QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình? Bảo đảm an toàn cháy cho người khi xây nhà như thế nào?
Quy định chung về bảo đảm an toàn cháy cho người khi xây dựng nhà, công trình là gì?
Căn cứ vào tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD hướng dẫn về các quy định chung bảo đảm an toàn cháy cho người khi xây dựng nhà, công trình như sau:
- Thoát nạn cho người kịp thời và không bị cản trở;
Cứu người bị tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
Bảo vệ người trên đường thoát nạn tránh khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm của đảm cháy
- Thoát nạn là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ. Thoát nạn còn là sự di chuyển không tự chủ của nhóm người ít có khả năng vận động, do các nhân viên phục vụ thực hiện. Thoát nạn được thực hiện theo các đường thoát nạn qua các lỗi ra thoát nạn.
- Cứu nạn là sự di chuyển cưỡng bức của người ra bên ngoài khi họ bị các yếu tố nguy hiểm của đảm chảy tác động hoặc khi xuất hiện nguy cơ trực tiếp của các tác động đó. Cứu nạn được thực hiện một cách tự chủ với sự trợ giúp của lực lượng chữa cháy hoặc nhân viên được huấn luyện chuyên nghiệp, bao gồm cả việc sử dụng các phương tiện cứu hộ, qua các lỗi ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp.
- Việc bảo vệ người trên các đường thoát nạn phải được bảo đảm bằng tổ hợp các giải pháp bổ trí mặt bằng - không gian, tiện nghi, kết cấu, kỹ thuật công trình và tổ chức.
Các đường thoát nạn trong phạm vi gian phòng phải bảo đảm sự thoát nạn an toàn qua các lỗi ra thoát nạn từ gian phòng đó mà không tính đến các phương tiện bảo vệ chống khói và chữa cháy có trong gian phòng này.
Việc bảo vệ đường thoát nạn ngoài phạm vi gian phòng phải được tính đến theo điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn cho người có kể đến tinh nguy hiểm cháy theo công năng của các gian phòng trên đường thoát nạn, số người thoát nạn, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà, số lỗi ra thoát nạn từ một tầng và từ toàn bộ nhân.
Trong các gian phòng và trên các đường thoát nạn ngoài phạm vi gian phòng phải hạn chế tình nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng thuộc các lớp bề mặt kết cấu (lớp hoàn thiện và ốp mặt) tùy thuộc vào tinh nguy hiểm cháy theo công năng của gian phòng và nhà, có tính đến các giải pháp khác và bảo vệ đường thoát nạn.
- Khi bố trí thoát nạn từ các gian phòng và nhà thì không được tính đến các biện pháp và phương tiền dùng để cứu nạn, cũng như các lỗi ra không đáp ứng yêu cầu về lối ra thoát nạn quy định tại -Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc hạng E dưới các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt đồng thời; không bố trí các gian phòng nhóm F5 này trong các tầng hầm và tầng nữa hầm.
Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F1.1, F1.2 và F1.3 trong các tầng hầm và tầng nửa hầm.
- Trong các nhà có từ 2 đến 3 tầng hầm, chỉ được phép bố trí phòng hút thuốc, các siêu thị và trung tâm thương mại, quán ăn, quán giải khát và các gian phòng công cộng khác nằm sâu hơn tầng hầm 1 khi có các giải pháp bảo đảm an toàn cháy bỏ sung theo tài liệu chuẩn được áp dụng và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại 1.1.10.
Đối với bệnh viện và trường phổ thông, chỉ cho phép bố trí các công năng chính từ tầng bán hầm hoặc tàng hàm 1 (trong trường hợp không có tầng bán hầm) trở lên. Tầng hầm 1 là tầng hầm trên cùng hoặc ngay sát tầng bản hầm.
Tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có 1 lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với các không gian xung quanh bằng tưởng ngăn cháy loại 2. Các của đi phải là loại có cơ cấu tự động.
- Để bảo đảm thoát nạn an toàn, phải phát hiện cháy và báo cháy kịp thời.
- Để bảo vệ người thoát nạn, phải bảo vệ chống khỏi xâm nhập các đường thoát nạn của nhà và các phần nhà.
Các yêu cầu cơ bản về bảo vệ chống khói cho nhà được quy định tại Phụ lục D.
- Các thiết bị điện của hệ thống bảo vệ chống cháy của nhà phải được cấp điện ưu tiên từ hai nguồn độc lập (một nguồn điện lưới và một nguồn máy phát điện dự phòng).
Chú thích: Đối với các thiết bị điện có nguồn dự phòng riêng (ví dụ bom diezen, tủ chống cháy có ắc quy dự phòng) thì chỉ cần một nguồn điện lưới, nhưng nguồn dự phòng riêng này phải đảm bảo hoạt động bình thường khi có cháy.
- Hiệu quả của các giải pháp bảo đảm an toàn cho người khi chảy có thể được đánh giá bằng tính toán.
QCVN 06:2022/BXD quy chuẩn về an toàn cháy cho nhà và công trình? Bảo đảm an toàn cháy cho người khi xây nhà như thế nào?
Những lối ra nào trong nhà ở, công trình được xem là lối thoát nạn để bảo đảm an toàn cháy cho người?
Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD đã có hướng dẫn về những lối ra trong nhà ở, công trình được xem là lối thoát nạn khi xảy ra cháy nổ như sau:
- Lói ra dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau
+ Ra ngoài trực tiếp:
+ Qua hành lang,
+ Qua tiền sảnh (hay phòng chờ).
+ Qua buồng thang bộ:
+ Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ).
+ Qua hành lang và buồng thang bộ.
- Lối ra dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:
+ Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
+ Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
+ Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3:
+ Vào hành lang bản của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2,
+ Ra mái có khai thác sử dụng, hoặc ra một khu vực riêng của mái dẫn tới cầu thang bộ loại 3.
- Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu tại 3.2.1 a, b). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lỗi ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc là râu trên.
Những lối ra nào không được xem là lối thoát nạn khi xảy ra cháy nổ nhà ở, công trình?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD đã có hướng dẫn về những lối ra không được xem là lối thoát nạn khi xảy ra cháy nổ nhà ở, công trình như sau:
Các lối ra không được xem là lối thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa có cánh mở kiểm trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.
Các cửa đi có cánh mở ra (cửa bản lề) nằm trong các cửa nêu trên được xem là lối ra thoát nạn nếu như được thiết kế theo đúng yêu cầu quy định.
Thông tư 06/2022/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 16/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai thuế môn bài cho hộ kinh doanh? Thời hạn nộp thuế môn bài hàng năm đối với hộ kinh doanh?
- Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Mẫu C1-02/NS) mới nhất 2025? Tải về mẫu về ở đâu?
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm hay và ý nghĩa? Nhiệm vụ của học sinh các cấp hiện nay là gì?
- Tác hại của động đất? Dấu hiệu động đất? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Xuất hóa đơn thay thế trong trường hợp nào? Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Nghị định 123?