02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện? Người lao động đáp ứng điều kiện gì để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?

02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện? Người lao động đáp ứng điều kiện gì để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động? Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động được pháp luật quy định như thế nào?

02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Giám định mức suy giảm khả năng lao động.
2. Trợ cấp tai nạn lao động.

Theo đó, 02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mà người lao động được hưởng bao gồm:

- Giám định mức suy giảm khả năng lao động.

- Trợ cấp tai nạn lao động.

02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện? Người lao động đáp ứng điều kiện gì để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?

02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện? Người lao động đáp ứng điều kiện gì để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động? (Hình từ Internet)

Người lao động đáp ứng điều kiện gì để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Theo đó, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động cần đáp ứng các điều kiện sau đây để được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện, bao gồm:

(1) Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định 143/2024/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Người lao động bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

- Không thuộc các trường hợp quy định tại mục (2).

(2) Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định 143/2024/NĐ-CP nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:

- Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;

- Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

- Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.

Việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn vệ sinh lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Theo đó, việc khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động thực hiện như sau:

(1) Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;

(2) Đối với các vụ tai nạn quy định tại mục (1) làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

(3) Đối với các vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành;

(4) Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.

- Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.

- Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 36 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.

Ngoài ra, trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.

32 lượt xem
Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tạm dừng đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện khi nào? Nếu muốn tiếp tục đóng bảo hiểm tai nạn lao động phải làm gì?
Pháp luật
Tiền đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có nằm trong nguồn tiền của Quỹ bảo hiểm?
Pháp luật
02 chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện? Người lao động đáp ứng điều kiện gì để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động?
Pháp luật
Mẫu biên bản lấy lời khai trong vụ tai nạn lao động mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 143?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
Pháp luật
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Pháp luật
Mẫu khai báo tai nạn lao động theo Nghị định 143 thế nào? Phân loại khai báo điều tra tai nạn lao động với người tham gia BHTN lao động tự nguyện ra sao?
Pháp luật
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 như thế nào?
Pháp luật
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định với những trường hợp nào theo Nghị định 143/2024?
Pháp luật
Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào