Những chính sách ảnh hưởng đến người lao động có hiệu lực từ tháng 01/2023 là những chính sách nào?
- Cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở có được tăng phụ cấp ưu đãi nghề không?
- Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ năm 2023 đúng không?
- Chế độ phụ cấp mới với cán bộ công đoàn là gì?
- Giải quyết chế độ hưu trí đối với lao động dôi dư như thế nào?
- Có được giải quyết BHXH một lần xác thực qua chữ ký số không?
Cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở có được tăng phụ cấp ưu đãi nghề không?
Từ ngày 01/01/2021, theo Nghị quyết 69/2022/QH15, thực hiện điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.
Ngoài ra, theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2011/NĐ-CP (Tải về), Bộ Y tế đề xuất theo hướng tăng mức phụ cấp đối với cán bộ y tế như sau:
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
- Mức phụ cấp 100% áp dụng đối với viên chức đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức y tế, thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và Bệnh viện tuyến huyện.
Như vậy, từ ngày 01/01/2023, nhân viên y tế trường học công lập sẽ tăng phụ cấp ưu đãi nghề, mức tăng phụ cấp cụ thể sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết trong thời gian tới.
Tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ năm 2023 đúng không?
Căn cứ theo quy định Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
Từ ngày 01/01/2023, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Theo đó, năm 2023, tuổi nghỉ hưu của người lao động:
- Người lao động nữ là 56 tuổi, áp dụng với người sinh từ tháng 4/1967 đến tháng 11/1967.
- Người lao động nam là 60 tuổi 9 tháng, áp dụng với người tháng 6/1962 đến tháng 2/1963.
Trên đây là quy định độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, tuỳ vào trường hợp đặc biệt khác mà người lao động có thể nghỉ hưu sớm hơn 5 năm hoặc 10 năm.
Những chính sách ảnh hưởng đến người lao động có hiệu lực từ tháng 01/2023 là những chính sách nào? (Hình từ Internet)
Chế độ phụ cấp mới với cán bộ công đoàn là gì?
Từ ngày 01/01/2023, quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp theo Quyết định 5692/QĐ-TLĐ năm 2022 của Đoàn chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có hiệu lực.
Đối tượng chi phụ cấp trách nhiệm gồm: chủ tịch và phó chủ tịch công đoàn cơ sở (CĐCS), CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có); chủ nhiệm ủy ban kiểm tra CĐCS, ủy viên ban chấp hành CĐCS, CĐCS thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có); tổ trưởng, tổ phó công đoàn.
Hệ số phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn cơ sở được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên như sau:
- Đối với chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở:
- Đối với các chức danh cán bộ công đoàn cơ sở khác.
Hệ số phụ cấp này sẽ do ban chấp hành công đoàn cơ sở căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phục cấp trong quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở, theo khung số lượng đoàn viên, đối tượng được chi phụ cấp, xếp thứ tự ưu tiên gắn với trách nhiệm từ cao đến thấp (chủ tịch, phó chủ tịch,...) và đánh giá kết quả hoạt động của đối tượng hưởng phụ cấp.
Công đoàn cơ sở khu vực hành chính, sự nghiệp nhà nước, mức phụ cấp hằng tháng = (hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước).
Mức lương cơ sở 2023 áp dụng như sau:
+ Từ ngày 01/01 – 30/6/2023: 1.490.000 đồng/tháng. (khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
+ Từ ngày 01/7/2023: 1.800.000 đồng/tháng. (Nghị quyết 69/2022/QH15 và Thông tư 78/2022/TT-BTC)
Công đoàn cơ sở doanh nghiệp và công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước, mức phụ cấp hằng tháng = (hệ số phụ cấp trách nhiệm) x (mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước).
Mức lương tối thiểu vùng được thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP:
Trong đó, lương tối thiểu vùng I là 4.680.000 đồng/tháng; vùng II là 4.160.000 đồng/tháng; vùng III là 3.640.000 đồng/tháng và vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng).
Theo mức lương tối thiểu vùng cao nhất là 4.680.000 đồng/tháng thì mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất cho cán bộ công đoàn cơ sở lên tới 4.680.000 đồng/tháng.
Mức phụ cấp trách nhiệm trên áp dụng với chức danh chủ tịch công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp có từ 30.000 đoàn viên trở lên.
Đối với những công đoàn cơ sở doanh nghiệp và ngoài khu vực nhà nước có số lượng đoàn viên thấp hơn thì mức phụ cấp sẽ giảm dần xuống mức thấp nhất là 468.000 đồng/tháng (tương ứng với doanh nghiệp có dưới 50 đoàn viên và địa bàn áp dụng lương tối vùng I).
Thông tư 78/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 09/02/2023.
Giải quyết chế độ hưu trí đối với lao động dôi dư như thế nào?
Từ 15/01/2023, Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ có hiệu lực.
Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21/4/1998 hoặc trước ngày 26/4/2002:
(1) Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 tuổi đến đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:
- Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
- Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
- Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
(2) Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:
+ Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
(3) Người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.
Tổng số tiền Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu bằng tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động của tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu.
(4) Người lao động dôi dư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại (1), (2), (3) thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:
+ Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
+ Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,05 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.
(5) Người lao động dôi dư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại (1), (2), (3) thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:
- Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Hỗ trợ khoản tiền bằng 0,2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.
Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21/4/1998 hoặc từ ngày 26/4/2002 trở về sau
Người lao động dôi dư quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2022/NĐ-CP được hưởng chính sách như sau:
- Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP.
- Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP.
Có được giải quyết BHXH một lần xác thực qua chữ ký số không?
Từ ngày 1/1/2023, BHXH Việt Nam thực hiện thí điểm quy trình giải quyết hưởng BHXH 1 lần xác thực qua chữ ký số được tích hợp trong ứng dụng trên thiết bị di động theo Quyết định 422/QĐ-TTg ban hành kèm theo Quyết định 3612/QĐ-BHXH năm 2022. Đối tượng áp dụng thí điểm là người hưởng BHXH 1 lần đã được cấp sổ BHXH theo quy định.
Người lao động kê khai đầy đủ, chính xác thông tin theo Mẫu số 14A-HSB được cung cấp trên Cổng dịch vụ công, thực hiện ký số vào Mẫu số 14A-HSB, đăng tải các hồ sơ điện tử hoặc dẫn nguồn tài liệu từ Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân và nộp hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công.
Người lao động không phải khai, nộp lại dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ đã có trong cơ sở dữ liệu do cơ quan BHXH đang quản lý hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền số hóa, lưu giữ, kết nối, chia sẻ thông tin với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cán bộ bộ phận hoặc phòng chế độ BHXH sẽ giải quyết trong 5 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?