Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022? Giá dầu thô, khí đốt, một số hàng hóa cơ bản biến động mạnh?

Việc ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022 được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi anh Vũ (TPHCM).

Tình hình phục hồi và kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong 8 tháng đầu năm 2022 là như thế nào?

Tình hình kinh tế - xã hội từ đầu năm 2022 đến nay đã có nhiều biến động phức tạp, không chỉ gây tác động đối với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng và nhà nước cũng như sự chung sức, đồng lòng của nhân dân và doanh nghiệp. Tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam, 8 tháng đầu năm 2022 phục hồi tích cực và đạt nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực.

Căn cứ nội dung tại Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội tại Việt Nam giai đoạn vừa qua đã đạt được một số kết quả sau:

+ Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quận 8 tháng tăng 2,58%. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất, tỷ giá được duy trì hợp lý; nợ công được kiểm soát tốt.

+ Tăng trưởng kinh tế phục hồi nhanh, nhiều ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phát triển mạnh, nhất là công nghiệp và dịch vụ; nông nghiệp phát triển ổn định

+ Thu hút vốn đầu tư, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực.

+ Công tác phòng, chống dịch COVID-19, tiêm vắc-xin, điều trị bệnh nhân được chú trọng. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, cả nước tổ chức nhiều sự kiện trang trọng, ý nghĩa, an toàn, thiết thực.

+ An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

+ Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

+ Các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.

+ Công tác thông tin, truyền thông được chú trọng, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận cao trong xã hội.

+ Moody's nâng xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam từ Ba3 lên Ba2 với triển vọng “ổn định”.

+ S&P nâng xếp hạng lên BB+ với triển vọng “ổn định".

+ Fitch xếp hạng BB với triển vọng “tích cực”

+ Nikkei Asia nâng hạng chỉ số phục hồi COVID-19 của Việt Nam lên thứ 2 thế giới.

+ Các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và nhiều chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022? Giá dầu thô, khí đốt, một số hàng hóa cơ bản biến động mạnh? (Hình từ Internet)

Việc giữ vững sự phát triển ổn định đối với nền kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn cuối năm 2022 có thể gặp phải những thách thức nào?

Bên cạnh việc chỉ ra những kết quả tích cực về sự ổn định, phục hồi và tăng trưởng kinh tế xã hội tại Việt Nam trong những tháng qua tại Việt Nam, Về vấn đề những thách thức tiếp theo mà Việt Nam có thể gặp phải, tại Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 9 năm 2022 cũng đã nêu rõ nội dung này.

Cụ thể trong thời gian sắp tới, tình hình quốc tế được dự báo tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường:

+ Xung đột ở Ukraina còn diễn biến phức tạp;

+ Lạm phát cao khiến các nước có xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa;

+ Giá dầu thô, khí đốt, một số hàng hóa cơ bản biến động mạnh

+ Tăng trưởng kinh tế thế giới suy giảm, thị trường quốc tế bị thu hẹp, tiềm ẩn nguy cơ suy thoái kinh tế và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ổn định tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực và các vấn đề căng thẳng địa chính trị khu vực, toàn cầu;

+ Dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biến đổi khí hậu có thể có diễn biến phức tạp, cực đoan hơn;

Còn tại Việt Nam, những khó khăn nội tại được xác định bao gồm:

+ Áp lực lạm phát, tỷ giá, chi phí sản xuất kinh doanh gia tăng;

+ Nhu cầu các thị trường xuất khẩu truyền thống thu hẹp;

+ Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Như vậy, bên cạnh những kết quả tích cực mà nước ta đã đạt được trong những 8 tháng qua từ đầu năm 2022, thì tương lai trong những tháng cuối năm được dự đoán vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.

Theo đó, để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Được Thủ tướng Chính phủ xác định là mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược và cũng là nhiệm vụ ưu tiên trọng tâm, xuyên suốt trong thời gian tới để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng đặt ra.

Việc ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022 được thực hiện như thế nào?

Trước nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách được đặt ra nhằm giữ ổn định và phát triển nền kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2022, một số quan điểm và định hướng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được nêu rõ tại Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2022 bao gồm:

+ Quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn.

+ Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

+ Bảo đảm an ninh, an toàn về tiền tệ, tín dụng, tài chính, nợ công, lương thực, năng lượng, thông tin; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng cả phía cung và phía cầu; tăng cường quản lý, kiểm soát giá các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất kinh doanh và đời sống, nhất là xăng, dầu; tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách; làm tốt công tác quy hoạch; tăng cường đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng xanh, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thị trường quốc tế, phát triển thương mại điện tử, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả tổng thể của nền kinh tế.

+ Nỗ lực, quyết tâm hành động cao nhất để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình mới, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tranh thủ cơ hội, tận dụng thời cơ để thúc đẩy phát triển KTXH.

+ Theo dõi sát diễn biến tình hình, tăng cường năng lực phân tích, dự báo, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, để cao trách nhiệm người đứng đầu. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

+ Thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh mới; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, khôn ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động từ bên ngoài; qua đó góp phần củng cố nền tảng, tạo điều kiện thuận lợi cho ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững.

Lạm phát
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tỷ lệ lạm phát là gì? Việc xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm thuộc trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định chỉ tiêu lạm phát? Cơ quan nào có trách nhiệm phải xây dựng chỉ tiêu lạm phát?
Pháp luật
Lạm phát là gì? Thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp kiểm soát tốc độ lạm phát tại Việt Nam?
Pháp luật
Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2022? Giá dầu thô, khí đốt, một số hàng hóa cơ bản biến động mạnh?
Pháp luật
Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ cụ thể như thế nào để hạn chế lạm phát? Những cơ quan, tổ chức nào có trách nhiệm trong việc thực hiện các giải pháp hạn chế lạm phát?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lạm phát
1,201 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lạm phát
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào