Việc liên kết các chương trình truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được thực hiện như thế nào?

Việc liên kết các chương trình truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được thực hiện như thế nào? Mong được ban tư vấn hỗ trợ giải đáp sớm! Đây là câu hỏi của anh T.K đến từ Thái Bình.

Chương trình truyền hình là gì?

Chương trình truyền hình được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Báo chí 2016 như sau:

Chương trình phát thanh, chương trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo nói, báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc.

Theo đó, chương trình truyền hình là tập hợp các tin, bài trên báo hình theo một chủ đề trong thời lượng nhất định, có dấu hiệu nhận biết mở đầu và kết thúc.

chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình là gì? (Hình từ Internet)

Việc liên kết các chương trình truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được thực hiện như thế nào?

Việc liên kết các chương trình truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được thực hiện theo quy định taị khoản 4 Điều 37 Luật Báo chí 2016 như sau:

Liên kết trong hoạt động báo chí
1. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan báo chí được phép liên kết trong các lĩnh vực sau đây:
a) Thiết kế, trình bày, in, quảng cáo, phát hành báo chí và nội dung thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này;
b) Khai thác hoặc mua bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo và thông tin kinh tế của báo chí nước ngoài để xuất bản tại Việt Nam;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép liên kết khai thác hoặc mua toàn bộ bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí hợp pháp của Việt Nam để xuất bản tại nước ngoài;
d) Sản xuất chương trình, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội;
đ) Sản xuất các sản phẩm báo in, báo điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội.
3. Các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự - chính trị tổng hợp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
4. Việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
5. Trường hợp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết không vượt quá ba mươi phần trăm tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất.
6. Nội dung các chương trình liên kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Nội dung các chương trình liên kết phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Và cơ quan báo chí được phép liên kết trong các lĩnh vực sau đây:

- Thiết kế, trình bày, in, quảng cáo, phát hành báo chí và nội dung thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này;

- Khai thác hoặc mua bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo và thông tin kinh tế của báo chí nước ngoài để xuất bản tại Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép liên kết khai thác hoặc mua toàn bộ bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí hợp pháp của Việt Nam để xuất bản tại nước ngoài;

- Sản xuất chương trình, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội;

- Sản xuất các sản phẩm báo in, báo điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội.

Bảo vệ nội dung các chương trình truyền hình được quy định như thế nào?

Bảo vệ nội dung các chương trình truyền hình được quy định tại Điều 47 Luật Báo chí 2016 như sau:

Bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, nội dung báo điện tử
Báo nói, báo hình, báo điện tử có quyền sử dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, nội dung báo điện tử.

Theo đó, báo nói, báo hình, báo điện tử có quyền sử dụng các biện pháp kỹ thuật bảo vệ nội dung các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình, nội dung báo điện tử.

Chương trình truyền hình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Chương trình truyền hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tái phát sóng là gì? Tổ chức sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng phải thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kênh chương trình trong nước là gì? Thời hạn Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có hiệu lực tối đa bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước bao gồm những thành phần nào? Thủ tục thực hiện ra sao?
Pháp luật
Giấy phép sản xuất kênh chương trình trong nước có thời hạn bao lâu? Đơn vị đề nghị cấp Giấy phép phải là cơ quan nào?
Pháp luật
Việc liên kết các chương trình truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khách sạn có người nước ngoài lưu trú có được thu tín hiệu truyền hình trực tiếp từ vệ tinh không qua biên tập không?
Pháp luật
Từ 15/8/2023, nguyên tắc quản lý nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu đã được biên tập, phân loại và cảnh báo ra sao?
Pháp luật
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cài đặt tên, biểu tượng dịch vụ trên kênh chương trình truyền hình thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động sản xuất, biên tập, biên dịch nội dung theo yêu cầu có dạng như thế nào?
Pháp luật
Việc thay đổi biểu tượng kênh truyền hình chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình truyền hình
792 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình truyền hình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào