Thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 13 Mục A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương mới nhất năm 2023 được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận đơn
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đến Cục Sở hữu trí tuệ.
- Bước 2: Xử lý đơn
Trường hợp chủ văn bằng tự yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ:
+ Kiểm tra đơn về mặt hình thức và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
+ Kiểm tra hiệu lực của văn bằng bảo hộ yêu cầu chấm dứt;
+ Ra quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ theo yêu cầu của người nộp đơn.
Trường hợp yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ do người thứ ba thực hiện:
+ Kiểm tra đơn về mặt hình thức (bằng chứng, lý do yêu cầu chấm dứt) và đưa ra kết luận về tính hợp lệ của đơn;
+ Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo cho chủ văn bằng về ý kiến của người thứ ba, để chủ văn bằng có ý kiến. Cục Sở hữu trí tuệ có thể tổ chức việc trao đổi ý kiến trực tiếp giữa người thứ ba và chủ văn bằng;
+ Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấm dứt một phần/toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ;
+ Quyết định chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
Cách thức thực hiện:
- Nộp trực tuyến qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 13 Mục A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 như sau:
Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Tờ khai chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II của Nghị định số 65/2023/NĐ;
+ Chứng cứ (nếu có);
+ Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
+ Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng bảo hộ, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan;
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Theo đó, hồ sơ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương như sau:
+ Tờ khai chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp theo Mẫu số 08 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ;
+ Chứng cứ (nếu có);
+ Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện);
+ Bản giải trình lý do yêu cầu (nêu rõ số văn bằng bảo hộ, lý do, căn cứ pháp luật, nội dung đề nghị chấm dứt một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ) và các tài liệu liên quan;
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
- Số lượng hồ sơ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương: 01 (bộ).
Thời hạn thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 13 Mục A thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 2060/QĐ-BKHCN năm 2023 có nêu rõ thời hạn thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ cấp Trung ương như sau:
- Trường hợp chính chủ văn bằng bảo hộ yêu cầu chấm dứt: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Trường hợp người thứ ba yêu cầu chấm dứt:
+ 03 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn 02 tháng khi Cục Sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản về ý kiến của người thứ ba cho chủ văn bằng bảo hộ mà không có ý kiến phản hồi hoặc kể từ ngày nhận được ý kiến của chủ văn bằng bảo hộ;
+ Thời hạn này có thể kéo dài thêm tối đa 03 tháng nếu chủ văn bằng bảo hộ có ý kiến khác với chủ đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ.
- Thời gian thực hiện các thủ tục liên quan khác cần thiết để giải quyết yêu cầu chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ không được tính vào thời hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?