứa không được vượt quá mức đầy bồn chứa;
- Không cho phép có tác động của việc nạp một ống dẫn kéo dài tới một mức cao hơn mức cho phép của bồn chứa;
- Áp suất trong khoảng không gian bay hơi không được vượt quá 35 kPa;
- Tỷ số chiều dài trên đường kính của bồn chứa đặt nổi trên mặt đất có hai giá đỡ không vượt quá 5;
- Không gia cố tăng cứng thân bồn chứa;
- Vật liệu chế tạo là thép các bon thấp, chất lượng thương mại.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng các vật liệu có chiều dày mỏng hơn, được bù bằng tạo hình, uốn sóng, gia cố hoặc tăng cứng, đặc biệt là đối với thép không gỉ. Trong các trường hợp này, việc thiết kế cần được chứng minh rằng bồn chứa có cơ tính ít nhất là tương đương với cơ tính của bồn chứa cùng kích thước được chế tạo theo tiêu chuẩn này, nếu bồn chứa đó được sử dụng cho các chất lỏng cháy được và chất lỏng dễ cháy.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10262:2014 về Bồn thép chứa chất lỏng cháy được và chất lỏng dễ cháy ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định chung về thông hơi bồn chứa theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10262:2014 như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.6.1 Mục 5 TCVN 10262:2014 thì quy định chung về thông hơi bồn chứa như sau:
Mỗi bồn chứa phải có quy định về khoảng không gian bay hơi phía trên chất lỏng để thông với khí quyển. Thông hơi có thể được kết hợp với quy định nạp đối với bồn chứa loại 1. Đối với các loại bồn chứa khác, lỗ thông hơi phải được tách riêng với cửa nạp.
Thông hơi bồn chứa bao gồm các loại sau:
- Thông hơi tự do, khi mà khoảng không bay hơi tiếp xúc với khí quyển mà không cần bất kỳ van hoặc thiết bị nào khác, sao cho áp suất phía trên chất lỏng về cơ bản bằng áp suất khí quyển bao quanh.
- Thông hơi áp suất-chân không (thông hơi PV), khi thiết bị điều khiển cho phép áp suất dương hoặc áp suất âm trong bồn chứa đạt tới mức đã xác định trước khi áp suất hoặc môi trường chân không được giải phóng.
- Thông hơi khẩn cấp, được dùng để bổ sung cho hai loại ở trên, khi áp suất dư tích lũy trong các điều kiện khẩn cấp như cháy được giải phóng bằng thiết bị giảm áp.
Phân loại bồn chứa theo TCVN 10262:2014 ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Mục 4 TCVN 10262:2014 thì các bồn chứa được quy định trong tiêu chuẩn được phân loại như sau.
Loại 1
Bồn chứa có dung tích đến 1200 L, đặt nổi trên mặt đất và phục vụ việc chứa dầu nhiên liệu (FO) cho nhu cầu gia dụng.
CHÚ THÍCH: Bồn chứa loại 1 không được dùng để chứa chất lỏng cháy được vì loại bồn chứa này không gắn một đệm bịt kín bằng chất lỏng.
Loại 2
Bồn chứa ngang hoặc đứng có dung tích đến 2500 L, đặt nổi trên mặt đất và phục vụ trên các trang trại hoặc những nơi không gian mở.
Loại 3
Bồn chứa hình khối chữ nhật và bồn chứa không có hình dạng thông thường, đặt nổi trên mặt đất và phục vụ cho ngành công nghiệp như bồn chứa chính hoặc bồn dự trữ.
Loại 4
Bồn chứa ngang hình trụ có dung tích đến 150 m3, đặt nổi trên mặt đất hoặc đặt ngầm dưới mặt đất và phục vụ cho ngành công nghiệp hoặc trạm dịch vụ.
Loại 5
Bồn chứa đứng hình trụ có dung tích đến 150 m3, đặt nổi trên mặt đất và dùng cho ngành công nghiệp.
Loại 6
Bồn chứa đứng có dung tích bất kỳ, có kích thước và kiểu được chế tạo tại chỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu trích biên bản họp chi bộ hàng tháng năm 2025 mới nhất? Nội dung trích biên bản cuộc họp chi bộ thế nào?
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?
- Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất ở đâu?