Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định về điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo như sau:
- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, nếu có khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thì việc điều tra lại tai nạn lao động thực hiện như sau:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo, cơ quan thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định tại Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018;
+ Trường hợp người khiếu nại, tố cáo không nhất trí với ý kiến trả lời của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết nêu trên mà vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động để tiến hành điều tra lại tai nạn lao động.
Đồng thời thông báo bằng văn bản kết quả điều tra lại cho người khiếu nại hoặc tố cáo biết; trường hợp không tiến hành điều tra lại thì phải nêu rõ lý do;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn và Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh đã điều tra vụ tai nạn lao động có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn lao động cho Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương đối với tai nạn xảy ra cho người lao động;
+ Kết luận của Đoàn điều tra lại tai nạn lao động cấp trung ương là kết luận cuối cùng.
- Biên bản điều tra tai nạn lao động trước sẽ hết hiệu lực pháp lý khi biên bản điều tra lại được công bố.
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả? (Hình từ internet)
Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Chi phí điều tra, điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định tại Điều 21 Nghị định 143/2024/NĐ-CP như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia đoàn điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia đoàn điều tra theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm: dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân; trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi; in ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động; phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động; tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động và các chi phí hợp lý liên quan đến điều tra tai nạn lao động của người lao động.
- Các khoản chi phí quy định tại nêu trên được hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị; được thanh, quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính.
- Chi phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm gì với bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; hướng dẫn chi tiết các thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hỗ trợ thông tin phòng ngừa tai nạn lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
- Đối chiếu người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 143/2024/NĐ-CP với danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do chính quyền địa phương quyết định công nhận để xác định đối tượng hỗ trợ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tổng hợp số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, gửi cơ quan tài chính địa phương cùng với số tiền ngân sách hỗ trợ bảo hiểm tự nguyện về hưu trí, tử tuất để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Thực hiện việc thu, chi trả hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ chi trả các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, ủy quyền thu bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cho tổ chức dịch vụ thu bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; theo dõi riêng tình hình thu, chi Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cùng với Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
- Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện cùng với bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý, đồng thời gửi cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội địa phương.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo yêu cầu của Đoàn điều tra tra tai nạn lao động, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và người lao động hoặc tổ chức đại diện.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?