Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đáp ứng tiêu chí nào?

Cho tôi hỏi: Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đáp ứng tiêu chí nào? Câu hỏi của anh Quý đến từ Bình Định.

Đối tượng áp dụng mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam gồm những ai?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam gồm có:

- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, các trại giam thuộc Bộ Công an được thí điểm; cán bộ, chiến sĩ của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an và trại giam được thí điểm; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam thực hiện thí điểm; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; tổ chức hợp tác với trại giam.

- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam thuộc Bộ Công an được thí điểm.

- Cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

Trại giam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo các tiêu chí gì?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định trại giam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Khó khăn về cơ sở vật chất để tổ chức các ngành nghề lao động, hướng nghiệp, dạy nghề phục vụ công tác tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân trong phạm vi trại giam.

- Có nhu cầu về việc làm, khả năng quản lý, bố trí cán bộ, chiến sĩ và số lượng phạm nhân để hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.

- Bảo đảm an ninh, an toàn khi tổ chức thực hiện thí điểm.

Theo đó, căn cứ các tiêu chí nêu trên, Bộ Công an ban hành danh sách các trại giam được thực hiện thí điểm.

Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam cụ thể như thế nào?

Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chí lựa chọn tổ chức thực hiện hoạt động lao động, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức hợp tác với trại giam tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Không thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức là người nước ngoài; không liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài hay có vốn đầu tư của nước ngoài.

- Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, ban hành; giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề hợp tác lao động là ngành nghề có điều kiện.

- Có tài liệu chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp đối với đất và tài sản gắn liền với đất để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề.

- Địa điểm khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải đóng trên địa bàn có tình hình an ninh trật tự ổn định; có khoảng cách đến điểm đóng quân gần nhất thuộc trại giam không quá 50 km để thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và kịp thời xử lý các tình huống đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra; có tường, rào bảo vệ xung quanh tách biệt với khu dân cư.

- Tổ chức có khả năng thực hiện hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho một tổ, đội phạm nhân trở lên; bảo đảm các điều kiện để phục vụ công tác quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân, chăm sóc y tế, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho phạm nhân; có ngành nghề được pháp luật cho phép sản xuất, kinh doanh và không thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ mức độ V trở lên theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Trường hợp thuộc danh mục các ngành nghề còn lại trong điều kiện cho phép, tổ chức phải cam kết vận hành an toàn cho phạm nhân.

Phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được trả công thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được trả công như sau:

- Phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và được trả công theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.

- Ít nhất một tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, phạm nhân được đưa trở lại trại giam để phục vụ công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.

- Trường hợp phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa dịch bệnh, phòng chống cháy, nổ đến mức phải xử lý kỷ luật thì đưa về trại giam để xử lý theo quy định.

Phạm nhân Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phạm nhân có được sử dụng tiền của mình để ăn thêm ngoài tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng không?
Pháp luật
Thời giờ lao động của phạm nhân trong một ngày tối đa là bao nhiêu giờ? Phạm nhân làm thêm giờ thì có được trả tiền không?
Pháp luật
Người yêu có được phép thăm gặp phạm nhân? Nếu được thì có cần Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết không?
Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam thăm phạm nhân không? Trách nhiệm của phạm nhân và người đến gặp phạm nhân là gì?
Pháp luật
Phạm nhân phải xưng hô như thế nào trong trại giam? Đồ dùng và tư trang của phạm nhân trong cơ sở giam giữ ra sao?
Pháp luật
Đang đi tù bố mẹ chết có được về không? Có được bão lãnh người đang đi tù về chịu tang bố mẹ không?
Pháp luật
Phạm nhân vượt ngục sẽ bị xử lý như thế nào? Trường hợp phạm nhân bỏ trốn giải quyết ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam sẽ bị phạt tù thêm bao nhiêu năm? Phạm nhân bỏ trốn trong thời gian bao lâu thì bị truy nã?
Pháp luật
Giải quyết trường hợp phạm nhân bỏ trốn như thế nào? Phạm nhân bỏ trốn sẽ bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Phạm nhân được để kiểu tóc gì khi đi tù? Những hành vi bị nghiêm cấm đối với phạm nhân tại cơ sở giam giữ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phạm nhân
1,108 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

XEM NHIỀU NHẤT
Pháp luật
Đã có danh sách Chủ tịch 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành từ ngày 12/6/2025 chưa?
Pháp luật
Danh sách 6 bí thư thành ủy, 28 bí thư tỉnh ủy được Ban Bí thư chỉ định hoàn thành đồng bộ với việc sáp nhập 34 tỉnh thành trước ngày nào?
Pháp luật
Chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026? Mở rộng đối tượng giảm thuế GTGT ra sao?
Pháp luật
Đã có bảng lương giáo viên mới theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 chưa?
Pháp luật
Danh sách 34 Chủ tịch, Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh thành từ 12/6/2025 do ai chỉ định?
Pháp luật
Truyền hình trực tiếp công bố danh sách 23 Chủ tịch, Bí thư tỉnh mới 2025 sau sáp nhập ngày 30/6/2025 ra sao?
Pháp luật
Danh sách 3321 Chủ tịch UBND cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 được ưu tiên bố trí ra sao?
Pháp luật
Toàn bộ 34 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cả nước năm 2025? Tải toàn bộ 34 Nghị quyết sắp xếp xã phường?
Pháp luật
Danh sách 19 Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh mới nhất và 4 Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố sau sáp nhập công bố chính thức ở đâu?
Pháp luật
Từ 01/7/2025, tổ chức, doanh nghiệp không có tài khoản định danh điện tử có đăng nhập hệ thống thuế điện tử được không?

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào