Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2023/TT-BTTTT phân loại cảnh báo nội dung phát thanh truyền hình thể thao giải trí

Số hiệu: 06/2023/TT-BTTTT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 30/06/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Mức phân loại chương trình phát thanh, truyền hình từ ngày 15/8/2023

Ngày 30/6/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư 06/2023/TT-BTTTT hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình.

05 mức phân loại chương trình phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí

Theo đó, từ ngày 15/8/2023, mức phân loại chương trình phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí được xếp từ thấp đến cao. Cụ thể như sau:

- Loại P: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi;

- Loại K: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện nghe, xem cùng cha, mẹ, người giám hộ;

- Loại T13: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 13 tuổi trở lên;

- Loại T16: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 16 tuổi trở lên;

- Loại T18: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Loại C: Chương trình không được phép phổ biến.

07 tiêu chí phân loại chương trình phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí

Theo đó, có 07 tiêu chí phân loại chương trình bao gồm:

- Về chủ đề, nội dung;

- Về bạo lực;

- Về khỏa thân, tình dục;

- Về ma túy, các chất kích thích, gây nghiện;

- Về kinh dị;

- Về hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục;

- Về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.

Các nguyên tắc phân loại chương trình phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí

Theo đó, phân loại phim về chương trình phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí được xác định dựa trên nguyên tắc như sau:

- Cách thể hiện, tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động đối với người nghe, xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người nghe, xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại chương trình;

- Tùy vào nội dung, chương trình được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết:
+ Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh trong các chương trình truyền hình, chương trình hình ảnh và âm thanh;

+ Hình ảnh, lời nói có mức độ tác động thấp;

- Tùy vào nội dung, chương trình được phân loại ở mức cao hơn khi có tình tiết:

+ Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm;

+ Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải;

+ Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng, âm thanh, tiếng động, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu;

+ Được tả thực thay vì cách điệu;

+ Khuyến khích tương tác.

- Trường hợp chương trình ở giữa các mức phân loại, thì chương trình có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người nghe, xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn.

Xem chi tiết Thông tư 06/2023/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.

 

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2023/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2023

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮC BIÊN TẬP, PHÂN LOẠI VÀ CẢNH BÁO NỘI DUNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH THỂ THAO, GIẢI TRÍ THEO YÊU CẦU TRÊN DỊCH VỤ PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;

Căn cứ Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình;

Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu đối với chương trình thể thao, giải trí theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20a Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, được quy định bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

2. Đối tượng áp dụng:

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (gọi tắt là đơn vị) tham gia hoạt động biên tập, cung cấp nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình; cơ quan quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình và các cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Điều 2. Nguyên tắc biên tập nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu

1. Nguyên tắc chung

a) Đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước;

b) Loại bỏ trong chương trình tất cả các nội dung vi phạm các điều cấm của pháp luật về báo chí và quy định pháp luật khác; những vấn đề còn gây tranh cãi, những vấn đề chưa được pháp luật Việt Nam công nhận;

c) Bảo vệ trẻ em và đối tượng dễ bị tổn thương khác đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực;

d) Loại bỏ trong chương trình những nội dung, đoạn hội thoại có ý chê bai, dèm pha về nguồn gốc, xuất thân của người đối thoại hoặc nhân vật được đề cập; những nội dung lấy nhược điểm thân thể của cá nhân để chọc cười; những từ ngữ, ký hiệu miệt thị, trái văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam; hạn chế sử dụng tiếng lóng, từ ngữ chửi thề nếu không phù hợp với hoàn cảnh, bối cảnh, nội dung được chương trình đề cập;

đ) Loại bỏ chương trình trong trường hợp khi thực hiện biên tập chương trình, phát hiện trong chương trình, tại địa điểm diễn ra sự kiện, địa điểm tổ chức sự kiện thể thao, giải trí có xuất hiện hình ảnh, hoạt động vi phạm các điều cấm của pháp luật, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam hoặc có các yếu tố chính trị nhạy cảm.

2. Đối với các chương trình ghi âm, ghi hình để phát sau

Thực hiện biên tập chương trình như quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm cả bản chữ (text) và tệp (file) hình ảnh, âm thanh.

3. Đối với các chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện

a) Đối với chương trình do đơn vị biên tập là đơn vị tổ chức sản xuất: Thực hiện biên tập chương trình như quy định tại khoản 1 Điều này; biên tập từ khâu kịch bản đến khâu tổ chức sản xuất trước khi diễn ra chương trình trực tiếp và giám sát, biên tập trực tiếp nội dung tại thời điểm truyền phát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

b) Đối với chương trình khai thác, mua bản quyền trong nước và nước ngoài: Thực hiện biên tập chương trình như quy định tại khoản 1 Điều này; rà soát trước nội dung căn cứ lịch truyền phát chương trình đã có trước, theo kịch bản hoặc nội dung chương trình được đối tác cung cấp trước khi diễn ra chương trình trực tiếp và giám sát, biên tập trực tiếp nội dung tại thời điểm truyền phát từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

4. Đối với các chương trình thể thao và giải trí có nội dung liên quan đến y tế, giáo dục và trò chơi điện tử trực tuyến: Thực hiện biên tập như quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm đáp ứng quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 3. Nguyên tắc phân loại nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu

1. Đối với nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu là các chương trình giải trí, các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, có tính bạo lực, nguy hiểm, các đơn vị thực hiện biên tập phải dán nhãn, ghi rõ mức phân loại đối với chương trình đã biên tập theo các mức phân loại chương trình quy định tại khoản 4 Điều này;

2. Nguyên tắc phân loại chương trình

a) Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của chương trình đối với người nghe, xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người nghe, xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại chương trình;

b) Tùy vào nội dung, chương trình được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết:

- Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh trong các chương trình truyền hình, chương trình hình ảnh và âm thanh;

- Hình ảnh, lời nói có mức độ tác động thấp;

c) Tùy vào nội dung, chương trình được phân loại ở mức cao hơn khi có tình tiết:

- Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm;

- Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải;

- Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng, âm thanh, tiếng động, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu;

- Được tả thực thay vì cách điệu;

- Khuyến khích tương tác.

d) Trường hợp chương trình ở giữa các mức phân loại, thì chương trình có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người nghe, xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn.

3. Các tiêu chí để phân loại chương trình bao gồm:

a) Về chủ đề, nội dung;

b) Về bạo lực;

c) Về khỏa thân, tình dục;

d) Về ma túy, các chất kích thích, gây nghiện;

đ) Về kinh dị;

e) Về hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục;

g) Về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.

4. Các mức phân loại chương trình

Mức phân loại chương trình theo các tiêu chí để phân loại quy định tại khoản 3 Điều này được xếp từ thấp đến cao như sau:

a) Loại P: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi;

b) Loại K: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện nghe, xem cùng cha, mẹ, người giám hộ;

c) Loại T13: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 13 tuổi trở lên;

d) Loại T16: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 16 tuổi trở lên;

đ) Loại T18: Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên;

e) Loại C: Chương trình không được phép phổ biến.

5. Đối với chương trình được phân loại C: Không được phép cung cấp trên dịch vụ.

6. Danh mục các mức phân loại chương trình quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Nguyên tắc cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu

1. Đối với các chương trình có mức phân loại từ loại K đến loại T18: phải thực hiện cảnh báo;

2. Đối với các chương trình giải trí là các chương trình truyền hình thực tế, biểu diễn nghệ thuật; các chương trình truyền hình có nội dung thi tài, biểu diễn về những hành động mạo hiểm, nguy hiểm, có nguy cơ gây thương tích; các chương trình truyền hình giả tưởng, chương trình dàn dựng lại từ sự việc có thật; các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, có tính bạo lực, nguy hiểm: phải có dòng chữ cảnh báo chậm nhất trước 03 giây so với thời điểm diễn ra tình huống, nội dung cần cảnh báo và được duy trì trong suốt quá trình diễn ra tình huống, nội dung này để người xem không bắt chước, học theo.

Điều 5. Nguyên tắc thực hiện hiển thị mức phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu

1. Nguyên tắc hiển thị mức phân loại chương trình

a) Mức phân loại phải được hiển thị rõ ràng và nổi bật ngay ở thư mục giới thiệu/hiển thị chương trình trên giao diện màn hình của thiết bị để người nghe, xem đưa ra quyết định nghe, xem chương trình cung cấp trên dịch vụ;

b) Đối với chương trình truyền hình, chương trình hình ảnh và âm thanh: Mức phân loại liên tục xuất hiện ở góc trái hoặc góc phải phía trên màn hình của thiết bị trong suốt quá trình truyền phát chương trình, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác;

c) Đối với chương trình phát thanh, chương trình âm thanh: Không phải hiển thị mức phân loại trong quá trình truyền phát chương trình.

2. Nguyên tắc hiển thị cảnh báo

a) Việc hiển thị cảnh báo phải được thực hiện ngay khi truyền phát chương trình và trong quá trình truyền phát chương trình; thực hiện bằng một trong các phương thức hoặc kết hợp nhiều phương thức phù hợp, bao gồm nhưng không giới hạn: lời nói, chữ viết;

b) Đối với chương trình truyền hình, chương trình hình ảnh và âm thanh:

Hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói chậm nhất trong 03 giây ngay sau khi chương trình được truyền phát và hiển thị thêm ít nhất 01 lần dòng chữ cảnh báo trong quá trình truyền phát chương trình đối với chương trình có thời lượng dưới 30 phút, hiển thị thêm ít nhất 02 lần dòng chữ cảnh báo đối với chương trình có thời lượng từ 30 phút trở lên.

Vị trí hiển thị dòng chữ cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại của chương trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; ở dưới chân màn hình của thiết bị trong quá trình truyền phát chương trình đối với các chương trình quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này, bảo đảm không chồng lấn với biểu tượng của dịch vụ hoặc các biểu tượng khác;

c) Đối với chương trình phát thanh, chương trình âm thanh: hiển thị nội dung cảnh báo bằng lời nói ngay khi chương trình được truyền phát.

Điều 6. Nguyên tắc quản lý nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu đã được biên tập, phân loại và cảnh báo

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình phải thực hiện hiển thị mức phân loại và hiển thị cảnh báo trên các chương trình theo quy định tại khoản 1 Điều 3khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình phải lập hồ sơ biên tập, phân loại, cảnh báo theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 21 Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, được quy định bổ sung tại điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định số 71/2022/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình thực hiện quản lý nội dung bằng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo yêu cầu:

a) Kiểm soát trên hệ thống máy chủ truyền phát (playout server) các chương trình đã được biên tập, phân loại, cảnh báo và quản lý người nghe, xem theo cơ chế buộc đăng nhập thông tin cá nhân trước khi nghe, xem chương trình; cho phép người nghe, xem kiểm soát quyền truy cập bằng việc thiết lập quyền hạn chế nghe, xem theo nhu cầu cá nhân;

b) Lưu trữ đầy đủ các chương trình đã cung cấp trên hệ thống thiết bị lưu trữ trong thời gian 30 ngày phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;

c) Thực hiện biên tập thông qua thiết bị làm chậm (delayed server) đối với các chương trình giải trí được truyền phát cùng giờ với chương trình gốc.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước.

2. Các đơn vị căn cứ các nguyên tắc quy định trong Thông tư này và Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, xây dựng và ban hành Bản hướng dẫn biên tập, phân loại hoặc Bộ quy tắc biên tập, phân loại để áp dụng tại đơn vị.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hiệp hội THTT;
- Các Đài PTTH, đơn vị hoạt động truyền hình;
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ PTTH;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT; PTTH&TTĐT.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC MỨC PHÂN LOẠI CHƯƠNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. Giải thích từ ngữ:

Trong danh mục các mức phân loại, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Miêu tả là dùng ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, ánh sáng hoặc cách thức nào đó để làm cho người nghe, xem hình dung được ý nghĩa của nội dung cần diễn đạt.

2. Miêu tả ở mức độ nhẹ là miêu tả thoáng qua, không rõ ràng, thiếu chi tiết và tác động đến người nghe, xem dưới mức bình thường.

3. Miêu tả ở mức độ trung bình là miêu tả có thêm các chi tiết và tác động đến người nghe, xem ở mức bình thường.

4. Miêu tả ở mức độ mạnh là miêu tả chi tiết, rõ ràng và tác động đến người nghe, xem trên mức bình thường.

5. Miêu tả ở mức độ quá mức là miêu tả ở mức độ mạnh đặc biệt là về tính chất, tần suất, thời lượng và tác động đến người nghe, xem vượt quá giới hạn cho phép, ở mức khó chấp nhận.

6. Khai thác sâu là miêu tả cụ thể ở mức độ trên mức trung bình nhằm nhấn mạnh vào nội dung cần diễn đạt.

7. Diễn ra thường xuyên là sự xuất hiện nhiều lần, liên tục những hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, ngôn ngữ tương tự nhau trong một khoảng thời gian nhất định hoặc không nhất định.

8. Miêu tả chi tiết là miêu tả rõ nét, trực diện, ở khoảng cách gần về nhân vật, bối cảnh, hành động trong chương trình bao gồm các cảnh đặc tả, cận cảnh, hình ảnh chuyển động chậm, kéo dài hoặc lặp lại.

9. Thời lượng kéo dài là thời gian mà hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, ánh sáng được miêu tả dài hơn mức bình thường.

10. Mức độ tác động đến người nghe, xem là mức độ làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức và hành động của người nghe, xem một cách tích cực hoặc tiêu cực, vô thức hoặc có ý thức.

11. Bắt chước các hành động trong chương trình là làm theo, mô phỏng hoặc sao chép hành vi, lời nói, cử chỉ của nhân vật trong chương trình vô thức hoặc có ý thức.

II. Các mức phân loại chương trình:

Stt

Mức phân loại và biểu tượng mức phân loại

Tiêu chí phân loại

1.

Chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi

Biểu tượng: P

a) Chủ đề, nội dung

Nội dung mang tính giáo dục, giải trí lành mạnh, khuyến khích những giá trị đạo đức và quan hệ xã hội tích cực.

b) Bạo lực

- Không xuất hiện bất cứ hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh uy hiếp, đe dọa, đánh đập người khác;

- Không được miêu tả bạo lực tình dục.

c) Khỏa thân, tình dục

Không có hình ảnh khỏa thân; không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục.

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Không có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện.

đ) Kinh dị

Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị.

e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề)

Không sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục.

g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước

Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích hoặc kích thích hành vi bắt chước như sử dụng ma túy, chất kích thích, gây nghiện, tự sát, bạo lực, sử dụng vũ khí, công cụ nguy hiểm gây sát thương, hành động vi phạm pháp luật.

2.

Chương trình được phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện nghe, xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ

Biểu tượng: K

a) Chủ đề, nội dung

- Như mức phân loại P;

- Những nội dung cần có cha, mẹ và người giám hộ hướng dẫn được miêu tả ở mức độ nhẹ, ít có tác động đến người nghe, xem và phải phù hợp với bối cảnh.

b) Bạo lực

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi bạo lực được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không xuất hiện thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ nhẹ và phải phù hợp với chủ đề, nội dung chương trình;

- Không được miêu tả bạo lực tình dục.

c) Khỏa thân, tình dục

- Như mức phân loại P;

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Có thể có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện nhưng nhằm mục đích lên án, phản đối những hành vi đó hoặc có mục đích, thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ngụ ý kín đáo và phải phù hợp với nội dung chương trình.

đ) Kinh dị

Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không có thời lượng kéo dài và không xuất hiện thường xuyên, ít có tác động và không tạo cảm giác đe dọa đến người nghe, xem. Kết quả phải mang tính trấn an và giải toả.

e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề)

Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục nhưng được miêu tả ở mức độ nhẹ, không xuất hiện thường xuyên và phải phù hợp với chủ đề, nội dung chương trình, như sử dụng tiếng lóng, cách xử lý mang tính hài hước.

g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước

Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích và kích thích hành vi bắt chước như sử dụng ma túy, tự sát, bạo lực, sử dụng vũ khí, công cụ nguy hiểm gây sát thương, hành động vi phạm pháp luật khác, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung chương trình và có thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ngụ ý kín đáo và không khai thác sâu.

3.

Chương trình được phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 13 tuổi trở lên

Biểu tượng: T13

a) Chủ đề, nội dung

- Nội dung chương trình không phản ánh những vấn đề khiến nhận thức, cảm xúc của người nghe, xem ở lứa tuổi từ đủ 13 bị lệch lạc, tâm lý bị xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, bi quan, buồn chán, tác động tiêu cực đến việc hình thành và phát triển tính cách của người nghe, xem trong độ tuổi đang lớn;

- Đối với chương trình có nội dung hành động, kinh dị, hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, phải có thông điệp giáo dục rõ ràng, có thể miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không diễn ra thường xuyên và không khai thác sâu.

b) Bạo lực

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi bạo lực được miêu tả ở mức độ nhẹ, không chi tiết, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ nhẹ và phải phù hợp với chủ đề, nội dung chương trình;

- Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả chi tiết về hành vi gây đau đớn, thương tích hoặc cảnh giết người, động vật, vật nuôi;

- Không được miêu tả bạo lực tình dục.

c) Khỏa thân, tình dục

- Như mức phân loại P;

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

Có thể có các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện nhưng nhằm mục đích lên án, phản đối những hành vi đó hoặc có mục đích, thông điệp giáo dục rõ ràng; được miêu tả ở mức độ nhẹ, không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với chủ đề, nội dung chương trình.

đ) Kinh dị

Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ trung bình, không chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tạo cảm giác đe dọa đến người nghe, xem ở mức độ nhẹ. Kết quả nên mang tính trấn an và giải toả.

e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề)

Như mức phân loại K.

g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước

- Như mức phân loại K;

- Không miêu tả chi tiết về những hành vi nguy hiểm tiềm ẩn mà người nghe, xem từ đủ 13 tuổi có thể bắt chước, trừ trường hợp hành vi đó được thể hiện một cách an toàn hay có tính hài hước;

- Không miêu tả chi tiết các hung khí dễ dàng tiếp cận như dao kéo, vật sắc nhọn, vật thể dễ gây tổn thương. Không có các hình ảnh thể hiện hành vi chống đối xã hội mà người nghe, xem từ đủ 13 tuổi có khả năng sao chép, bắt chước.

4.

Chương trình được phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 16 tuổi trở lên

Biểu tượng: T16

a) Chủ đề, nội dung

- Nội dung chương trình đề cập đến một số vấn đề của người trưởng thành, vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội, tâm lý, tội phạm nhưng phù hợp với nhận thức, tâm lý, sinh lý của người xem từ đủ 16 tuổi;

- Đối với chương trình có nội dung hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, phải có thông điệp giáo dục rõ ràng, có thể miêu tả ở mức độ trung bình nhưng không chi tiết, không diễn ra thường xuyên và không khai thác sâu;

- Các chủ đề như tự làm hại bản thân, tính mạng bị đe dọa vì lý do khách quan hoặc tự tử cần được thể hiện gián tiếp, miêu tả ở mức độ nhẹ, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung chương trình.

b) Bạo lực

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi bạo lực được miêu tả ở mức độ nhẹ, không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài và gây căng thẳng, tác động đến người nghe, xem ở mức độ trung bình trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung chương trình;

- Được phép miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng miêu tả ở mức độ nhẹ và phải phù hợp với nội dung chương trình.

c) Khỏa thân, tình dục

- Như mức phân loại P;

- Có thể sử dụng bối cảnh vui, tình huống hài hước, hoặc ngôn ngữ ám chỉ để miêu tả chi tiết cảnh khỏa thân, nhưng không xuất hiện thường xuyên, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung chương trình.

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ liên quan đến ma túy, các chất kích thích, chất gây nghiện (nếu có) không được miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung chương trình, về tổng thể, chương trình không được quảng bá, hướng dẫn chi tiết hoặc khuyến khích việc sử dụng ma túy, các chất kích thích, gây nghiện;

- Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc lạm dụng các chất có độ nguy hiểm cao và dễ tiếp cận như dung môi, chất axit.

đ) Kinh dị

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị được miêu tả ở mức độ mạnh, không có thời lượng kéo dài và không khai thác sâu vào các mối đe dọa bạo lực;

- Gây tác động căng thẳng hoặc tạo cảm giác đe dọa đến người nghe, xem ở mức độ trung bình.

e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề)

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được thể hiện ở mức độ trung bình nhưng không xuất hiện thường xuyên và phải phù hợp với nội dung chương trình;

- Trường hợp các nhân vật phản diện sử dụng một số từ chửi thề, tiếng lóng thì không được làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục.

g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước

Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ khuyến khích và kích thích bắt chước các hành động trong chương trình như sử dụng ma túy, tự sát, bạo lực, sử dụng vũ khí, hành động vi phạm pháp luật khác được miêu tả ở mức độ nhẹ, không miêu tả chi tiết, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ nhẹ. Kết quả phải có thông điệp lên án, phản đối các hành vi sai trái đó.

5.

Chương trình được phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên

Biểu tượng: T18

a) Chủ đề, nội dung

- Nội dung chương trình đề cập đến các vấn đề của người trưởng thành, có thể miêu tả ở mức độ mạnh, chi tiết nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên và phải phù hợp với nội dung chương trình;

- Đối với chương trình có nội dung hành động, kinh dị hoặc có chủ đề lạm dụng trẻ em, phải có thông điệp giáo dục rõ ràng, có thể miêu tả ở mức độ mạnh, miêu tả chi tiết, tác động đến người nghe, xem ở mức độ mạnh nhưng không diễn ra thường xuyên và không có thời lượng kéo dài;

- Đối với các chủ đề, nội dung nhạy cảm, đề tài liên quan đến vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, có thể miêu tả ở mức độ trung bình, có thể khai thác sâu nhưng không có thời lượng kéo dài, không diễn ra thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ trung bình.

b) Bạo lực

- Có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ miêu tả hành vi bạo lực tác động đến người nghe, xem từ trên miêu tả ở mức độ mạnh đến dưới miêu tả ở mức độ quá mức; có thể miêu tả ở mức độ mạnh nhưng không có thời lượng kéo dài, tần suất ở mức độ trung bình và phù hợp với thể loại chương trình;

- Được phép miêu tả ngụ ý bạo lực tình dục nhưng miêu tả ở mức độ trung bình và phải phù hợp với nội dung chương trình. Kết quả phải có thông điệp lên án, phản đối các hành vi sai trái đó.

c) Khỏa thân, tình dục

- Có thể có hình ảnh khỏa thân phần thân trên phía sau cơ thể người và không có thời lượng kéo dài; không cận cảnh, không đặc tả bộ phận sinh dục, phù hợp với nội dung chương trình nhưng không lạm dụng hình ảnh khỏa thân này, không kích động tình dục;

- Không có những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục.

d) Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện

- Như mức phân loại T16;

- Không có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, sản xuất, tàng trữ ma túy và các chất gây nghiện, trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi sai trái đó và kết quả, những nhân vật thực hiện hành động này phải bị trừng phạt, loại trừ.

đ) Kinh dị

Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả ở mức độ mạnh với cảm giác đe dọa liên tục nhưng không có thời lượng kéo dài, không tác động quá mức tới tâm lý và cảm xúc của người nghe, xem.

e) Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục (gồm cả phụ đề)

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được miêu tả ở mức độ mạnh hơn so với chương trình được phân loại ở mức T16 nhưng không được làm tổn thương đến cá nhân và cộng đồng, không sử dụng ngôn ngữ để quấy rối, lạm dụng tình dục;

- Đối với chương trình có đề tài phản ánh hiện thực xã hội, có thể có hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục được diễn ra thường xuyên nhưng không có thời lượng kéo dài và phải phù hợp với nội dung chương trình.

g) Hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước

- Khi nội dung chương trình chứa các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ nguy hiểm, dễ bắt chước hoặc cách xử lý có nguy cơ gây tổn hại cho các cá nhân hoặc thông qua hành vi của họ có thể gây hại cho xã hội, thì kết quả phải được xử lý triệt để, có thông điệp giáo dục và ngăn chặn;

- Hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện hành vi dễ bắt chước không được miêu tả chi tiết và không diễn ra thường xuyên, tác động đến người nghe, xem ở mức độ trung bình.

6.

Chương trình không được phép phổ biến

Biểu tượng: C

- Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về báo chí và quy định của pháp luật khác có liên quan;

- Miêu tả các tiêu chí phân loại phim ở mức độ quá mức.

MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 06/2023/TT-BTTTT

Hanoi, June 30, 2023

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON PRINCIPLES OF EDITING, RATING AND WARNING ABOUT SPORTS AND ENTERTAINMENT VIDEO/AUDIO-ON-DEMAND CONTENTS ON RADIO AND TELEVISION SERVICES

Pursuant to the Press Law dated April 05, 2016;

Pursuant to Government’s Decree No. 06/2016/ND-CP dated January 18, 2016 on management, provision and utilization of radio and television services.

Pursuant to Government’s Decree No. 71/2022/ND-CP dated October 01, 2022 on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 06/2016/ND-CP dated January 18, 2016 on management, provision and utilization of radio and television services;

Pursuant to Government’s Decree No. 48/2022/ND-CP dated July 26, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

Upon the request of the Director of Authority of Broadcasting and Electronic Information;

The Minister of Information and Communications promulgates Circular on guidance on principles of editing, rating and warning about sports and entertainment video/audio-on-demand contents on radio and television services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Scope:

This Circular provides guidance on principles of editing, rating and warning about sports and entertainment video/audio-on-demand contents (hereinafter referred to as "media-on-demand contents") according to regulations in Point c Clause 1 Article 20a of Government’s Decree No. 06/2016/ND-CP dated January 18, 2016 on management, provision and utilization of radio and television services, amended by Clause 11 Article 1 of Decree No. 71/2022/ND-CP dated October 01, 2022 on amendments to some Articles of Government’s Decree No. 06/2016/ND-CP dated January 18, 2016 on management, provision and utilization of radio and television services.

2. Regulated entities:

This Circular applies to agencies, organizations and enterprises (hereinafter referred to as “units”) engaged in editing and provision of media-on-demand contents; state management agencies in charge of radio and television, and agencies and organizations involved in provision of radio and television services.

Article 2. Editing media-on-demand contents

1. General principles

a) Follow guidelines of the Communist Party and law policies of the State;

b) Remove all contents violating the press law and other laws; controversial issues and issues that have not yet been recognized by Vietnamese law from a program;

c) Protect children and other vulnerable audiences from inappropriate or potentially harmful contents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Remove a program in case when the program is edited, it is discovered that in the program, at an event venue, at a sports and entertainment venue, there are images and activities that violate the law, are contrary to Vietnamese fine customs and traditions or contain sensitive political factors.

2. Regarding recorded broadcasts

Edit the broadcasts (including text, files, images and sound) according to regulations in Clause 1 of this Article.

3. Regarding live broadcasts

a) Regarding live broadcasts edited by producing entities: carry out edit according to regulations in Clause 1 of this Article; carry out edit from the script writing to the production before the live broadcasts take place, and directly monitor and edit the contents throughout the broadcasts.

b) Regarding broadcasts for which the copyright is purchased domestically or from other countries: carry out edit according to regulations in Clause 1 of this Article; review the contents according to broadcast programming, scripts or program contents provided by the partners before the live broadcasts take place, and directly monitor and edit the contents throughout the broadcasts.

4. Regarding sports and entertainment programs containing contents related to health, education, and online video games: carry out edit according to regulations in Clause 1 of this Article and relevant laws.

Article 3. Rating media-on-demand contents

1. If the media-on-demand contents are about extreme sports, combat sports or martial arts that are violent and dangerous, editing units shall apply rating label and clearly state program ratings according to the ratings specified in Clause 4 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Program rating shall be based on the manner of expression; specific situations and contexts; interactivity; frequency; duration; level of detail of images, sound, lighting, and dialogue; and the level of impact on audiences, in which the importance of the context and the level of impact on audiences are priority factors in program rating;

b) A program can be rated at a lower level when:

- Its content is depicted verbally rather than visually (with regard to TV programs and audiovisual programs)

- The images and words of the program have little impact;

c) A program can be rated at a more stringent level when its content:

- Contains more details, including close-ups and slow motion;

- Uses highlighting techniques such as lighting, perspective, and resolution;

- Uses special effects such as light, sound, noise, resolution, color, image size, characteristics, and tones;

- Is realistic instead of stylized;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) A program that is in the middle of the given ratings may be rated at a lower level if it has a way of handling the situation and the situation-handling result conveying an educational and humane message, praising moral and social values, and having positive impacts on audiences.

3. Program rating criteria

a) Theme and content;

b) Violence;

c) Nudity and sex;

d) Drugs, stimulants and addictive substances;

dd) Horror;

e) Vulgar language, images and sound;

g) Dangerous and easily imitable behavior.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Program ratings determined according to the rating criteria defined in Article 3 herein are arranged in ascending order as follows:

a) P rated: Eligible for dissemination to viewers of all ages;

b) K rated: Eligible for dissemination to audiences under 13 years old, provided that they are with their parents or guardians;

c) T13 rated (13+): Eligible for dissemination to audiences from 13 years old or older;

d) T16 rated (16+): Eligible for dissemination to audiences from 16 years old or older;

dd) T18 rated (18+): Eligible for dissemination to audiences from 18 years old or older;

e) C rated: Prohibited from dissemination.

5. C rated: Prohibited from provision on services.

6. List of program ratings is provided for in Appendix issued together with this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Regarding programs rated from K to T18: Warnings shall be displayed;

2. Regarding entertainment programs that are reality TV shows; art performances; TV talent contests; exhibitions of risky and dangerous acts, with the risk of causing injury; or fictional TV shows, shows based on real-life events; sports programs in extreme sports, combat sports, and martial arts with violent or/and dangerous nature: A warning text shall appear at least three seconds before the time of the acts or contents subject to the warning, and the text shall be displayed throughout the acts so that viewers do not imitate and follow the acts in these programs.

Article 5. Display of ratings and warnings in media-on-demand contents

1. Display of program ratings

a) The rating shall be displayed clearly and prominently in the program introduction/display folder on the device’s screen interface so that the audience can make a decision to listen to or watch the program provided on the service.

b) Regarding TV programs and audiovisual programs: the rating shall continuously appear in the upper left or right corner of the screen during the program broadcast, ensuring that it does not overlap with the service icons or other icons.

c) Regarding radio programs and audio-only programs: There is no need to display the rating during the program broadcast.

2. Display of warnings

a) Warnings shall be displayed immediately at the start of the broadcast and during the broadcast of the program by using one or more appropriate methods, including but not limited to verbal or written warnings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A written or verbal warning shall be displayed/played at least three seconds after the start of the broadcast and the warning text shall be displayed at least one more time during the broadcast for programs with a duration of less than 30 minutes or at least two more times for programs with a duration of 30 minutes or more.

The display position of the warning text is right below the rating icon of the programs according to regulations in point b Clause 1 of this Article; at the bottom of the screen of the device during the broadcast for the programs specified in Clause 2, Article 4 of this Circular, ensuring that it does not overlap with the service icons or other icons;

c) Regarding radio programs and audio-only programs: a verbal warning shall be played immediately at the start of the broadcast.

Article 6. Managing media-on-demand contents which have been edited, rated and had warnings attached

1. Radio and television service providers shall display ratings and warnings on programs as prescribed in Clause 1, Article 3 and Clause 1, Article 4 of this Circular.

2. Radio and television service providers shall compile dossiers on editing, rating and warning according to regulations of Point d, Clause 3, Article 21 of Government's Decree No. 06/2016/ND-CP dated January 18, 2016 on management, provision and use of radio and television services, amended by Point b, Clause 12, Article 1 of Government's Decree No. 71/2022/ND-CP dated October 01, 2022 on amendments to some Articles of Decree No. 06/2016/ND-CP.

3. Radio and television service providers shall manage contents by technical and technological measures to fulfil the following requirements:

a) Controlling contents which have been edited, rated and had warnings attached on playout servers and managing audiences according to a mechanism in which the audiences must log their personal information before they listen or watch the programs; permitting audiences to control the access right by establishing the right to restrict listening and viewing according to their needs;

b) Fully archiving programs provided on the archive device system within 30 days in order to serve inspection by competent authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Implementation

1. The Authority of Broadcasting and Electronic Information, according to its functions, tasks and powers, shall take charge and cooperate with relevant agencies and units in, providing guidance and inspecting the nationwide implementation of this Circular.

2. Units, according to the principles specified in this Circular and the Appendix issued together with this Circular, shall develop and provide the Guidance Table for editing and rating or the Rules for editing and rating for application at such units.

Article 8. Entry into force

1. This Circular comes into force from August 15, 2023.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Information and Communications (via the Authority of Broadcasting and Electronic Information) via for consideration.

 

 

MINISTER




Nguyen Manh Hung

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



APPENDIX

LIST OF PROGRAM RATINGS
(Enclosed with the Circular No. 06/2023/TT-BTTTT dated June 30, 2023 of the Minister of Information and Communications of Vietnam)

I. Definitions:

For the purposes of this Appendix, the terms used herein shall be construed as follows:

1. “depiction" means the use of language, images, sound, light or some other ways to make listeners or viewers imagine the meaning of the content to be expressed.

2. “mild depiction" means a depiction that is fleeting and not explicit, features minor details and has a minimal or below-acceptable level of impact on listeners or viewers.

3. “moderate depiction” means a depiction that features some details and has an acceptable level of impact on listeners or viewers.

4. “strong depiction” means a detailed and explicit depiction that has an above-acceptable level of impact on listeners or viewers.

5. “excessive depiction” means a strong depiction, especially in terms of nature, frequency and duration, that has impact beyond the reasonable limits or unacceptable to listeners or viewers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. “frequent occurrence” means the repeated and continuous appearance or presence of similar images, sounds, lights and language ​​in a specified or unspecified period of time.

8. “detailed depiction” means a clear, explicit, and close-up depiction of characters, contexts, and actions in a program, including specific scenes, close-ups, images that are in slow motion, retarded or repeated.

9. “lengthened duration” means the length of time that images, language, sounds, and lights are depicted longer than normal.

10. “level of impact on listeners or viewers” means the degree to which listeners' or viewers’ thoughts, perceptions and actions are changed positively or negatively, unconsciously or consciously.

11. “imitation of a program’s actions” means the act of following, imitating, or copying behaviors, words, or gestures of a character in a program, either consciously or unconsciously.

II. Program ratings:

No.

Rating and rating symbol

Factor description

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Eligible for dissemination to listeners or viewers of all ages

Symbol: P

a) Theme and content

The program to be rated is of an educational or entertaining nature, or encourages moral values and positive social relations.

b) Violence

- Images, sounds, or language showing the scenes of threatening, intimidating or beating another person do not occur;

- Depictions of sexual violence are not allowed.

c) Nudity and sex

d) Drugs, stimulants and addictive substances

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Horror

Images, sounds, or language of horror are not allowed.

e) Vulgar images, sounds and language (including subtitles)

Obscene or vulgar images, sounds or language are not allowed.

g) Dangerous and easily imitable behaviors

Images, sounds or language that encourage or incite imitation such as the use of drugs, stimulants or addictive substances, suicide, violence, use of weapon or other dangerous tools which may cause wounds, or other illegal acts are not allowed.

2.

Eligible for dissemination to listeners or viewers under 13 years old, provided that they are with their parents or guardians

Symbol: K

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The same as those of P rated programs;

- Mild depictions of contents that require guidance of parents or guardians are allowed, provided the depiction has minimal impact on listeners or viewers, and must be justified by context.

b) Violence

- Mild depictions without detail of images, sounds, or language showing violence are allowed if the depiction is infrequent, has a slight level of impact on listeners or viewers, and must be justified by the theme and contents of the program to be rated;

- Depiction of sexual violence is not allowed.

c) Nudity and sex

- The same as those of P rated programs;

d) Drugs, stimulants and addictive substances

Images, sounds, or language showing the use of drugs, stimulants or addictive substances, may be accepted if they serve the purposes of condemning, opposing those behaviors, or are associated with clear educational purposes and messages; are depicted in an implied and tactful manner, and justified by the contents of the program to be rated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Mild depictions without detail and frequent occurrence of horror images, sounds, or language are allowed if the depiction does not last for a prolonged duration, has little impact and does not inflict a sense of threat on listeners or viewers. The result of such images, sounds, or language should make listeners or viewers feel reassured and relieved.

e) Vulgar images, sounds and language (including subtitles)

Mild depictions without frequent occurrence of vulgar images, sounds, or language may be accepted, if they are justified by the theme and contents of the program to be rated, such as using slang, or ways of handling situations in a humorous manner.

g) Dangerous and easily imitable behaviors

Images, sounds or language that encourage or incite imitation such as the use of drugs, suicide, violence, use of weapon or other dangerous tools which may cause wounds, or other illegal acts are not allowed, except if such images, sounds or language are justified by the contents of the program to be rated, associated with clear educational messages, depicted in an implied and tactful manner without deep exploration.

3.

Eligible for dissemination to listeners or viewers from 13 years old or older

Symbol: T13

a) Theme and content

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- For programs containing action or horror contents or child abuse themes, the mild depictions without detail, frequent occurrence and deep exploration may be accepted if the program contains clear educational messages.

b) Violence

- Mild depictions without detail and frequent occurrence of images, sounds, or language showing violence are allowed if the depiction has a slight level of impact on listeners or viewers, and must be justified by the theme and contents of the program to be rated;

- None of images, sounds, or language giving the detailed depiction of acts of causing painful wounds or injuries to or killing a person, animal or pet is accepted;

- Depiction of sexual violence is not allowed.

c) Nudity and sex

- The same as those of P rated programs;

d) Drugs, stimulants and addictive substances

Mild depictions without detail and frequent occurrence of images, sounds, or language showing the use of drugs, stimulants or addictive substances, may be accepted if they serve the purposes of condemning, opposing those behaviors, or are associated with clear educational purposes and messages, and must be justified by the theme and contents of the program to be rated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Moderate depictions without detail and frequent occurrence of horror images, sounds, and language are allowed if the depiction only inflicts a slight sense of threat on listeners or viewers. The result of such images, sounds, or language should make listeners or viewers feel reassured and relieved.

e) Vulgar images, sounds and language (including subtitles)

The same as those of K rated programs.

g) Dangerous and easily imitable behaviors

- The same as those of K rated programs;

- Detailed depiction of any potentially dangerous behavior that listeners or viewers aged 13 or over can imitate is not accepted, except if that behavior is demonstrated in a safe or humorous manner;

- Detailed depictions of easily accessible weapons, such as cutlery, sharp objects, or objects easily causing injuries or wounds, are not accepted. The program to be rated does not contain images showing anti-social behaviors that listeners or viewers aged 13 or over can copy or imitate.

4.

Eligible for dissemination to listeners or viewers from 16 years old or older

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Theme and content

- The program mentions several adult matters, such as political, social, psychological, and criminal ones, provided that they are suitable for the perception, psychological, and physiological state of viewers aged 16 or over;

- For programs containing action or horror contents or child abuse themes, moderate depictions without detail, frequent occurrence and deep exploration may be accepted if the program contains clear educational messages;

- Mild depictions without lasting for the prolonged duration of themes, such as self-harm, life-threatening for objective reasons or suicide, are allowed but should be presented indirectly and must be justified by contents of the program to be rated.

b) Violence

- Mild depictions without frequent occurrence and lasting for the prolonged duration of images, sounds, or language showing violence are allowed if the depiction does not distress and only has a medium level of impact on listeners or viewers, except if such images, sounds, or language are justified by contents of the program to be rated;

- Implied depictions of sexual violence scenes are allowed as long as they are mild depictions and justified by contents of the program to be rated.

c) Nudity and sex

- The same as those of P rated programs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Drugs, stimulants and addictive substances

- Images, sounds, or language associated with drugs, stimulants or addictive substances (if any) may be accepted if justified by contents of the program to be rated but their detailed depictions, frequent occurrence and prolonged duration are not allowed; In general, the program to be rated is not allowed to promote, provide detailed instructions about, or encourage the use of drugs, stimulants or addictive substances;

- None of images, sounds, or language showing the abuse of highly dangerous and easily accessible substances, such as solvents and acids, is accepted.

dd) Horror

- Strong depictions, without lasting for prolonged duration and deep exploration of threats of violence, of horror images, sounds, or language are allowed;

- The program causes depression or a sense of threat for listeners or viewers at a medium level.

e) Vulgar images, sounds and language (including subtitles)

- Moderate depictions without frequent occurrence of vulgar images, sounds, or language are allowed if they are justified by contents of the program to be rated;

- Villains in the program to be rated may use some swear or slang words if they are not meant to hurt any individuals and community. Use of language intended for sexual harassment or abuse is not allowed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Mild depictions without detail and frequent occurrence of images, sounds, or language that encourage or incite the imitation of actions in the program, such as drug use, suicide, violence, weapon use or other illegal acts, may be accepted if they have a slight level of impact on listeners or viewers. The result of such images, sounds or language must deliver the message of condemnation and opposition of these wrongful acts.

5.

Eligible for dissemination to listeners or viewers from 18 years old or older

Symbol: T18

a) Theme and content

- Strong and detailed depictions without prolonged duration and frequent occurrence of adult matters are allowed if they are justified by contents of the program to be rated;

- For programs containing action or horror contents or child abuse themes, strong and detailed depictions that have a strong level of impact on listeners or viewers, without frequent occurrence and prolonged duration, may be accepted if the program contains clear educational messages;

- Moderate depictions, with deep exploration but without prolonged duration and frequent occurrence, which have a medium level of impact on listeners or viewers, of sensitive themes or contents, or political, cultural, social or economic matters may be accepted.

b) Violence

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Implied depictions of sexual violence scenes are allowed as long as they are moderate depictions and justified by contents of the program to be rated. The result of such images, sounds or language must deliver the message of condemnation and opposition of these wrongful acts.

c) Nudity and sex

- Depictions without prolonged duration of images showing the nudity of upper body back may be accepted if they do not include close-ups or specific scenes of genitalia, and are justified by contents of the program to be rated; Overuse of nude images or use of images causing sexual incitement are not allowed;

- Use of images, sounds, or language explicitly showing or giving detailed depictions of sexual activities is not allowed.

d) Drugs, stimulants and addictive substances

- The same as those of T16 rated programs;

- Use of images, sounds, or language ​​showing the trading, production, and possession of drugs or addictive substances is not allowed, except in the case of condemning, criticizing these wrongdoings, and lead to the consequence that characters performing these acts must be punished or eliminated.

dd) Horror

Strong depictions, with a constant sense of treat but without prolonged duration, of horrible, terrifying, frightening or fearful images, sounds or language are allowed if they do not have an excessive level of psychological and emotional impact on listeners or viewers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Depictions of vulgar images, sounds or language may be stronger than those of T16 rated programs but must not hurt any individuals and community. Use of language of sexual harassment or abuse is not allowed;

- For programs of social realism theme, the frequent occurrence without prolonged duration of vulgar images, sounds, or language may be accepted if justified by contents of the program to be rated.

g) Dangerous and easily imitable behaviors

- Since the program to be rated contains dangerous or easily imitable images, sounds, or language, or the way of handling the situation that leads listeners or viewers to exposure to the risk of being harmed, or causes social harms through their behaviors, the result must be radically handled, and convey educational and preventive messages;

- Depictions without detail and frequent occurrence of images, sounds, and language representing easily imitable behaviors are allowed if they have a medium level of impact on listeners or viewers.

6.

Prohibited from dissemination

Symbol: C

- Strictly prohibited contents and acts as defined in the Press Law on and relevant laws;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2023/TT-BTTTT ngày 30/06/2023 hướng dẫn nguyên tắc biên tập, phân loại và cảnh báo nội dung phát thanh, truyền hình thể thao, giải trí theo yêu cầu trên dịch vụ phát thanh, truyền hình do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.364

DMCA.com Protection Status
IP: 18.97.14.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!