Trả lương đi họp vào ngày chủ nhật cho cán bộ công đoàn không chuyên trách được quy định như thế nào?
Trả lương đi họp vào ngày chủ nhật cho cán bộ công đoàn không chuyên trách được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 24 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:
"Điều 24. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả.
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp."
Trường hợp cán bộ đi họp vào ngày chủ nhật tức ngày nghỉ thì người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ít nhất bằng 200% theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019.
Cán bộ công đoàn (Hình từ Internet)
Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 3226/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định như sau:
"Điều 3. Phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở
1. Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở
a) Chủ tịch công đoàn cơ sở;
b) Phó chủ tịch công đoàn cơ sở, kế toán công đoàn cơ sở;
c) Ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở; chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, chủ tịch công đoàn cơ sở thành viên (nếu có), trưởng ban nữ công quần chúng (nếu có), thủ quỹ công đoàn cơ sở;
d) Tổ trưởng tổ công đoàn, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, chủ tịch công đoàn bộ phận (nếu có), ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên (nếu có);
đ) Tổ phó tổ công đoàn, thành viên ban nữ công quần chúng; ủy viên ban chấp hành công đoàn bộ phận (nếu có).
2. Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề. Cụ thể như sau:
3. Mức chi phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở hàng tháng = (Hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (Mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước)."
Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định Chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 3226/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định như sau:
"Điều 7. Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở đủ điều kiện được bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhưng không bố trí hoặc không bố trí đủ (khuyết) cán bộ công đoàn chuyên trách thì chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở hoạt động kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo nguyên tắc: Nếu khuyết một cán bộ chuyên trách thì chủ tịch hoặc phó chủ tịch công đoàn cơ sở được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm; trường hợp khuyết nhiều hơn 01 cán bộ công đoàn chuyên trách thì cứ mỗi trường hợp còn khuyết tương ứng với 01 người được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm, nhưng tối đa không quá 03 người hưởng phụ cấp kiêm nhiệm trong một công đoàn cơ sở.
2. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở:
a) Chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 10% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
b) Phó chủ tịch công đoàn cơ sở kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng 7% mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định."
Cán bộ công đoàn chuyên trách là gì? Nguyên tắc quản lý cán bộ công đoàn chuyên trách không hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn?
Cán bộ công đoàn không chuyên trách bị doanh nghiệp sa thải trái pháp luật thì Công đoàn có trách nhiệm gì?
Cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ khi hết hợp đồng có được gia hạn hợp đồng lao động không?
Mẫu bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Cán bộ công đoàn gồm những người nào?
Tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách tại cơ sở được quy định như thế nào?
Cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở có được trợ cấp thôi việc trong trường hợp chuyển công tác và không ký HĐLĐ không?
Chi trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở của doanh nghiệp đi họp được quy định như thế nào?
Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, ký kết hợp đồng với cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở là của ai?
Cán bộ công đoàn được cử đi đào tạo bồi dưỡng có được hỗ trợ tiền không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào và bao nhiêu?
Cán bộ công đoàn không chuyên trách có được sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn không?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trẻ dưới 06 tuổi khi cấp thẻ Căn cước có phải tiến hành thu nhận thông tin nhân dạng và sinh trắc học không?
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?