Tạm dừng ủy thác tư pháp để tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ cho Liên bang Nga từ 04/7/2022?
- Thông báo về việc tạm dừng ủy thác tư pháp cho một số nước?
- Các nước là thành viên của Công ước La hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại?
- Tòa án cần liên hệ trước với Bộ Tư pháp để được hướng dẫn về việc lập hồ sơ khi phát sinh yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ cho các quốc gia thực hiện Công ước La hay?
Thông báo về việc tạm dừng ủy thác tư pháp cho một số nước?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 1 Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 hướng dẫn về việc tạm dừng ủy thác tư pháp cho một số nước như sau:
Theo thông báo của Bộ Tư pháp các yêu cầu ủy thác tư pháp để tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ...cho một số nước sau đây: Liên bang Nga, Bê-la-rút, U-crai-na phải tạm dừng do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và tình hình của thế giới. Vì vậy, các Tòa án tạm dừng gửi đến Bộ Tư pháp hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp cho các nước nêu trên cho đến khi nhận được thông báo mới.
Tạm dừng ủy thác tư pháp để tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ cho Liên bang Nga? (Hình từ internet)
Các nước là thành viên của Công ước La hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 hướng dẫn về các nước là thành viên của Công ước La hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại như sau:
- Hiện nay Việt Nam là thành viên của Công ước La Hay về thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước thu thập chứng cứ nước ngoài).
Tuy nhiên, theo quy định của Công ước này, thì Công ước chỉ có hiệu lực giữa Việt Nam với nước thành viên khác của Công ước nếu nước thành viên đó có văn bản chấp thuận. Hiện nay, theo thông báo của Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế đã có 26 nước thành viên Công ước thu thập chứng cứ ở nước ngoài có văn bản chấp thuận Công ước này có hiệu lực giữa nước đó với Việt Nam. Cụ thể là các nước sau đây:
Tòa án cần liên hệ trước với Bộ Tư pháp để được hướng dẫn về việc lập hồ sơ khi phát sinh yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ cho các quốc gia thực hiện Công ước La hay?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 hướng dẫn về hỗ trợ của Bộ tư pháp khi phát sinh yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ cho các quốc gia thực hiện Công ước La hay như sau:
“2.2. Khi phát sinh yêu cầu ủy thác thu thập chứng cứ cho một trong các nước nêu trên, Tòa án cần liên hệ trước với Bộ Tư pháp để được hướng dẫn về việc lập hồ sơ”.
Như vậy, theo hướng dẫn tại Công văn 131/TANDTC-HTQT năm 2022 sẽ tạm dừng ủy thác tư pháp để tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ, xác minh địa chỉ cho Liên bang Nga.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Công điện 70 tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ trong bối cảnh sáp nhập ĐVHC như thế nào?
- Mô hình tổ chức Tòa án nhân dân sau khi hoàn thành chính quyền địa phương 02 cấp? Tòa án nhân dân thực hiện quyền gì?
- Đưa thông tin giả để vay 3,7 tỷ đồng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tội danh gì? Đi tù bao nhiêu năm?
- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đường hàng không bao gồm những gì theo Nghị định 93?
- Có được sử dụng chữ ký in trong bản vẽ thiết kế xây dựng không? Quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng là gì?