TCVN 11737-1:2016 về phép đo thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí có nội dung như thế nào?
Phạm vi áp dụng và tài liệu viện dẫn TCVN 11737-1:2016 về phép đo thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí là gì?
Tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11737-1:2016 về phép đo thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí có nêu rõ về phạm vi áp dụng và tài liệu viện dẫn TCVN 11737-1:2016 về phép đo thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí như sau:
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các quy trình và các yêu cầu đối với phép đo ngưỡng thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí. Đối với các mục đích sàng lọc, chỉ quy định các phương pháp đo thính lực âm đơn truyền qua không khí. Các quy trình này có thể không phù hợp đối với một số người đặc biệt, ví dụ, trẻ em còn quá nhỏ.
Tiêu chuẩn này không bao gồm các quy trình đo thính lực khi tiến hành đo tại các mức cao hơn mức ngưỡng nghe của các đối tượng thử.
Tiêu chuẩn này không quy định các quy trình và các yêu cầu đối với phép đo thính lực giọng nói, phép đo thính lực điện sinh, và nơi các loa được sử dụng làm nguồn âm.
Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).
TCVN 9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo - Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995).
TCVN 11111-1 (ISO 389-1), Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 1: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe ốp tai.
TCVN 11111-2 (ISO 389-2), Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 2: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe nút tai.
TCVN 11111-3:2015 (ISO 389-3:1994), Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 3: Mức lực ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và bộ kích rung xương.
TCVN 11111-5 (ISO 389-5), Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 5: Mức áp suất âm ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn trong dải tần số 8 kHz đến 16 kHz.
TCVN 11111-8 (ISO 389-8), Mức chuẩn zero để hiệu chuẩn thiết bị đo thính lực - Phần 8: Các mức áp suất ngưỡng tương đương chuẩn đối với âm đơn và tai nghe chụp kín tai.
IEC 60645-1:2001, Electroacoustics - Audiological equipment - Part 1: Pure-tone audiometers (Điện thanh - Thiết bị thính học - Phần 1: Máy đo thính lực âm đơn).
IEC 61260, Electroacoustics - Octave-band and fractional-octave-band filters (Điện thanh - Bộ lọc dải octa và dải octa phân đoạn).
IEC 61672-1, Electroacoustics - Sound level meters - Part 1: Specifications (Điện thanh - Đồng hồ đo âm - Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật).
TCVN 11737-1:2016 về phép đo thính lực bằng âm đơn truyền qua xương và không khí có nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định chung đối với các phép đo thính lực là gì?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11737-1:2016 có nêu rõ quy định chung đối với các phép đo thính lực như sau:
- Có thể xác định mức ngưỡng nghe bằng phép đo truyền qua xương và truyền qua không khí. Trong phép đo thính lực truyền qua không khí, tín hiệu thử được phát cho đối tượng thử qua các tai nghe.
- Trong phép đo thính lực truyền qua xương, tín hiệu thử được truyền bằng bộ kích rung xương đặt trong xương chũm tai hoặc trên trán của đối tượng thử.
- Các phép xác định mức ngưỡng đó nên được bắt đầu bằng các phép đo truyền qua không khí sau đó mới sử dụng các phép đo truyền qua xương. Có thể xác định các mức ngưỡng nghe bằng cách sử dụng các âm thử cố định tần số (phép đo thính lực cố định tần số) hoặc sử dụng tín hiệu thử có tần số thay đổi theo thời gian theo một tốc độ thay đổi đã xác định trước (phép đo thính lực quét tần số tự động).
- Các phương pháp đo thính lực có cố định tần số được nêu tại Điều 6, và các phương pháp đo thính lực quét tần số được mô tả tại Điều 7.
- Trong các phép đo truyền qua xương và không khí, các mức ngưỡng nghe của cả hai tai sẽ được xác định riêng lẻ.
- Dưới các điều kiện xác định, tiếng ồn che phủ sẽ được áp vào tai không tham gia thử (tai bên kia). Tiếng ồn che phủ được đưa vào tai đó qua các tai nghe loại ốp tai, chụp kín tai hoặc nút tai.
Thử nghiệm viên có thể đưa ra các quyết định về các vấn đề nào của phép thử thính lực?
Tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11737-1:2016 có nêu rõ Thử nghiệm viên nghiệp vụ như sau:
Thử nghiệm viên có nghiệp vụ được hiểu là người đã được học lý thuyết và thực hành về thử nghiệm thính lực. Việc xác nhận trình độ này có thể do các cơ quan quản lý nhà nước, hoặc các tổ chức phù hợp khác quy định. Trong toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn này, các phép thử được thực hiện chỉ bằng hoặc dưới sự giám sát của một thử nghiệm viên có nghiệp vụ.
Thử nghiệm viên có thể đưa ra các quyết định về các vấn đề dưới đây của phép thử thính lực mà không được quy định chi tiết trong tiêu chuẩn này, cụ thể:
- Thử tai trái hay phải đầu tiên (thông thường chọn tai được cho là nhạy hơn);
- Yêu cầu che phủ;
- Các phản hồi của đối tượng thử tương ứng với các tín hiệu thử;
- Không có bất kỳ sự kiện tiếng ồn nào từ bên ngoài, hoặc bất kỳ hành vi phản ứng nào của đối tượng thử làm mất hiệu lực phép thử;
- Để tạm dừng (làm gián đoạn), kết thúc hoặc tiến hành lại toàn bộ hoặc một phần của phép thử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?