Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam thì có thuộc trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ không?
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Quyền xuất khẩu đối với thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam ra sao?
- Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam được quy định như thế nào?
- Thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam mua bán hàng hóa với doanh nghiệp Việt Nam thì có thuộc trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ không?
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Ngày 17/05/2023, Cục GSQL về Hải quan ban hành Công văn 676/GSQL-GQ2 nhằm hướng dẫn về thủ tục hải quan, trong đó hướng dẫn về thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam như sau:
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp (khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017).
Ngoài ra theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam như sau:
Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong Luật Đầu tư, Luật Thương mại; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Thương mại.
Thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì có thuộc trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ không?
Quyền xuất khẩu đối với thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 28/2012/TT-BCT về thực hiện quyền xuất khẩu:
- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là thương nhân không hiện diện) đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện quyền xuất khẩu như sau:
+ Được xuất khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế. Đối với hàng hóa xuất khẩu có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, thực hiện theo lộ trình cam kết;
+ Được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng mua hàng ký với thương nhân Việt Nam;
+ Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
- Thương nhân không hiện diện chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu hoặc quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu;
Không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 90/2007/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam như sau:
- Tuân thủ đầy đủ các quy định về hải quan, thuế, cấp phép nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật và các quy định khác có liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm tính xác thực của các thông tin, tài liệu xuất trình cho cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và pháp luật liên quan của Việt Nam.
- Thực hiện báo cáo thường niên theo quy định, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân.
- Nộp lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu với mức lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
- Thực hiện việc đăng ký địa chỉ liên lạc để các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên hệ khi cần thiết.
- Thực hiện việc lưu giữ chứng từ, sổ sách theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam mua bán hàng hóa với doanh nghiệp Việt Nam thì có thuộc trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ không?
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam thì thuộc trường hợp xuất nhập khẩu tại chỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?