Quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Tôi muốn hỏi quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào? - câu hỏi của chị M.K (Quảng Ngãi).

Phạm vi và đối tượng áp dụng của quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ phạm vi và đối tượng áp dụng của quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Quy định này quy định về hoạt động phòng cháy chữa cháy và hoạt động cứu nạn cứu hộ; tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), trách nhiệm của các đơn vị trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Quy định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan Bộ; các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị thuộc cơ quan Bộ; ban chỉ huy PCCC và CNCH, đội PCCC và CNCH cơ quan Bộ.

Quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Quy định về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ nguyên tắc Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Huy động sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, cá nhân toàn cơ quan Bộ tham gia hoạt động PCCC và CNCH; ưu tiên cứu người bị nạn, thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

-Trong hoạt động PCCC và CNCH lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra nhằm bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động PCCC và CNCH.

- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy và cứu nạn kịp thời, hiệu quả.

- Mọi hoạt động PCCC và CNCH trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu; lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng khác tham gia PCCC và CNCH.

+ Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.

+ Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2533/QĐ-BGDĐT năm 2023 có hành vi bị nghiêm cấm trong Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn cơ quan Bộ.

- Cản trở các hoạt động phòng ngừa PCCC và CNCH; chống người thi hành nhiệm vụ PCCC và CNCH.

- Lợi dụng hoạt động PCCC và CNCH để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- Cố ý báo cháy, tai nạn giả.

- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

- Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về PCCC và CNCH; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và CNCH.

- Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị PCCC và CNCH, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

- Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật PCCC và CNCH.

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Thời hạn chứng chỉ Phòng cháy chữa cháy hiện nay theo quy định pháp luật là trong bao lâu? Có xin làm tình nguyện trong hoạt động phòng cháy chữa cháy được hay không?
Pháp luật
Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC cơ sở theo Thông tư 55/2024 thế nào?
Pháp luật
Tải về Danh mục số lượng phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ trang bị cho 01 đội PCCC chuyên ngành theo Thông tư 55/2024 ở đâu?
Pháp luật
Gọi điện báo cháy số nào? Gọi xe đến chữa cháy có tốn tiền không? Báo cháy chậm trễ hay báo cháy giả bị phạt thế nào?
Pháp luật
Nhà chung cư bị cháy có bắt buộc phải phá dỡ hay không? Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà chung cư là gì?
Pháp luật
Kinh doanh spa, massage có yêu cầu phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự hay Giấy phép về phòng cháy chữa cháy không?
Pháp luật
Cháy nhà chung cư phải gọi số nào? Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Ban hành Thông tư 55/2024 sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên quan đến phòng cháy và chữa cháy đúng không?
Pháp luật
Thủ tục xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy để mở tiệm cầm đồ cần thực hiện theo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Phương án phòng cháy chữa cháy rừng quy định thế nào? Khi lập dự án phát triển rừng, giải pháp phòng cháy chữa cháy phải bảo đảm nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,949 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào