Thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh năm 2022: Thông tin tài khoản ngân hàng của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là gì?

Tôi muốn hỏi về cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Thông tin tài khoản của cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục I Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ năm 2022 quy định về cấp tổng liên đoàn Lao động Việt Nam như sau:

- Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam xây dựng phần mềm phục vụ cho việc thu, quản lý và chuyển trả nguồn kinh phí công đoàn của các đơn vị sản xuất kinh doanh cho các cấp công đoàn.

- Thực hiện việc thu kinh phí qua tài khoản như sau:

Tên Tài khoản nhận kinh phí công đoàn: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Số Tài khoản: 117001366668

tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Thực hiện cấp trả cho công đoàn cơ sở khi doanh nghiệp, đơn vị thực hiện đóng kinh phí công đoàn (theo chế độ 24h kể từ khi doanh nghiệp, đơn vị nộp kinh phí công đoàn).

- Hàng tháng cấp trả phần kinh phí cấp trên được sử dụng cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và phần kinh phí công đoàn thu từ các doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn.

- Phối hợp với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chỉ đạo các chi nhánh trên toàn quốc triển khai việc thu kinh phí công đoàn.

Như vậy, cấp tổng liên đoàn Lao động Việt Nam được quy định như trên.

Cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn được quy định như thế nào?

Thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh năm 2022: Thông tin tài khoản ngân hàng của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là gì?

Thực hiện thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Công đoàn 2012 quy định về tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như sau:

"Điều 14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;
b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động."

Như vậy, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định như trên.

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn có tránh nghiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Công đoàn 2012 trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn như sau:

"Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn
1. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
2. Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
7. Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.
9. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này."

Như vậy, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn được quy định như trên.

Thực hiện quản lý tài chính công đoàn như thế nào?

Việc thực hiện quản lý tài chính công là phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Công đoàn 2012 quy định về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn như sau:

"Điều 27. Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
d) Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
e) Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
m) Các nhiệm vụ chi khác."

Như vậy, việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn được quy định như trên.

Kinh phí công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có bắt buộc công ty phải đóng 2% kinh phí công đoàn dù không thành lập công đoàn?
Pháp luật
Đã có Luật Công đoàn 2024 số 50/2024/QH/15 đúng không? Tải về file Luật Công đoàn 2024 ở đâu?
Pháp luật
Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng kinh phí công đoàn được xác định như thế nào? Không có công đoàn cơ sở nên không đóng kinh phí công đoàn thì có bị phạt không?
Pháp luật
Công đoàn cơ sở được trích lại bao nhiêu phần trăm kinh phí công đoàn theo quy định mới nhất năm 2022?
Pháp luật
Chậm đóng kinh phí công đoàn doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Doanh nghiệp phải đóng kinh phí công đoàn khi có bao nhiêu người lao động? Doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở thì có phải đóng kinh phí công đoàn không?
Pháp luật
Mẫu bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn mới nhất? Doanh nghiệp chậm đóng kinh phí công đoàn có bị phạt không?
Pháp luật
Chi nhánh đóng kinh phí công đoàn tại địa bàn nào? Có được quyền tự lựa chọn nơi đóng hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn khi nào? Khoản đóng kinh phí công đoàn có được hạch toán vào chi phí sản xuất?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn? Phương thức đóng kinh phí công đoàn được quy định như nào?
Pháp luật
Tiền truy thu kinh phí công đoàn có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh phí công đoàn
1,263 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh phí công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh phí công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào