Phương pháp bay đo từ, phương pháp bay đo trọng lực trong hoạt động thăm dò khoáng sản là gì?
- Phương pháp bay đo từ, phương pháp bay đo trọng lực trong hoạt động thăm dò khoáng sản là gì?
- Công tác chuẩn bị trước mỗi chuyến bay đo từ và bay đo trọng lực trong hoạt động thăm dò khoáng sản như thế nào?
- Có những dạng công tác bay đo từ, bay đo trọng lực trong hoạt động thăm dò khoáng sản nào?
- Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo từ, bay đo trọng lực trong thăm dò khoáng sản như thế nào?
Phương pháp bay đo từ, phương pháp bay đo trọng lực trong hoạt động thăm dò khoáng sản là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT định nghĩa phương pháp bay đo từ như sau:
Phương pháp bay đo từ là phương pháp đo giá trị trường từ bằng các thiết bị chuyên dụng đặt trên máy bay.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT định nghĩa phương pháp bay đo trọng lực như sau:
Phương pháp bay đo trọng lực là phương pháp đo giá trị trường trọng lực bằng các thiết bị chuyên dụng đặt trên máy bay.
Phương pháp bay đo từ, phương pháp bay đo trọng lực trong hoạt động thăm dò khoáng sản là gì? (Hình từ Internet)
Công tác chuẩn bị trước mỗi chuyến bay đo từ và bay đo trọng lực trong hoạt động thăm dò khoáng sản như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Chuẩn bị thực hiện bay đo từ và bay đo trọng lực
1. Đơn vị thực hiện bay đo từ và bay đo trọng lực có trách nhiệm:
a) Phối hợp với cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ bay để xin cấp phép bay, thông báo kế hoạch bay theo quy định của pháp luật;
b) Đăng ký nhà nước về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản;
c) Xem xét, đánh giá đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình để tính toán thời gian bay đo cho phù hợp;
d) Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn máy, thiết bị phục vụ công tác bay đo theo quy định của pháp luật;
đ) Chuẩn bị vật tư, vật liệu, tài liệu có liên quan;
e) Vận chuyển máy, thiết bị và nhân lực tới vùng bay.
2. Công tác chuẩn bị trước mỗi chuyến bay đo:
Đơn vị được giao nhiệm vụ bay đo từ, bay đo trọng lực và các đơn vị liên quan có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị đo;
c) Xác định điều kiện bay, kế hoạch bay;
d) Thực hiện các thủ tục bay đo theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên trước mỗi chuyến bay đo từ và bay đo trọng lực, đơn vị thực hiện bay đo thực hiện như sau:
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ bay để xin cấp phép bay, thông báo kế hoạch bay theo quy định của pháp luật.
- Đăng ký nhà nước về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm dò khoáng sản.
- Xem xét, đánh giá đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình để tính toán thời gian bay đo cho phù hợp.
- Kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn máy, thiết bị phục vụ công tác bay đo theo quy định của pháp luật.
- Chuẩn bị vật tư, vật liệu, tài liệu có liên quan.
- Vận chuyển máy, thiết bị và nhân lực tới vùng bay.
- Kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống thiết bị đo.
- Xác định điều kiện bay, kế hoạch bay.
- Thực hiện các thủ tục bay đo theo quy định của pháp luật.
Có những dạng công tác bay đo từ, bay đo trọng lực trong hoạt động thăm dò khoáng sản nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT quy định như sau:
Mỗi một đề án bay đo từ hoặc bay đo trọng lực, đơn vị được giao nhiệm vụ bay đo phải thực hiện các dạng công tác bay gồm bay khảo sát, bay đo kỹ thuật, bay đo sản xuất và bay chuyển trường, cụ thể như sau:
- Bay khảo sát tổng quan toàn vùng bay để xác định điều kiện địa hình, địa vật, khí hậu, điều kiện cất cánh, hạ cánh nhằm phục vụ xây dựng kế hoạch bay an toàn, hợp lý, hiệu quả.
- Bay đo kỹ thuật gồm các dạng bay sau:
+ Bay để kiểm tra máy, thiết bị và xác định các thông số kỹ thuật. Đối với bay đo từ phải thực hiện bay đo bù từ trường, bay xác định ảnh hưởng của trường từ theo hướng bay và bay xác định độ trễ của thiết bị đo ghi. Đối với bay đo trọng lực phải thực hiện bay đo trên tuyến bay chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Thông tư này để kiểm tra máy đo trọng lực.
+ Bay chọn tuyến bay kiểm tra.
+ Bay đo theo tuyến bay đo tựa, tuyến bay đo liên kết đã thiết kế.
- Bay đo sản xuất là việc thực hiện công tác bay đo từ, bay đo trọng lực theo mạng lưới tuyến bay đo thường đã thiết kế.
- Bay chuyển trường là bay chuyển máy bay từ sân bay này đến sân bay khác trong quá trình thực hiện đề án.
Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo từ, bay đo trọng lực trong thăm dò khoáng sản như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT quy định việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo từ, bay đo trọng lực như sau:
- Đơn vị được giao nhiệm vụ bay đo từ, bay đo trọng lực và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo.
- Việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố trong quá trình bay đo thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?