Tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2022: Những điều cần nhớ khi mắc bệnh?
Những điều cần nhớ khi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue?
Tại Mục 1 Nội dung truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết ban hành kèm theo Công văn 1947/SGDĐT-CTTT năm 2022 quy định về những điều cần nhớ khi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue cụ thể là sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây truyền qua trung gian muỗi vằn. Muỗi vằn khi đốt người bệnh sẽ mang và truyền vi rút gây sốt xuất huyết Dengue sang người lành khi muỗi đốt. Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt lăng quăng, diệt muỗi và không cho muỗi đốt. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Đa phần người mắc bệnh diễn tiến nhẹ, tự khỏi bệnh nhưng cũng có trường hợp bệnh tiến triển nặng và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2022: Những điều cần nhớ khi mắc bệnh?
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?
Về những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết Dengue thì tại Mục 2 Nội dung truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết ban hành kèm theo Công văn 1947/SGDĐT-CTTT năm 2022 quy định như sau:
Nếu có những triệu chứng sau, cần nghĩ ngay đến sốt xuất huyết Dengue:
- Sốt cao đột ngột, liên tục 02 ngày trở lên và không giảm khi uống thuốc hạ sốt.
• Có dấu hiệu xuất huyết (từ ngày thứ 2, 3 trở đi): có dạng chấm, mảng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, mũi; nôn hoặc tiêu, tiểu ra máu, phụ nữ bị hành kinh sớm hoặc nhiều.
• Người mệt mỏi.
- Đau: đầu, sau hốc mắt, bụng, cơ, khớp.
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ SXHD cần đi khám bệnh để được hướng dẫn theo dõi, điều trị.
Thực hiện việc khám bệnh sốt xuất huyết Dengue ngay khi có dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng?
Tại Mục 3 Nội dung truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết ban hành kèm theo Công văn 1947/SGDĐT-CTTT năm 2022 quy định việc khám bệnh sốt xuất huyết Dengue ngay khi có dấu hiệu cảnh báo chuyển nặng cụ thể như sau:
Trong những trường hợp sốt xuất huyết Dengue nhẹ được bác sĩ cho về theo dõi và điều trị tại nhà thì cần lưu ý khi người bệnh có các dấu hiệu nặng thì phải nhanh chóng đưa người bệnh sốt xuất huyết Dengue đến khám tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất, các dấu hiệu nặng như sau:
- Ói nhiều, đau bụng nhiều.
- Có những dấu hiệu xuất huyết: Chảy máu cam; chảy máu chân răng; ói ra máu; đi câu phân đen; xuất huyết âm đạo ở nữ.
- Ở trẻ em cần lưu ý dấu hiệu tay chân trẻ lạnh, trẻ hết sốt nhưng vẫn mệt.
Ngành y tế đã chuẩn bị đầy đủ thuốc để tiếp nhận và điều trị những trường hợp bệnh chuyển nặng. Đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời để được điều trị sớm là chìa khóa để hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.
Phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue bằng các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi?
Căn cứ Mục 4 Nội dung truyền thông phòng chống bệnh sốt xuất huyết ban hành kèm theo Công văn 1947/SGDĐT-CTTT năm 2022 hướng dẫn mọi người phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue bằng các biện pháp diệt lăng quăng, diệt muỗi cụ thể như sau:
Diệt lăng quăng, diệt muỗi, không cho muỗi đốt là phương pháp phòng bệnh chủ yếu hiện nay. Trong đó diệt lăng quăng là điều quan trọng nhất. Muỗi vằn hay được gọi là muỗi quý tộc vì chúng đẻ trứng ở nơi nước sạch, nước tĩnh. Bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản. Những vật đọng nước này có thể ở ngay trong ngôi nhà chúng ta đang ở do chúng ta không để ý như chậu nước để quên trên sân thượng, máng xối đọng nước, ly nước cúng, lọ hoa... hoặc ở những nơi đất trống xung quanh nhà, nơi có nhiều rác thải là những chai, ly nước, bịch nilong, vỏ xe,...
Để phòng bệnh thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cơ quan, đơn vị cần thực hiện các biện pháp sau:
(1) Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, thu dọn, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh lăng quăng.
(2) Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến.
(3) Cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cũng ít nhất 01 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối,...
(4) Đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi.
(5) Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng.
(6) Sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?