Các cơ quan nào có trách nhiệm trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự? Trách nhiệm như thế nào?
- Các cơ quan nào có trách nhiệm trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự?
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm thế nào trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự?
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thế nào trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự?
- Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thế nào trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự?
Các cơ quan nào có trách nhiệm trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự?
Căn cứ Chương IV Thông tư liên tịch 12/2016/TT-BTP-BNG-TANDTC quy định các cơ quan có trách nhiệm trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự gồm:
- Bộ Tư pháp
- Bộ Ngoại giao
- Tòa án nhân dân tối cao
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự, ví dụ:
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh
+ Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
+ Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ
Hoặc các cơ quan được giao nhiệm vụ khác (nếu có).
Các cơ quan nào có trách nhiệm trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thế nào trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự?
Tại Điều 22 Thông tư liên tịch 12/2016/TT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trách nhiệm của Bộ tư pháp như sau:
"Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Kiểm tra, đôn đốc, thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài và ủy thác tư pháp của Việt Nam trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.
2. Cập nhật điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
3. Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và của các nước chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự với Việt Nam trên cơ sở thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt Nam để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền quyết định từ chối áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan."
Như vậy trong công tác thực hiện tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự thì Bộ Tư pháp sẽ có các trách nhiệm như trên.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thế nào trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự?
Tại Điều 23 Thông tư liên tịch 12/2016/TT-BTP-BNG-TANDTC quy định:
"Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Kiểm tra, đôn đốc, thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài và ủy thác tư pháp của Việt Nam trong trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp được chuyển qua đường ngoại giao hoặc qua kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp theo Công ước Tống đạt.
2. Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài nơi ủy thác tư pháp của Việt Nam được gửi đến trong trường hợp Việt Nam và nước đó chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao đồng thời được gửi cho Bộ Tư pháp để cập nhật chung.
3. Cung cấp thông tin về chi phí thực hiện ủy thác tư pháp ở nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam; hỗ trợ chuyển tiền thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự cho cơ quan, tổ chức ở nước ngoài trong những trường hợp đặc biệt.
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt Nam.
5. Thông báo tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam và ủy thác tư pháp của nước ngoài thuộc thẩm quyền, tình hình thực hiện ủy thác tống đạt văn bản tố tụng đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài cho Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc khi Bộ Tư pháp có đề nghị.
6. Công khai, cập nhật địa chỉ và đầu mối liên lạc về ủy thác tư pháp của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan."
Căn cứ theo quy định nêu trên để xác định trách nhiệm của Bộ Ngoại giao khi thực hiện công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.
Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm thế nào trong công tác tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự?
Căn cứ quy định tại Điều 24 Thông tư liên tịch 12/2016/TT-BTP-BNG-TANDTC thì trong công tác tương trợ tư pháp lĩnh vực dân sự Tòa án nhân dân tối cao có các trách nhiệm như sau:
"Điều 24. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao
1. Phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các Tòa án có thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp theo quy định của Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao hướng dẫn các Tòa án có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự và rà soát, tổng kết tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan."
Bên cạnh đó đối với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự sẽ có các trách nhiệm được quy định tại Điều 25 Thông tư liên tịch này như sau:
"Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự
1. Thực hiện ủy thác tư pháp theo đúng quy định của Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thông báo cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự về mức và phương thức nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và Thông tư liên tịch này.
3. Cập nhật về tình hình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao theo định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?