Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch HĐND xã thì có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND xã hay không?
- Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch HĐND xã thì có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND xã hay không?
- Mức phụ cấp chức vụ của Phó Bí thư Đảng ủy xã là bao nhiêu?
- Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP?
Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch HĐND xã thì có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND xã hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã, Chủ tịch HĐND xã đều các là chức vụ cán bộ cấp xã.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cán bộ xã như sau:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác với chức vụ, chức danh hiện đảm nhiệm mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện giao theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp số lượng chức danh bố trí kiêm nhiệm lớn hơn số lượng cán bộ, công chức cấp xã giảm được so với quy định.
Như vậy, nếu việc Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch HĐND xã làm giảm được 01 người trong số lượng cán bộ xã thì Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp = 50% Mức lương (bậc 1) + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có)
Trong đó:
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là mức phụ cấp áp dụng cho chức vụ, chức danh kiêm nhiệm.
- Phụ cấp được tính kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm.
- Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh thì cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất.
Trường hợp không giảm được 01 người trong số lượng cán bộ xã thì sẽ không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã đồng thời là Chủ tịch HĐND xã thì có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND xã hay không?
Mức phụ cấp chức vụ của Phó Bí thư Đảng ủy xã là bao nhiêu?
Mức phụ cấp chức vụ của Phó Bí thư Đảng ủy xã được xác định dựa trên hệ số phụ cấp và mức lương cơ sở. Cụ thể:
(1) Về hệ số phụ cấp
Hệ số phụ cấp của Phó Bí thư Đảng ủy xã được xác định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo so với mức lương cơ sở như sau:
...
2. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 0,25.
Như vậy, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Bí thư Đảng ủy là 0.25.
(2) Về mức lương cơ sở
Từ 01/7/2023, mức lương cơ sở chính thức được tăng lên 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
...
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Bí thư Đảng ủy xã được tính như sau:
Phụ cấp = 0.25 x 1.800.000 = 450.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Phó Bí thư Đảng ủy xã là 450 nghìn đồng/tháng.
Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định mới tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP?
Tiêu chuẩn đối với Phó Bí thư Đảng ủy xã được xác định theo quy định tại Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP và Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chung | Thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. |
Tiêu chuẩn đối với chức vụ | - Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng). Trong một trường hợp đặc biệt, độ tuổi nêu trên có thể thay đổi dự theo theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ; - Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp THPT; - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; - Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; - Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. |
UBND cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Mẫu báo cáo tình hình cho thuê lại lao động 06 tháng cuối năm dành cho doanh nghiệp là mẫu nào? Thời gian nộp báo cáo?
- Cận bao nhiêu độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 theo Hướng dẫn 4705 của Bộ Quốc phòng?
- Nghiệm thu xe quân sự cải tạo theo Thông tư 70 được thực hiện như thế nào? Hồ sơ nghiệm thu xe quân sự cải tạo bao gồm những tài liệu gì?
- Tại hội nghị hiệp thương giá thì cơ quan hiệp thương giá có trách nhiệm lập biên bản để các bên ký ghi nhận kết quả không?