TCVN 8685-25:2018 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn như thế nào? Tiến hành kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn ra sao?
Vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn như thế nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-25:2018 có nêu rõ vật liệu và thuốc thử vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn như sau:
- Chuột nhắt trắng, khỏe, trọng lượng từ 15 g đến 20 g
- Chuột lang, khỏe, trọng lượng từ 300 g đến 350 g
- Thỏ, khỏe, trọng lượng từ 1,8 kg đến 2 kg
- Lợn con, 14 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi, không có kháng thể kháng vi rút Giả dại
- Lợn, trọng lượng từ 15 - 35 kg, không có kháng thể kháng vi rút Giả dại
- Đĩa 96 giếng có 1 lớp tế bào PK-15
- Đĩa nhựa 96 giếng
- Môi trường tế bào MEM, 1x
- Môi trường nuôi dưỡng EMEM
- Huyết thanh thai bê (FCS), 5 %
- Dung dịch PBS, pH 7,2
- Kháng nguyên chuẩn Giả dại
- Nước muối sinh lý, đã được hấp tiệt trùng, nồng độ 0,9 %
TCVN 8685-25:2018 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn như thế nào? Tiến hành kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn ra sao? (Hình từ Internet)
Cách tiến hành kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn như thế nào?
Tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8685-25:2018 có nêu rõ cách tiến hành kiểm nghiệm vắc xin phòng bệnh giả dại ở lợn như sau:
- Kiểm tra cảm quan
+ Vắc xin nhược độc: Quan sát bằng mắt thường, vắc xin đạt chỉ tiêu kiểm tra cảm quan khi lọ kín, không rạn nứt, chế phẩm xốp, màu đồng nhất, hòa tan hoàn toàn trong nước muối sinh lý (5.13) sau 2 min có lắc nhẹ.
+ Vắc xin vô hoạt: Quan sát bằng mắt thường, vắc xin đạt chỉ tiêu kiểm tra cảm quan khi hỗn dịch đồng nhất, không đông vón, không lắng cặn.
- Kiểm tra vô trùng
+ Kiểm tra tạp nhiễm vi khuẩn. Theo TCVN 8684 : 2011
+ Kiểm tra tạp nhiễm nấm mốc. Theo TCVN 8684 : 2011
- Kiểm tra tính an toàn
Sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp trọng tài
Tiêm cho 2 lợn (5.4), mỗi con 10 liều (đối với vắc xin nhược độc) và 1 liều (đối với vắc xin vô hoạt) theo đường khuyến cáo của nhà sản xuất. Theo dõi toàn bộ lợn thí nghiệm trong 14 ngày (đối với vắc xin vô hoạt) và 21 ngày (đối với vắc xin nhược độc). Vắc xin đạt chỉ tiêu kiểm tra tính an toàn nếu tất cả lợn sống khỏe, phát triển bình thường và không có biểu hiện của bệnh Giả dại như rối loạn hô hấp (ho, khó thở), rối loạn thần kinh (run rẩy, chảy nhiều nước dãi, giật cầu mắt).
+ Phương pháp thay thế
Sử dụng 1 trong 2 phương pháp sau:
++ Tiêm cho 10 chuột nhắt trắng (5.1), mỗi con 0,5 ml vắc xin theo đường trong màng bụng hoặc dưới da. Theo dõi toàn bộ chuột thí nghiệm trong 7 ngày (đối với vắc xin nhược độc) và 14 ngày (đối với vắc xin vô hoạt). Vắc xin đạt chỉ tiêu kiểm tra tính an toàn nếu tất cả chuột sống khỏe, phát triển bình thường và không có biến đổi bất thường cục bộ hay triệu chứng toàn thân.
++ Tiêm cho 2 chuột lang (5.2), mỗi con 0,5 ml vắc xin theo đường trong màng bụng hoặc dưới da. Theo dõi toàn bộ chuột thí nghiệm trong 7 ngày. Vắc xin đạt chỉ tiêu kiểm tra tính an toàn nếu tất cả chuột sống khỏe, phát triển bình thường và không có biến đổi bất thường cục bộ hay triệu chứng toàn thân.
- Kiểm tra hiệu lực
+ Kiểm tra hiệu lực đối với vắc xin nhược độc
Sử dụng đĩa 96 giếng có 1 lớp tế bào PK-15 (5.6) để chuẩn độ hiệu giá vi rút trong mỗi liều vắc xin (xem Phụ lục A). Vắc xin đạt chỉ tiêu kiểm tra hiệu lực khi mỗi liều vắc xin có hiệu giá vi rút ≥ 102.3 TCID50.
+ Kiểm tra hiệu lực đối với vắc xin vô hoạt
- Sử dụng 10 lợn (5.5), chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: gồm 5 lợn, mỗi con được tiêm 1 liều vắc xin ghi trên nhãn theo đường khuyến cáo của nhà sản xuất;
Nhóm 2: gồm 5 lợn làm đối chứng, mỗi con được tiêm nước muối sinh lý (5.13) với liều lượng và đường tiêm tương tự như lợn nhóm 1.
Sau khi tiêm vắc xin 14 ngày, lợn nhóm 1 và nhóm 2 được lấy máu, chắt huyết thanh và kiểm tra kháng thể bằng phản ứng trung hòa (xem Phụ lục B).
Vắc xin đạt chỉ tiêu kiểm tra hiệu lực khi ít nhất 80 % huyết thanh của lợn nhóm 1 có hiệu giá ≥ 1 : 8 và ít nhất 80 % huyết thanh của lợn nhóm 2 có hiệu giá < 1 : 2.
Chuẩn độ hiệu giá vi rút trong vắc xin như thế nào?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo TCVN 8685-25:2018 có nêu rõ chuẩn độ hiệu giá vi rút trong vắc xin như sau:
(1) Chuẩn bị
- Vắc xin cần kiểm tra
- Đĩa 96 giếng có 1 lớp tế bào PK 15 (5.6)
- Môi trường tế bào MEM 1X (5.8)
- Dung dịch PBS (5.11)
(2) Cách tiến hành
- Vắc xin được pha loãng với môi trường tế bào MEM 1X (5.8) theo cơ số 10 thành các nồng độ từ nồng độ 10-1 đến nồng độ 10-8
- Dùng micropipet (6.6) cho 100 µl vắc xin pha loãng (A.2.1) vào đĩa 96 giếng có 1 lớp tế bào PK 15, mỗi nồng độ gây nhiễm cho 5 giếng
- Đặt đĩa 96 giếng (A.2.2) vào trong tủ ấm CO2 (6.1) trong 1 h
- Rửa bỏ những vi rút không bám trên bề mặt tế bào bằng dung dịch PBS (5.9)
- Dùng micropipet (6.6) cho 100 µl môi trường MEM 5 % vào tất cả các giếng của đĩa 96 giếng
- Đặt đĩa 96 giếng (A.2.5) vào trong tủ ấm CO2 (6.1) và quan sát bệnh tích tế bào trong thời gian từ 4 ngày đến 5 ngày. Tính liều gây nhiễm của vi rút gây hủy hoại 50 % số giếng tế bào (TCID50) theo phương pháp Spearman - Kaber như sau:
Trong đó:
Xo là log của bậc pha loãng vi rút cao nhất;
d là log của bậc pha loãng;
ri là số giếng tế bào âm tính ở mỗi bậc pha loãng;
n là số giếng tế bào được gây nhiễm ở mỗi bậc pha loãng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?