Thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo Quyết định 2469 thế nào?
Thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo Quyết định 2469 thế nào?
Ngày 25/10/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định 2469/QĐ-BKHĐT Tải về công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Theo đó, tại tiểu mục 8 Mục II.2. Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 2469/QĐ-BKHĐT năm 2024 có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
Trình tự thực hiện:
- Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị hỏng dưới hình thức khác, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tới cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để được cấp lại.
- Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư.
Cách thức thực hiện:
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
- Nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư hoặc trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ.
Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo Mẫu B.I.15 được ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT.
Tải về Mẫu B.I.15
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư.
Lệ phí: Không có.
Trên đây là thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo Quyết định 2469 thế nào? (Hình từ internet)
Trường hợp nào sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?
Căn cứ tại Điều 81 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có quy định về thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Thủ tục cấp lại, hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 41 của Nghị định này.
Cạnh đó, tại Điều 41 Nghị định 31/2021/NĐ-CP cũng có quy định về thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Thủ tục cấp lại và hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị mất hoặc bị hỏng, nhà đầu tư nộp văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp lại trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký đầu tư nhận được văn bản đề nghị.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký đầu tư có giá trị pháp lý. Cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.
3. Trường hợp thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư chưa chính xác so với thông tin đăng ký tại hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.
Theo đó, hiện Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sẽ được cấp lại trong những trường hợp như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị mất
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bị hỏng.
Trường hợp nào sẽ chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài?
Căn cứ Điều 64 Luật Đầu tư 2020 có quy định về những trường hợp chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau:
- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
- Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
- Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư tại nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, có những trường hợp chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định đã nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?