Tiêu chí phân loại chương trình thể thao, giải trí được phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi khi nghe, xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ là gì?

Tiêu chí phân loại chương trình thể thao, giải trí được phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi khi nghe, xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ là gì? anh Hữu Phương - Khánh Hòa.

Có mấy mức phân loại chương trình phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu?

Tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 06/2023/TT-BTTTT quy định mức phân loại chương trình theo các tiêu chí để phân loại quy định tại khoản 3 Điều này được xếp từ thấp đến cao như sau:

- Loại P: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi;

- Loại K: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện nghe, xem cùng cha, mẹ, người giám hộ;

- Loại T13: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 13 tuổi trở lên;

- Loại T16: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 16 tuổi trở lên;

- Loại T18: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Loại C: Chương trình không được phép phổ biến.

13 TUỔI

Tiêu chí phân loại chương trình được phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi khi nghe, xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ?(Hình internet)

Nguyên tắc cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu là gì?

Tại Điều 4 Thông tư 06/2023/TT-BTTTT quy định nguyên tắc cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu gồm:

- Đối với các chương trình có mức phân loại từ loại K đến loại T18: phải thực hiện cảnh báo;

- Đối với các chương trình giải trí là các chương trình truyền hình thực tế, biểu diễn nghệ thuật;

+ Các chương trình truyền hình có nội dung thi tài, biểu diễn về những hành động mạo hiểm, nguy hiểm, có nguy cơ gây thương tích;

+ Các chương trình truyền hình giả tưởng, chương trình dàn dựng lại từ sự việc có thật;

+ Các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, có tính bạo lực, nguy hiểm:

++ Phải có dòng chữ cảnh báo chậm nhất trước 03 giây so với thời điểm diễn ra tình huống,

++ Nội dung cần cảnh báo và được duy trì trong suốt quá trình diễn ra tình huống

++ Nội dung này để người xem không bắt chước, học theo.

Nguyên tắc hiển thị mức phân loại chương trình phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu là gì?

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2023/TT-BTTTT quy định Nguyên tắc hiển thị mức phân loại chương trình như sau:

- Mức phân loại phải được hiển thị rõ ràng và nổi bật ngay ở thư mục giới thiệu/hiển thị chương trình trên giao diện màn hình của thiết bị để người nghe, xem đưa ra quyết định nghe, xem chương trình cung cấp trên dịch vụ;

- Đối với chương trình truyền hình, chương trình hình ảnh và âm thanh: Mức phân loại liên tục xuất hiện ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình của thiết bị trong suốt quá trình truyền phát chương trình, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác;

- Đối với chương trình phát thanh, chương trình âm thanh: Không phải hiển thị mức phân loại trong quá trình truyền phát chương trình.

Tiêu chí phân loại chương trình thể thao, giải trí theo yêu cầu được phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi khi nghe, xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ là gì?

Tại khoản 2 mục II Phụ lục Danh mục các mức phân loại chương trình ban hành kèm Thông tư 06/2023/TT-BTTTT quy định tiêu chí phân loại Chương trình được phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện nghe, xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ như sau:

*Biểu tượng: K

*Chủ đề, nội dung

- Nội dung mang tính giáo dục, giải trí lành mạnh, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực.

- Những nội dung cần có cha, mẹ và người giám hộ hướng dẫn được miêu tả ở mức độ nhẹ, ít có tác động đến người nghe, xem và phải phù hợp với bối cảnh.

*Bạo lực

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi bạo lực được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không xuất hiện thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ nhẹ và phải phù hợp với chủ đề, nội dung chương trình;

- Không được miêu tả bạo lực tình dục.

* Khỏa thân, tình dục

- Không có hình ảnh khỏa thân; không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục.

* Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Có thể có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện nhưng nhằm mục đích lên án, phản đối những hành vi đó hoặc có mục đích, thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ngụ ý kín đáo và phải phù hợp với nội dung chương trình.

*Kinh dị

Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không có thời lượng kéo dài và không xuất hiện thường xuyên, ít có tác động và không tạo cảm giác đe dọa đến người nghe, xem. Kết quả phải mang tính trấn an và giải toả.

* Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề)

Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục nhưng được miêu tả ở mức độ nhẹ, không xuất hiện thường xuyên và phải phù hợp với chủ đề, nội dung chương trình, như sử dụng tiếng lóng, cách xử lý mang tính hài hước.

* Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước

Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích và kích thích hành vi bắt chước như sử dụng ma túy, tự sát, bạo lực, sử dụng vũ khí, công cụ nguy hiểm gây sát thương, hành động vi phạm pháp luật khác, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung chương trình và có thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ngụ ý kín đáo và không khai thác sâu.

Thông tư 06/2023/TT-BTTTT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2023.

Chương trình truyền hình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chương trình truyền hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kênh chương trình truyền hình quảng bá của các đài phát thanh, truyền hình địa phương là gì?
Pháp luật
Tái phát sóng là gì? Tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kênh chương trình trong nước là gì? Thời hạn Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước bao gồm những thành phần nào? Thủ tục thực hiện ra sao?
Pháp luật
Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có thời hạn bao lâu? Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép phải là cơ quan nào?
Pháp luật
Việc liên kết các chương trình truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khách sạn có người nước ngoài lưu trú có được thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh không qua biên tập không?
Pháp luật
Từ 15/8/2023, nguyên tắc quản lý nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu đã được biên tập, phân loại và cảnh báo ra sao?
Pháp luật
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cài đặt tên, biểu tượng dịch vụ trên kênh chương trình truyền hình thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động sản xuất, biên tập, biên dịch nội dung theo yêu cầu có dạng như thế nào?
Pháp luật
Việc thay đổi biểu tượng kênh truyền hình chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình truyền hình
878 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình truyền hình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình truyền hình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào